Nga nói về việc công nhận Tổng thống Mỹ
Ngày 14/12, phát biểu họp báo, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết, Moscow sẽ hành động theo luật pháp Mỹ liên quan đến việc công nhận các tổng thống của nước này.
Ngày 14/12, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết, Moscow sẽ hành động theo luật pháp Mỹ liên quan đến việc công nhận các tổng thống của nước này. (Nguồn: Reuters)
Khi được hỏi về việc liệu Moscow có công nhận Tổng thống mới của Mỹ hay không sau khi Đại cử tri đoàn bỏ phiếu xác nhận Tổng thống Mỹ tiếp theo, ông Lavrov khẳng định, “Moscow không công nhận ứng cử viên tổng thống này hơn ứng cử viên tổng thống khác”.
“Một tổng thống Mỹ sẽ được công nhận phù hợp với luật pháp nước này. Đây là điều chúng tôi sẽ hành động”, ông Lavrov nhấn mạnh.
Sau khi được Đại cử tri đoàn bỏ phiếu xác nhận ông Biden là Tổng thống Mỹ đắc cử, trong bài phát biểu trước toàn nước Mỹ được truyền hình trực tiếp tối 14/12 (sáng 15/12 giờ Hà Nội), ông Biden tuyên bố: “Tôi sẽ là Tổng thống của tất cả người dân Mỹ”, đồng thời kêu gọi người Mỹ hãy “bước sang một trang mới”.
Chiến dịch của ông Biden cân nhắc dùng pháp lý nhằm thúc đẩy quá trình chuyển giao
Chiến dịch của ông Joe Biden hiện đang cân nhắc các biện pháp pháp lý nhằm thúc đẩy việc công nhận ông Biden đã thắng cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Theo thông lệ, Cơ quan quản lý các dịch vụ thông dụng (General Services Administration) với chức năng quản lý và hỗ trợ các hoạt động cơ bản của các cơ quan liên bang sẽ công nhận một ứng cử viên Tổng thống khi có kết quả rõ ràng ai đã thắng cuộc để quá trình chuyển giao quyền lực có thể bắt đầu.
Ông Biden phát biểu tại Wilmington, Delaware. Ảnh: AP
Tuy nhiên, người đứng đầu cơ quan này, Emily Murphy vốn từng được Tổng thống Trump chỉ định năm 2017, vẫn chưa đưa ra quyết định cộng nhận ai là người chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua mặc dù truyền thông Mỹ đã tuyên bố ông Biden là Tổng thống đắc cử hôm thứ Bảy vừa qua.
Luật pháp Mỹ không quy định cụ thể khi nào cơ quan này phải ra thông báo, tuy nhiên các quan chức phụ trách việc chuyển giao của ông Biden cho rằng chiến thắng của ông Biden đã rõ ràng và việc chậm trễ công nhận là không thể biện minh bất kể việc ông Trump từ chối chấp nhận thất bại. Ông Trump đã liên tiếp cáo buộc gian lận bầu cử và đã đệ đơn kiện kết quả kiểm phiếu ở nhiều bang.
Chiến dịch của ông Biden tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp pháp lý nếu Cơ quan này tiếp tục trì hoãn việc công nhận ông Biden là Tổng thống đắc cử. Nếu được cơ quan này công nhận, ông Biden và chiến dịch của mình sẽ được tiếp cận ngân sách liên bang cho các hoạt động của tân Tổng thống và được trao quyền tiếp xúc với các quan chức tình báo và các cơ quan liên bang bao gồm bộ Ngoại giao Mỹ, cơ quan chịu trách nhiệm về các cuộc gọi giữa Tổng thống đắc cử và lãnh đạo nước ngoài.
Cơ quan quản lý các dịch vụ thông dụng cũng từng trì hoãn quá trình chuyển giao quyền lực năm 2000 trong vòng 5 tuần trong bối cảnh ứng cử viên Cộng hòa George W. Bush và ứng cử viên Dân chủ Al Gore tiếp tục ganh đua tại Florida với khoảng cách chênh lệch chỉ vài trăm phiếu./.
Mỹ chính thức đưa Sudan khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố Mỹ ngày 14/12 đã chính thức đưa Sudan ra khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố sau 27 năm có tên trong danh sách này. Người dân Sudan tại thủ đô Khartoum ngày 15/9/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Trong thông báo trên Facebook, Đại sứ quán Mỹ tại Khartoum cho biết thời hạn 45 ngày để Quốc hội Mỹ xem xét...