Nga phản đối lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào dự án Dòng chảy phương Bắc 2
Ngày 24/12, Điện Kremlin tuyên bố các lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) có thể cản trở việc hoàn thành đường ống dẫn khí đốt của Nga tới Đức.
Tàu Akademik Cherskiy của Nga tham gia lắp đặt đường ống dẫn khí đốt của dự án “Dòng chảy phương Bắc 2″ neo tại cảng Mukran, gần Sassnitz, Đông Bắc Đức ngày 7/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, Moskva và các quốc gia châu Âu có lợi ích trong việc thúc đẩy xây dựng đường ống này.
Tuyên bố trên được Điện Kremlin đưa ra một ngày sau khi các quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington đang kêu gọi các đồng minh châu Âu và các công ty tư nhân ngừng hỗ trợ xây dựng đường ống này. Washington cũng đang lên kế hoạch thông qua một gói trừng phạt mới đối với dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 này “trong tương lai rất gần”.
Video đang HOT
Theo đó, hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao của Chính phủ Mỹ cho biết các biện pháp trừng phạt mới của Washington nhằm vào dự án Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ là “đòn chí mạng” sau hàng loạt biện pháp hạn chế ban hành trước đó.
Sau gần một năm trì hoãn do ngại lệnh trừng phạt của Mỹ, ngày 11/12 vừa qua, Nga đã nối lại việc lắp đặt những km cuối cùng trong hệ thống đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 đưa khí đốt từ Nga tới Đức qua biển Baltic. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ tự hoàn thành dự án mà không phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài. Trong tương lai, 55 tỷ m3 khí đốt tự nhiên sẽ được vận chuyển mỗi năm từ Nga tới Đức qua hai đường ống của dự án Dòng chảy phương Bắc 2, mỗi đường ống dài khoảng 1.200 km. Hệ thống đường ống trị giá khoảng 9,5 tỷ euro cho đến nay đã hoàn tất khoảng 94% khối lượng công việc.
Được các nước Đông Âu như Ba Lan và các nước Baltic ủng hộ, Chính phủ Mỹ muốn ngăn chặn việc hoàn thiện dự án và đe dọa trừng phạt các công ty và cá nhân tham gia dự án, trong đó có phong tỏa tài khoản ở Mỹ và cấm nhập cảnh Mỹ. Washington lo ngại rằng các đối tác châu Âu bị phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga. Trong khi đó, Mỹ đang thúc đẩy việc đưa khí đốt tự nhiên hóa lỏng tới châu Âu như một giải pháp thay thế cho khí đốt của Nga. Về phần mình, Nga phản bác rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ là “sự cạnh tranh không công bằng” nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng của nước này, đồng thời khẳng định sẽ hoàn thành dự án.
Mỹ tăng cường các biện pháp an ninh mạng
Chính phủ Mỹ đã ban hành một chỉ thị khẩn cấp yêu cầu các cơ quan liên bang siết chặt các biện pháp đảm bảo an ninh mạng.
Tòa nhà Bộ Tài chính Mỹ ở Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Chỉ thị được đưa ra sau khi xảy ra một vụ tấn công mạng quy mô lớn trong khi nhiều hãng truyền thông tại quốc gia này đưa tin ít nhất hai cơ quan chính phủ, trong đó có Bộ Tài chính Mỹ, đã bị tin tặc "hỏi thăm".
Trong thông báo đưa ra ngày 13/12, Cơ quan An ninh mạng và cơ sở hạ tầng (CISA) của Mỹ cho biết đã yêu cầu các cơ quan liên bang lập tức ngừng sử dụng các sản phẩm của công ty công nghệ thông tin SolarWinds sau khi các hãng truyền thông đưa tin một nhóm tin tặc đã lợi dụng lần cập nhật chương trình gần đây để đánh cắp quyền truy cập vào các kênh liên lạc nội bộ. Quyền giám đốc CISA Brandon Wales cho rằng các sản phẩm Mạng Quản lý Orion của SolarWinds bị đột nhập gây nguy cơ "không thể chấp nhận" với an ninh mạng liên bang. Chỉ thị mới nhằm giảm thiểu nguy cơ các mạng dân sự liên bang khác bị đột nhập. CISA kêu gọi tất cả các đối tác, cả ở các lĩnh vực công và tư nhân, đánh giá nguy cơ từ sự cố này và tăng cường bảo vệ các mạng nội bộ.
Sáng 13/12, Chính phủ Mỹ xác nhận xảy ra sự cố tấn công mạng nhằm vào hệ thống máy tính của CISA. Một người phát ngôn của CISA cho biết cơ quan này đang phối hợp chặt chẽ với các đối tác để điều tra và khắc phục sự cố với mạng an ninh chính phủ
Cuối tuần qua, công ty SolarWinds cũng thừa nhận bị tin tặc tấn công sau khi cập nhật một số phần mềm từ giữa tháng 3 và tháng 6. Vụ tấn công có thể bắt nguồn từ nước ngoài, với mục tiêu cụ thể, chứ không phải một vụ tấn công trên diện rộng mang tính hệ thống. SolarWinds cũng nghi ngờ đây là một phần của chiến dịch tấn công quy mô lớn hơn, từng nhằm vào công ty an ninh mạng FireEye.
Trước đó, FireEye xác nhận xảy ra sự cố an ninh mạng, trong đó các "nạn nhân" là cơ quan chính phủ, các công ty tư vấn, công nghệ, viễn thông ở Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á và Trung Đông. Microsoft cũng đã cảnh báo người dùng về một chiến dịch tấn công mạng tinh vi nhằm vào các mục tiêu "cấp cao" trong chính phủ, an ninh mạng.
Truyền thông Mỹ đưa tin Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đang điều tra một nhóm làm việc cho SVR, được cho là cơ quan tình báo nước ngoài của Nga, và các vụ xâm nhập mạng đã xảy ra nhiều tháng qua. Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Ullyot cho biết chính phủ nước này đã tiếp nhận những thông tin trên và đang thực hiện các biện pháp cần thiết để đánh giá và khắc phục mọi vấn đề liên quan.
Chiều 13/12, Đại sứ quán Nga tại Mỹ đã ra tuyên bố phản đối những thông tin truyền thông "bịa đặt" rằng Kremlin liên quan tới các vụ tấn công mạng. Trong một thông báo đăng trên tài khoản Facebook chính thức, Đại sứ quán Nga khẳng định mọi hoạt động thao túng không gian mạng đi ngược với các nguyên tắc của chính sách ngoại giao Nga, lợi ích quốc gia và quan điểm về quan hệ với nước ngoài của Moskva.
Nga bác bỏ nhận định của ứng cử viên Tổng thống Joe Biden về Nga Ngày 26/10, người phát ngôn điện Kremlin, Nga - Dmitry Peskov đã lên tiếng bác bỏ nhận định của ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden về Nga. Theo người phát ngôn Dmitry Peskov, việc ông Joe Biden nói rằng, Nga là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh của nước Mỹ là hoàn toàn sai lầm. Ứng viên đảng...