Nga nói về ‘vùng an toàn’ tại nhà máy hạt nhân Zaporozhye
Nhà ngoại giao cấp cao của Nga cho biết Moskva đang đàm phán với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) về thiết lập vùng an toàn xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye.
Nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye. Ảnh: Global Look Press
Theo đài RT (Nga), ông Mikhail Ulyanov – đặc phái viên về hạt nhân của Nga tại Vienna (Áo) – tuyên bố: “Thỏa thuận thiết lập khu vực an ninh vật lý và hạt nhân tại nhà máy Zaporozhye cần có sự giám sát quốc tế. Hoạt động đó phải được thực hiện một cách hiệu quả, nếu không thỏa thuận này sẽ chỉ là một tờ giấy trắng. Đây là vấn đề mà chúng tôi đang thảo luận với Ban thư ký IAEA”.
Hôm 24/11, IAEA nói rằng nguồn điện bên ngoài Nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye đã được khôi phục, sau khi cơ sở này một lần nữa phải chuyển sang sử dụng máy phát điện diesel khẩn cấp vào ngày trước đó. Mặc dù cơ quan giám sát không chỉ ra bên nào đã gây ra các vụ tấn công vào nhà máy này, nhưng ông Ulyanov cho biết các chuyên gia IAEA làm việc tại hiện trường đều biết rõ ngọn lửa đến từ đâu.
Trước đó, ông Renat Karchaa, cố vấn của Nhà điều hành hạt nhân Rosenergoatom (Nga), cho biết kho chứa chất thải phóng xạ và hệ thống làm mát của một trong các lò phản ứng đã bị tấn công vào cuối tuần qua trong một đợt pháo kích tăng cường. Moskva cáo buộc các lực lượng Kiev đã liên tục pháo kích vào nhà máy và cảnh báo về thảm họa tiềm ẩn có thể xảy ra. Về phần mình, Ukraine trước đây phủ nhận nhắm mục tiêu vào cơ sở này.
Video đang HOT
Quân đội Nga đã kiểm soát nhà máy Zaporozhye ngay sau khi Moskva triển khai chiến dịch quân sự ở quốc gia láng giềng vào cuối tháng 2. Khu vực Zaporozhye, cùng với ba vùng lãnh thổ của Ukraine gồm Donetsk, Lugansk, Kherson, đã sáp nhập Nga sau cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 9.
Tổng thống Ukraine ký sắc lệnh công nhận quần đảo Kuril là lãnh thổ Nhật Bản
Tổng thống Zelensky tuyên bố quần đảo Nam Kuril/Chishima tranh chấp giữa Moskva và Tokyo là lãnh thổ của Nhật Bản.
Tháp biên phòng Nga trên đảo Kunashir, một đảo trong quần đảo tranh chấp Kuril/Chishima, vào tháng 11/2005 Ảnh: AP
Theo đài RT (Nga), Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 7/10 đã ký sắc lệnh công nhận quần đảo Nam Kuril (Kuril - theo cách gọi của Nga, và Chishima - theo cách gọi của Nhật) là lãnh thổ của Nhật Bản.
Tuyên bố mang tính biểu tượng này được đưa ra hai ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký luật chấp nhận bốn khu vực của Ukraine sáp nhập vào Liên bang Nga.
Sắc lệnh của Tổng thống Zelensky công nhận các đảo Iturup, Kunashir, Shikotan và Habomai thuộc Nam Kuril là của Nhật Bản.
Nga tuyên bố toàn bộ quần đảo Kurili là lãnh thổ của nước này kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc, trong khi đó Nhật Bản tuyên bố bốn đảo ở phía nam quần đảo này là của mình và gọi là "Lãnh thổ phía Bắc".
"Một quyết định quan trọng đã được đưa ra hôm nay. Công bằng. Hoàn hảo về mặt pháp lý, lịch sử. Ukraine đã tái khẳng định sự tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Nhật Bản, bao gồm cả Lãnh thổ phía Bắc của nước này, vẫn đang bị Nga chiếm đóng", đải RT dẫn phát biểu của ông Zelensky qua một video.
Trong phát biểu trên, ông Zelensky - người từng tuyên bố sẽ giành lại toàn bộ lãnh thổ của Ukraine, bao gồm cả Crimea - cho rằng "cần phải giải phóng khỏi sự chiếm đóng của Nga tất cả các vùng đất mà quân chiếm đóng đang tìm cách giữ".
Nhật Bản đã lên án chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine và áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Moskva. Vào tháng 3, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố quần đảo Kurils/Chishima là "những vùng lãnh thổ tổ tiên của chúng tôi". Sau đó Nga đã chấm dứt một thỏa thuận cho phép công dân Nhật Bản đến thăm toàn bộ quần đảo mà không cần thị thực, ngừng các hoạt động kinh tế chung với Tokyo trên quần đảo và đình chỉ các cuộc đàm phán về chấm dứt tranh chấp.
Hai quốc gia chưa bao giờ chính thức ký kết hiệp ước hòa bình sau Thế chiến thứ hai, do tranh chấp về bốn hòn đảo cực nam trong chuỗi đảo Kuril/Chishima.
Sắc lệnh của Tổng thống Zelensky được cho là một phản ứng đối với việc Tổng thống Putin ký các sắc lệnh công nhân 4 khu vực của Ukraine, gồm Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporozhye, sáp nhập vào Liên bang Nga. Cuộc trưng cầu dân ý về sáp nhập tổ chức tại 4 vùng lãnh thổ này từ ngày 23-27/9 đã bị Ukraine và các nước phương Tây bác bỏ là "giả tạo" và chúng tuyên bố không có giá trị pháp lý.
Về phần mình, Tổng thống Nga đã tuyên bố sẽ bảo vệ các vùng lãnh thổ mới sáp nhập bằng "tất cả các phương tiện sẵn có".
Liên Xô căn cứ vào quyết định của Hội nghị Yalta năm 1945 để đưa quần đảo Nam Kuril vào bản đồ lãnh thổ của mình. Sau khi Liên Xô tan rã, Nga được thừa kế hợp pháp quần đảo này, tuy nhiên Nhật Bản đã không chấp nhận kết cục như vậy. Bắt đầu từ năm 1981, Tokyo đã nối lại các hoạt động bảo vệ quyền liên quan đến bốn hòn đảo này. Khi Thủ tướng Abe lên nắm quyền, Nhật Bản cũng khởi động lại các cuộc đàm phán về vấn đề lãnh thổ.
Tokyo cũng tiến hành nhiều phương án nhằm thu hồi nhóm đảo này, bao gồm cả việc phát triển lực lượng quân sự để đe dọa Nga.
Trong khi đó, Nga cũng có các hành động thiết thực để thể hiện quyết tâm cảnh báo Nhật Bản. Moskva đã thiết lập và tăng cường sự hiện diện quân sự ở Kuril, mặt khác, đưa ra Kế hoạch kinh tế Viễn Đông để phát triển những hòn đảo này. Vào cuối năm 2021, Moskva đã triển khai hệ thống tên lửa Bastion trên đảo Matua. Từng là một căn cứ lớn của Nhật trước Thế chiến thứ II, Matua hiện là nơi đóng quân của Nga.
Tổng thống Putin ký ban hành luật sáp nhập 4 vùng Ukraine vào Nga Hôm 5/10, Tổng thống Nga Putin đã ký thành luật 4 hiệp ước sáp nhập 4 vùng của Ukraine (Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporozhye) vào lãnh thổ Nga. Trước đó, vào ngày 30/9, Tổng thống Putin và người đứng đầu 4 vùng Ukraine ly khai đã ký các hiệp ước này. Vào ngày 2/10, Tòa án Hiến pháp Nga đã xác minh các...