Nga phản đối leo thang căng thẳng ở Biển Đông, Trung Quốc ‘hụt hẫng’
Sự cương quyết về quan điểm của phía Moscow trong vấn đề Biển Đông lại khiến Bắc Kinh ‘hụt hẫng’.
Tin tức từ Channel News Asia cho hay, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vừa tuyên bố: “Chúng tôi không ủng hộ các hành động đơn phương trên Biển Đông. Các vấn đề về tranh chấp biển phải được giải quyết theo cơ sở luật pháp quốc tế”.
Trong một động thái đáng chú ý, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 5/8 đã gặp gỡ người đồng cấp Nga Sergey Lavrov bên lề Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN ở Kuala Lumpur (Malaysia).
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) gặp người đồng cấp Nga Sergey Lavrov.
Theo Tân Hoa Xã, ông Vương Nghị nói rằng: “Trung Quốc sẵn sàng tăng cường hợp tác chiến lược với Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương để thúc đẩy an ninh chung, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định và phát triển”.
Bắc Kinh cũng hoan nghênh sự hỗ trợ của Nga trong các vấn đề an ninh, lĩnh vực mà hai nước cùng có tầm nhìn chung. Từ ngày 20-28/8, Trung Quốc và Nga sẽ tiến hành diễn tập quân sự mang tên “Hợp tác Hàng hải 2015″ tại vùng vịnh Peter Đại Đế và biển Nhật Bản.
Đây là bước đi mới nhất cho thấy Trung Quốc đang tìm cách tận dụng sự hiện diện quân sự của Nga trong khu vực để xây dựng lợi ích quốc phòng và an ninh theo ý đồ riêng ở Thái Bình Dương.
Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh ưu tiên giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông dựa trên cơ sở Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa Trung Quốc và ASEAN: “Theo các văn kiện này, các quốc gia trực tiếp tham gia vào bất kỳ tranh chấp nào cần tìm ra giải pháp mà tất cả các bên cùng chấp nhận, không cần bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài”.
Video đang HOT
Sự cương quyết về quan điểm của phía Moscow trong vấn đề Biển Đông đã khiến Bắc Kinh “hụt hẫng”.
Lâu nay, Nga vốn “im lặng” trong vấn đề Biển Đông. Điều này được nhà nghiên cứu chính trị thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Nga, Alexander Larin lý giải là do ảnh hưởng của Nga tại khu vực châu Á Thái Bình Dương hiện nay chưa lớn. Nga có mối quan hệ khá tốt đẹp với cả Việt Nam lẫn Trung Quốc.
Với Trung Quốc, Bắc Kinh đã hứa hỗ trợ Nga đưa thực phẩm của Nga vào thị trường các nước Đông Nam Á. Và, hiện nay, các nhà lãnh đạo ngoại giao Nga-Trung đang xúc tiến vấn đề này. Do đó, trong mọi trường hợp Nga không muốn bị lôi kéo vào bất cứ bên nào.
Còn với Việt Nam, Nga có quan hệ bền vững trong lĩnh vực chính trị, kỹ thuật – quân sự và kinh tế. Hiện nay, công ty chi nhánh Gazprom đang hợp tác khai thác dầu tại thềm lục địa Việt Nam.
Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48 tại Malaysia, hầu hết các quốc gia tham dự đã lên tiếng đồng nhất về quan điểm trong vấn đề Biển Đông. Và cuối cùng, Ngoại trưởng Nga cũng đã lên tiếng khẳng định quan điểm nhất quán của Moscow không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông. Đồng thời, “các vấn đề về tranh chấp biển phải được giải quyết theo cơ sở luật pháp quốc tế”. Điều này được cho là xoá tan những hy vọng của Trung Quốc về sự ủng hộ của Moscow đối với quan điểm của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
ASEAN nên chỉ đích danh Trung Quốc
Tuyên bố chung của hội nghị ASEAN đã đạt được đồng thuận có mức độ.
Các nước thành viên ASEAN cần hợp tác để tương trợ lẫn nhau nhằm tổ chức ASEAN có thể hành động như một khối thống nhất.
Ngày 8-8, Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Najib Razak tuyên bố như trên tại lễ kỷ niệm 48 năm ngày thành lập ASEAN (8-8-1967 - 8-8-2015) ở Kuala Lumpur. Hãng tin Bernama (Malaysia) đưa tin Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh cùng dự lễ.
Với tư cách nước chủ tịch ASEAN, Thủ tướng Najib Razak ghi nhận cộng đồng ASEAN sẽ trở thành thị trường lớn thứ tư thế giới vào năm 2030 chỉ sau EU, Mỹ và Trung Quốc. Do đó ông nhấn mạnh: "Chúng ta càng củng cố cộng đồng ASEAN, chúng ta sẽ càng thắng lợi".
Nhìn lại hội nghị bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các hội nghị liên quan ở Malaysia, báo South China Morning Post (Hong Kong) ngày 9-8 ghi nhận hội nghị ASEAN đã đạt được tiến bộ khi tuyên bố chung nêu lên nhận định: Hoạt động cải tạo đất trong vùng biển tranh chấp ở biển Đông đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Dù vậy, tuyên bố chung không nhắc gì đến lời kêu gọi của Philippines và Mỹ dừng cải tạo, xây dựng và quân sự hóa đối với các đảo nhân tạo.
Tàu bệnh viện USNS Mercy của hải quân Mỹ tại cảng Subic. Ảnh: BỘ TƯ LỆNH THÁI BÌNH DƯƠNG
Chuyên gia Tạ Diễm Mai thuộc tổ chức phi chính phủ Nhóm Khủng hoảng quốc tế ghi nhận hội nghị ASEAN đã nỗ lực đạt được đồng thuận để ra tuyên bố chung nhằm tránh vết xe đổ năm 2012 (hội nghị ở Campuchia năm 2012 không ra được tuyên bố chung).
Bà nhận định: "Không có nước chủ tịch ASEAN nào muốn trở thành một Campuchia lần nữa". Dù vậy, bà nhận xét: "Tuyên bố chung chỉ trích hành động của Trung Quốc nhưng không nêu đích danh Trung Quốc".
Báo The Philippines Star (Philippines) ngày 9-8 đăng bài viết ghi nhận tuyên bố chung của hội nghị ASEAN có đoạn khẳng định hội nghị cực kỳ quan tâm đến diễn biến về biển Đông, hoạt động cải tạo đất ở biển Đông đã làm xói mòn niềm tin, gia tăng căng thẳng, có thể gây phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định ở biển Đông.
Tuy nhiên, tuyên bố chung có ba điểm cần chú ý:
Tuyên bố chung không nêu đích danh Trung Quốc là quốc gia đã tiến hành hoạt động cải tạo đất gây căng thẳng ở biển Đông. Việc này giống như lên án tội ác nhưng không nêu tên thủ phạm.
Tuyên bố chung khẳng định hòa bình, an ninh và ổn định ở biển Đông bị phương hại nhưng không lên án hoạt động gây phương hại, cho dù hoạt động này có thể dẫn đến xung đột hay chiến tranh trong khu vực.
Tuyên bố chung ghi nhận một số bộ trưởng ngoại giao đã bày tỏ quan tâm đến hoạt động cải tạo đất trên biển Đông của Trung Quốc, như vậy một số bộ trưởng còn lại đã không quan tâm.
Báo The Philippines Star lưu ý Mỹ và Nhật đã lên án mạnh mẽ hoạt động xây đảo của Trung Quốc ở biển Đông nhưng Trung Quốc chỉ lên án Philippines câu kết với Nhật mà không bình luận gì đến Mỹ.
Điều này cho thấy Trung Quốc đang lo ngại liên minh chiến lược Philippines-Nhật hơn ASEAN và rõ ràng hiện thời Trung Quốc chưa sẵn sàng đối đầu với Mỹ.
Báo nhận định Trung Quốc đã chấp nhận đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông nhưng chắc chắn Trung Quốc sẽ đề nghị đóng khung phạm vi đàm phán trong ASEAN để loại trừ các nước khác như Mỹ và Nhật.
Tàu hộ tống USNS Millinocket và tàu bệnh viện USNS Mercy của hải quân Mỹ đã ghé đảo Luzon trong hai ngày 8 và 9-8. Tàu USNS Mercy dài 272 m có 1.000 giường. Trước đó, tàu USNS Millinocket đã đi qua quần đảo Solomon và thả neo ngoài khơi Poro Point (tỉnh La Union của Philippines) đối diện biển Đông. Chỉ huy lực lượng đặc nhiệm James Meyer cho biết: "Chúng tôi không nhìn thấy tàu Trung Quốc". Các nhà phân tích cho rằng sự hiện diện của tàu USNS Millinocket ở biển Đông nhằm kiểm tra tính xác thực trong tuyên bố của Trung Quốc tại hội nghị ASEAN ở Malaysia vừa qua rằng Trung Quốc đã dừng cải tạo đất.
11,5% ngân sách quốc phòng của Philippines sẽ được tăng thêm vào năm tới nhằm củng cố năng lực hải quân theo thông báo ngày 9-8 của Bộ Quản lý ngân sách Philippines.
Theo NTD
Nga lên tiếng về việc Trung Quốc leo thang căng thẳng trên biển Đông Trước động thái của Trung Quốc gây leo thang căng thẳng trên Biển Đông, Nga đã phải lên tiếng về quan điểm của mình, không để Bắc Kinh ảo tưởng mãi. Channel News Asia dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov : "Chúng tôi không ủng hộ các hành động đơn phương trên Biển Đông. Các vấn đề về tranh chấp biển phải...