Nga ồ ạt kéo tên lửa S-300 tới sát biên giới Ukraine
Quân đội Nga kéo giàn tên lửa S-300 xuống miền nam để diễn tập chống “tập kích tên lửa quy mô lớn”.
Ngày 31/7, quân đội Nga tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn kéo dài 3 ngày với sự tham gia của cả tên lửa phòng không hiện đại S-300 tại khu vực biên giới với Ukraine trong bối cảnh Kiev đang đòi Moscow giải thích về mục đích của cuộc tập trận này.
Trong cuộc tập trận này, quân đội Nga huy động nhiều hệ thống tên lửa S-300, tiêm kích tấn công Su-24 và chiến đấu cơ siêu thanh Mig-31 đến khu vực Astrakhan để huấn luyện tình huống đẩy lùi “cuộc tấn công lớn bằng tên lửa” của đối phương.
Một hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga
Một người phát ngôn quân đội Nga cho biết, cuộc diễn tập này đã được lên kế hoạch từ trước và không liên quan gì tới những căng thẳng hiện nay giữa Nga và Ukraine kể từ sau khi chiếc máy bay MH17 bị bắn rơi ở Donetsk khiến 298 người thiệt mạng.
Video đang HOT
Trong tháng Tám này, hải quân và lực lượng phòng vệ vũ trụ của Nga cũng sẽ tổ chức các cuộc diễn tập khác với sự tham gia của tên lửa S-300 và tên lửa thế hệ tiếp theo S-400 phối hợp với hệ thống phòng không Pantsir-01.
Người phát ngôn lực lượng phòng không và vũ trụ Nga Dmitry Zenin cho biết, các binh sĩ phụ trách phòng không trên vùng trời thủ đô Moscow sẽ tham gia vào cuộc diễn tập này.
Cuộc diễn tập diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và Ukraine đang xuống đến mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh, và trong vài tháng qua Nga cũng đã tổ chức một loạt cuộc tập trận quy mô lớn dọc biên giới với Ukraine.
Một vụ phóng tên lửa phòng không S-300
Chính phủ Ukraine cho hay, họ đặc biệt quan ngại với việc Nga kéo hàng loạt tên lửa phòng không tối tân tới sát biên giới với Ukraine và thực hiện các bài bắn tên lửa cũng như hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng tiến công.
Kiev cáo buộc rằng Nga vẫn liên tục tuồn các loại vũ khí, trong đó có các hệ thống phòng không hiện đại, cho lực lượng ly khai Ukraine đang cố thủ ở miền đông.
Kiev và phương Tây cáo buộc rằng chính Nga đã cung cấp hệ thống tên lửa phòng không Buk cho phe ly khai ở miền đông, và chính lực lượng ly khai đã phóng tên lửa bắn hạ máy bay MH17 của Malaysia Airlines. Nga một mực bác bỏ cáo buộc này và cho rằng chính Kiev mới phải chịu trách nhiệm cho thảm kịch trên.
Theo Khampha
Cáo buộc chấn động của Ukraine về hiện trường MH17
Hôm 30/7, các quan chức Ukraine đã gây sốc khi cáo buộc lực lượng ly khai gài mìn quanh khu vực hiện trường máy bay MH17 của Malaysia rơi ở miền đông Ukraine, theo New York Post.
Một quân ly khai canh gác hiện trường MH17
"Họ đưa một đơn vị pháo hạng nặng tới gần hiện trường máy bay MH17 rơi, đồng thời, gài mìn trên đường vào khu vực này. Động thái đó nhằm cản trở các nhà điều tra quốc tế tiếp cận hiện trường", tờ New York Post trích lời phát ngôn viên Hội đồng An ninh Ukraine, ông Andriy Lysenko cho biết.
Ông Lysenko cũng cho biết thêm, trong trường hợp đẩy lùi được quân ly khai tránh xa khỏi hiện trường, quân đội Ukraine cũng sẽ phải tốn thêm thời gian để gỡ mìn, tạo khu vực an toàn cho các nhà điều tra.
Tuy nhiên, tờ New York Post cũng nhấn mạnh rằng những lời cáo buộc trên chưa được kiểm chứng. Cáo buộc của Ukraine được đưa ra một cách bất ngờ trong bối cảnh các quan sát viên và nhà điều tra quốc tế chưa thể tiếp cận hiện trường vì cuộc giao tranh dữ dội giữa quân đội Ukraine và quân ly khai ở khu vực này.
Theo các quan chức Hà Lan, các thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu mới chỉ đến được ngoại ô thành phố. Tại đây, họ nhận được cảnh báo của lực lượng ly khai về "những tiếng súng trên đường và quanh khu vực hiện trường MH17".
"Chúng tôi không nghĩ tình hình có thể cải thiện trong vài ngày tới để có thể thực hiện công việc", ông Pieter-Jaap Aalbersberg, người đứng đầu nhóm chuyên gia Hà Lan cho biết.
Ukraine và lực lượng ly khai vẫn đang đỗ lỗi cho nhau về vụ máy bay MH17 bị bắn hạ.
Máy bay Malaysia số hiệu MH17 chở theo 298 người trên đường từ Amsterdam tới Kuala Lumpur bị bắn hạ ở miền đông Ukraine vào ngày 17/7. Tất cả mọi người trên chuyến bay đều thiệt mạng.
Theo New York Post
Sự nguy hiểm của vũ khí hàng tỷ người có thể dùng từ vụ MH17 Vào ngày 29/6, trên trang mạng xã hội Twitter, các tay súng ly khai khoe đã chiếm được một số hệ thống tên lửa đất đối không Buk của quân đội Ukraine. Các học thuyết quân sự hiện nay đều coi không gian mạng là một môi trường tác chiến cơ bản. Hầu hết các quốc gia đều thành lập các đơn vị...