Nga phá hỏng chiến lược “xoay trục” sang Châu Á của Mỹ?
Cuộc khủng hoảng Ukraine đã tạo ra sự đối đầu nghiêm trọng nhất giữa Mỹ và Nga thời “hậu Chiến tranh lạnh”.
Quốc hội Crimea đã quyết định tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập bán đảo này vào Liên bang Nga. Điều đó có thể gây ra hiệu ứng domino ở các khu vực khác của Ukraine. Nga đã tổ chức một cuộc tập trận lớn và phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa, trong khi Mỹ đã điều một đội tàu chiến tới Biển Đen và đẩy mạnh việc triển khai quân sự ở Lithuania.
Đối đầu Mỹ-Nga đe dọa phá hỏng chiến lược “xoay trục” sang Châu Á của Washington.
Mỹ và Châu Âu đổ lỗi cho Nga xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Washington đã đình chỉ các cuộc đàm phán thương mại và trao đổi quân sự với Nga và không gửi đội tuyển tham dự Paralympic ở Sochi. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra lệnh phong tỏa tài sản của các quan chức, các tổ chức và các cá nhân Nga ở Mỹ cũng như hạn chế nhập cảnh của công dân Nga. Liên minh Châu Âu xem ra mềm mỏng hơn, khi Đức và Pháp không muốn đối đầu trực tiếp với Nga và phản đối việc khai trừ Nga khỏi Nhóm G-8.
Các biện pháp trừng phạt thương mại và răn đe quân sự có thể không đạt được hiệu quả mong muốn của Washington và sẽ chỉ nhấn mạnh sự bất lực về ngoại giao của Tổng thống Obama.
Hạ nghị sĩ Cộng hòa Ileana Ros-Lehtinen, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, nói ngay từ đầu Tổng thống Mỹ đã thiếu quyết tâm ngăn chặn Nga, trong khi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates tỏ ý nghi ngờ khả năng xử lý khủng hoảng của ông Obama. Ông này lưu ý rằng Washington không học được gì từ những bài học của cuộc xung đột quân sự Nga-Gruzia năm 2008. Khi Mỹ cần sự hợp tác của Nga trong việc giải quyết các vấn đề Afghanistan, Syria và Iran , xử lý sai cuộc khủng hoảng Ukraine có thể dẫn đến sự cô lập của Mỹ trên trường quốc tế.
Mặc dù khó có thể xảy ra một cuộc xung đột quân sự giữa Mỹ và Nga về Ukraine, nhưng đối đầu kéo dài có thể khiến cho cả hai bên bị kiệt quệ. Trung Quốc cũng đã nhập cuộc liên quan đến vấn đề Ukraine, với Chủ tịch Tập Cận Bình hy vọng sẽ có một giải pháp chính trị cuối cùng, trong khi ngầm gán tình hình hỗn độn hiện nay là do phe đối lập được phương Tây hậu thuẫn vi phạm một thỏa thuận hồi tháng 2/2014 đã ký với Tổng thống Viktor Yanukovich.
Video đang HOT
Cuộc đối đầu Nga-Mỹ về Ukraine chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự triển khai chiến lược của Washington trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Bị hạn chế bởi ngân sách quân sự bị cắt giảm, Mỹ không có khả năng thực hiện chiến lược tái cân bằng (xoay trục) ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nếu đẩy mạnh việc triển khai quân đội ở Đông Âu.
Trong một bài báo gần đây, học giả Mỹ John Mear-Shiemer chỉ ra rằng với việc Trung Quốc ngày càng thách thức sự thống trị với Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, thời gian xem ra không ủng hộ cả Đài Loan lẫn Mỹ.
Nếu bị sa lầy vào cuộc khủng hoảng Ukraine, Mỹ khó có thể can thiệp vào cuộc chiến giữa Trung Quốc và Đài Loan.
Theo Đời sống pháp luật
Sự im lặng kỳ lạ trong cuộc đối đầu tại Crưm
Giữa lúc tình hình ở Ukraina còn nhiều hỗn loạn, một sự đối đầu kỳ lạ diễn ra ngay tại một căn cứ quân sự của đất nước này trên bán đảo Crưm.
Một nhóm hàng trăm người đàn ông mặc bộ đồng phục màu xanh thẫm, nhưng không có phù hiệu, vây quanh căn cứ Perevalnoye của Ukraina gần thủ phủ Simferopol của Crưm vào ngày hôm qua. Những người này nói tiếng Nga và đi xe quân sự mang biển số Nga.
Lực lượng vũ trang không đeo phù hiệu, được cho là binh sĩ Nga, đã phong tỏa căn cứ quân sự Ukraina tại Crưm, không cho họ ra hoặc vào căn cứ. Mọi động thái diễn ra trong hòa bình.Ảnh: AP
Nhưng trái ngược với cảnh tượng căng thẳng mà mọi người hình dung khi hai lực lượng đối đầu sẽ chĩa súng vào nhau, những người đàn ông này đều đi lại rất bình tĩnh gần khu vực có 15 binh sĩ Ukraina đứng gác tại căn cứ quân sự.
Những người đàn ông trong bộ quân phục xanh thẫm không trả lời khi được hỏi danh tính. Các binh sĩ Ukraina cũng hành động tương tự.
Họ vẫn giữ thái độ như vậy trong khi đám đông dân thường nói về tình hình rối ren đang xảy ra tại Ukraina vài tháng gần đây.
Binh sĩ Ukraina và binh sĩ được cho là của Nga đứng gần nhau, nhưng không chĩa súng vào nhau.
Các tướng lĩnh Nga đã đưa binh sĩ tới ba căn cứ trong khu vực Crưm và yêu cầu các lực lượng Ukraina đầu hàng và giao nộp vũ khí. Người phát ngôn của Trung tâm thông tin Crưm thuộc Bộ Quốc phòng Ukraina cho biết quân đội Nga đã phong tỏa các lối vào căn cứ quân sự Ukraina tại Crưm.
Nhưng ông này nói thêm, &'giữa các lực lượng Nga và Ukraina không hề có đối đầu tại Crưm'. Đồng thời, quân đội Ukraina vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ bảo vệ và phục vụ Ukraina.
Cũng tại căn cứ quân sự Ukraina, những người biểu tình thân Nga hô vang khẩu hiệu ngoài phố. Còn những người biểu tình ủng hộ chính quyền Ukraina cũng đi tuần hành song song. Một nhóm phụ nữ hát vang thể hiện sự ủng hộ Ukraina. Những người muốn Nga can thiệp vào Ukraina lại mang theo cờ Nga. Họ hô vang "Crưm là một phần của Nga". Đôi bên có sự va chạm nhưng vẫn duy trì hòa bình.
Nhóm vũ trang đi tuần tra, phía trước là một người dân thường ở Crưm mang theo cờ Nga.
Các quan điểm về phương án tốt nhất cho khu tự trị Crưm vẫn đang rất mâu thuẫn.
Tại Kiev, hàng ngàn người tuần hành tại Quảng trường Độc lập. Họ trưng các biểu ngữ: "Crưm, chúng tôi luôn bên bạn" và "Putin, hãy buông tha cho Ukraina".
Nhưng tại căn cứ quân sự khác của Ukraina gần Simferopol - thủ phủ Crưm, một người đàn ông 66 tuổi tên là Nikolai Petukhov đã mang theo lá cờ Nga, đi tới lối vào căn cứ. Ông nói rằng ông muốn Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể giúp tạo điều kiện bầu cử dân chủ ở Ukraina.
Khi được hỏi liệu ông có cho rằng Crưm nên trở về Nga hay không, ông Petukhov nói rằng: "Nếu như anh nghĩ một cách logic thì Crưm nên là một phần của nước Nga".
Một người phụ nữ Ukraina là Kseniya lại nghi ngại rằng khó có thể duy trì hòa bình được lâu. Nhìn những người mặc quân phục lạ mặt, Kseniya nói rằng họ &'nói rằng họ ở đây để bảo vệ chúng tôi, nhưng họ sẽ bảo vệ chúng tôi khỏi ai cơ chứ?'.
Vẫy cờ Nga trên tay, ông Petukhov lại kiên quyết khẳng định rằng Crưm là của Nga, và phải trở về với nước Nga với sự giúp đỡ của Tổng thống Putin.
Lê Thu (theo CNN)
Theo_VietNamNet
Bạo lực, biểu tình phá hỏng bỏ phiếu sớm ở Thái Một lãnh đạo biểu tình bị bắn chết, các điểm bỏ phiếu ở Bangkok bị phe chống chính phủ bao vây khiến cuộc bỏ phiếu sớm của tổng tuyển cử diễn ra vào 2/2 tới bị phá hỏng. Người biểu tình kéo tới hàng loạt điểm bỏ phiếu ở thủ đô và các tỉnh phía nam, ngăn không cho quan chức bầu cử...