Nga phải trang bị thêm vũ khí hiện đại, Mỹ gấp rút tăng cường lực lượng
Phó Thủ tướng phụ trách quốc phòng Nga Dmitry Rogozin cho biết, “mối đe dọa công khai” của Mỹ và NATO cho thấy sự cần thiết phải trang bị cho quân đội Nga các hệ thống vũ khí hiện đại.
Ông Dmitry Rogozin cho biết trên trang Facebook cá nhân hôm 8-3 rằng: “Sau những lời đe dọa công khai của Mỹ và NATO sẽ không ai nghi ngờ về sự cần thiết phải tái trang bị cho quân đội và hạm đội và phục hồi ngành công nghiệp quốc phòng và khoa học quân sự của chúng tôi.”
Nga và phương Tây lại tiếp tục rơi vào bế tắc chính trị sau biến cố gần đây tại Kiev và về số phận của Crimea, một nước cộng hòa tự trị của Ukraine – nguyên là lãnh thổ cũ của Nga – với đa số dân là người gốc Nga.
Chính quyền Crimea đã từ chối công nhận tính hợp pháp của chính quyền trung ương mới tại Kiev được thành lập hồi tháng 2 sau khi lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych, và hôm 6-3 cơ quân lập pháp nước cộng hòa tự trị này đã thông qua quyết định tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Nga.
Đoàn xe tăng – thiết giáp Nga hành quân
Trước đó, Ukraine đã kêu gọi NATO hỗ trợ và yêu cầu liên minh quân sự này sử dụng mọi biện pháp có thể, để đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ của nước này và bảo vệ nhân dân của mình, sau khi Nga bị cáo buộc là đã triển khai quân tới Ukraine.
Video đang HOT
Sau những diễn biến trên, phương Tây đã chỉ trích Nga với những cáo buộc xâm lược và đe dọa trừng phạt trong khi cắt đứt mọi trao đổi quân sự với Nga, đồng thời tăng cường hợp tác quân sự trong NATO.
Hôm 5-3, Lầu Năm Góc đã công bố kế hoạch tăng cường huấn luyện phi công chiến đấu tại Ba Lan với việc triển khai 12 chiếc máy bay chiến đấu tới nước này vào tuần tới. Cùng ngày, Không quân Mỹ cũng đã triển khai 6 chiếc máy bay chiến đấu F-15C tới Litva để tăng cường cho sứ mệnh tuần tra của NATO trên bầu trời Estonia, Latvia và Litva.
Trong khi đó, chiếc tàu khu trục lớp Arleigh Burke, USS Truxtun, đang trên đường tới biển Đen để tham gia các cuộc diễn tập đã được lên kế hoạch trước đó với Romania và Bulgaria.
Phó Thủ tướng phụ trách quốc phòng Nga Dmitry Rogozin
Trong một diễn biến khác, người phát ngôn lực lượng biên phòng Ukraine Oleh Slobodyan cho biết, sáng sớm hôm 9-3, một nhóm “tự vệ Crimea” đã giành quyền kiểm soát một đồn biên phòng ở khu vực Crimea khiến cho khoảng 30 binh sỹ Ukraine vẫn bị mắc kẹt trong đồn này.
Theo phát ngôn viên Oleh Slobodyan, căn cứ Chernomorskoye tại phía Tây bán đảo Crimea đã bị lực lượng tự vệ Crimea chiếm giữ vào lúc 6 giờ sáng (giờ địa phương), nhưng không xảy ra đụng độ giữa hai bên.
Ông Slobodyan còn cho biết thêm rằng, hiện các lực lượng “tự vệ Crimea” đã kiểm soát 11 đồn biên phòng ở bán đảo Crimea.
Theo ANTD
Quốc hội Crimea bỏ phiếu nhất trí sáp nhập vào Nga
Căng thẳng trên bán đảo Crimea được cho là sẽ gia tăng sau khi Quốc hội Crimea bỏ phiếu nhất trí trở thành một phần lãnh thổ của Liên bang Nga. Trong khi đó, các nhà ngoại giao Nga và phương Tây vẫn đang nỗ lực tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho vấn đề Ukraine.
An ninh tại Crimea hiện do các quân nhân không đeo phù hiệu đảm nhiệm
Tổ chức sớm trưng cầu dân ý
Với 78 phiếu thuận, 8 phiếu trắng và không có phiếu chống, Quốc hội nước cộng hòa tự trị Crimea ngày 6-3 đã bỏ phiếu nhất trí tách khỏi lãnh thổ Ukraine và sáp nhập vào Liên bang Nga, đồng thời lên kế hoạch tổ chức trưng cầu dân ý về quy chế tự trị của bán đảo vào ngày 16-3, thay vì ngày 30-3 như thông báo trước đó. Phó Thủ tướng Crimea, Rustam Temirgaliev cho biết, trong cuộc trưng cầu dân ý này, người dân Crimea sẽ quyết định về việc Crimea vẫn thuộc Ukraine hay trở thành một phần lãnh thổ của Nga. Theo nghị sĩ Crimea, Sergey Shuvainikov, người dân Sevastopol cũng sẽ tham gia bỏ phiếu mặc dù thành phố này được hưởng quy chế đặc biệt và không thuộc Crimea.
Sau khi quyết định sáp nhập vào Nga được công bố, hàng nghìn người dân đứng bên ngoài tòa nhà Quốc hội Crimea đã reo hò chào đón thông tin trên. Khu tự trị này hiện có 60% người sắc tộc Nga sinh sống, và từng là một phần lãnh thổ của Nga cho đến khi được sáp nhập vào Ukraine năm 1954 theo quyết định của nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev. Trong khi đó, hãng tin Ria Novosti cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp hội đồng an ninh liên bang để thảo luận về quyết định sáp nhập vào Nga của Quốc hội Crimea.
Trước đó, trong cuộc họp báo hôm 5-3, ông Putin nói rằng Nga không xem xét sáp nhập Crimea, nhưng người dân bán đảo này có thể tự quyết định tương lai của họ. Chủ tịch Quốc hội Crimea, Volodymyr Konstantynov hôm 5-3 cũng cho biết, bán đảo này sẽ thiết lập các cơ quan thực thi pháp luật và an ninh riêng. Trong khi đó, Chính phủ lâm thời Ukraine tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý trên là bất hợp pháp. Một tòa án ở Kiev cũng đã phát lệnh bắt giữ Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội Crimea giữa lúc căng thẳng gia tăng tại bán đảo bên bờ Biển Đen này.
EU nhóm họp khẩn cấp
Ngày 6-3, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã nhóm họp khẩn cấp tại Brussels (Bỉ) để thảo luận về các biện pháp trừng phạt về kinh tế và ngoại giao chống lại Nga. Chính quyền Mỹ cho biết, nước này sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga trong đó có cấm cấp thị thực hay đóng băng tài sản của các quan chức Nga và các cá nhân bị cáo buộc "đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine". Giữa lúc căng thẳng tại Crimea chưa có dấu hiệu dịu bớt, tờ Hurriyet Daily News dẫn các nguồn tin từ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, chính quyền nước này đã "bật đèn xanh" cho tàu chiến hải quân Mỹ qua eo biển Bosphorus để tiến vào Biển Đen. Tuy nhiên, tờ báo này không nói rõ tên của tàu chiến này.
Trong khi đó, Tổng thư ký NATO, ông Anders Fogh Rasmussen cảnh báo, tổ chức này sẽ xem xét lại toàn bộ mối quan hệ hợp tác với Nga, đồng thời tạm ngừng các cuộc tiếp xúc với nước này nhằm gửi đi thông điệp rõ ràng rằng Nga sẽ phải chịu hậu quả cho hành động tại Crimea. Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã chỉ trích hành động của NATO và Tổ chức Hợp tác an ninh và kinh tế châu Âu (OSCE) vì không giúp tạo ra môi trường đối thoại và hợp tác xây dựng để tìm giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Hôm 5-3, ông Lavrov cũng có cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Paris (Pháp) nhưng các bên không đạt được kết quả nào, mà chỉ nhất trí giải quyết vấn đề Ukraine thông qua đối thoại.
Theo ANTD
Bán đảo trù phú thành điểm nóng Cộng hòa tự trị Crimea, nằm trên bán đảo Crimea có phong cảnh đẹp như tranh với nhiều khu nghỉ dưỡng nổi tiếng, nằm giữa Biển Đen và biển Azov, ngăn cách với Nga bằng eo biển hẹp Kerch. - Cuối thế kỷ 18, sau nhiều cuộc chiến đẫm máu với Đế chế Ottoman, Crimea thuộc về lãnh thổ của Nga. Đến năm...