Nga nói về ứng viên thay thế tàu Tarantul của Việt Nam
Theo Sputnik, tàu tên lửa Tarantul trong Hải quân Việt Nam đang dần trở nên lạc hậu và cần được thay thế bằng một loại tàu chiến khác hiện đại hơn.
Tarantul là một tàu tên lửa có tốc độ cao và hỏa lực khá mạnh, vũ khí chính của tàu gồm 4 tên lửa chống hạm P-15M Termit tầm bắn 80 km, 1 pháo hạm AK-176M tầm bắn 15 km cùng 2 pháo phòng không siêu tốc AK-630M ở đuôi tàu.
Bên cạnh ưu điểm, Tarantul cũng có khá nhiều hạn chế như khả năng phòng không của tàu rất thấp do không được trang bị tên lửa đánh chặn chuyên nghiệp mà chỉ có phiên bản hải quân của tên lửa vác vai Igla-1M và độ tin cậy của 2 pháo bắn nhanh AK-630M cũng không được đánh giá cao.
Tarantul thường phát huy lợi thế của nó nhờ yếu tố bất ngờ, dựa vào tốc độ cao cùng uy lực của tên lửa chống hạm để công kích mục tiêu. Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ trinh sát tầm xa thì yếu tố bất ngờ rất khó xảy ra, nếu có thì cần phải dựa vào địa hình địa vật và tính năng tàng hình.
Tàu tên lửa Tarantul của Việt Nam.
Trong khi đó, bản thân thiết kế thủy động lực học của tàu tên lửa cao tốc Tarantul là của những năm 1970 đã cũ và không có khả năng tàng hình nên rất khó có thể khai thác yếu tố bất ngờ. Một hạn chế khác của Tarantul là phạm vi hoạt động tương đối hạn chế, thời gian bám biển khá ngắn.
Theo báo Nga, hiện có 3 ứng viên có thể thay thế tàu Tarantul Việt Nam là tàu tên lửa Buyan-M của Nga và tàu hộ tống lớp Gowind của Pháp. Vậy đâu là ứng viên phù hợp nhất?
- Tàu Buyan-M: Lớp chiến hạm này được thiết kế với nhiệm vụ nhiệm tác chiến chống tàu mặt nước, với yêu cầu đó vũ khí trên tàu bao gồm: 1 pháo hạm A-190E 100mm với tháp pháo được thiết kế góc cạnh nhằm tăng khả năng tán xạ radar, pháo có tốc độ bắn 80 phát/phút, tầm bắn tối đa 20 km. Vũ khí chủ lực của tàu là hệ thống phóng thẳng đứng 14UKSK với 8 đạn tên lửa chống hạm Kalibr tầm bắn 220 km.
Video đang HOT
Vũ khí phòng vệ gồm 1 pháo phòng không bắn nhanh AK-630M2 Duet nòng kép có hiệu suất cao hơn hẳn AK-630M nòng đơn, 2 hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp 3M-47 Gibka sử dụng đạn tên lửa Igla-1M, 2 súng máy hạng nặng 14,5mm và 3 súng máy 7,62mm.
Hệ thống điện tử trên tàu bao gồm: radar tìm kiếm mục tiêu trên không Pozitiv-ME1.2, radar dẫn đường MR-231 và hệ thống điều khiển hỏa lực 5P-10 Laska cùng 2 hệ thống phóng đạn nhiễu PK-10.
Tàu được trang bị hệ thống động lực diesel Zvezda M520, hệ thống động lực này sẽ truyền động cho 2 động cơ bơm phun giúp tàu hoạt động êm hơn và cơ động hơn. Tốc độ tối đa của tàu đạt 25 hải lý/h, tầm hoạt động khoảng 2.500 km.
- Tàu hộ tống lớp Gowind là sản phẩm của tập đoàn DCNS, Pháp. Đây là một lớp tàu chiến được thiết kế dạng module bao gồm tàu tuần tra ngoài khơi OPV và tàu hộ tống đa nhiệm. Gowind là một lớp tàu chiến cực kỳ hiện đại được thiết kế với tính năng tàng hình tối ưu.
Với cấu hình tàu hộ tống đa năng, nó được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh và đa dạng bao gồm: 1 pháo hạm bắn nhanh Bofors 57 mm, 16 ống phóng thẳng đứng (VLS) sử dụng đạn tên lửa phòng không VL MICA tầm bắn 20 km, 8 tên lửa chống hạm MM40 Exocet tầm bắn 180 km.
Vũ khí phòng vệ gồm có 2 pháo tự động 30mm, 2 hệ thống phóng ngư lôi hạng nhẹ 324mm. Hệ thống điện tử trên tàu cực kỳ tối tân hoạt động trên nền tảng tự động hóa cao.
Cảm biến chính là radar trinh sát tìm kiếm mục tiêu trên không và trên biển SMART-S Mk2, radar điều khiển hỏa lực STING EO Mk2, hệ thống điều khiển hỏa lực quang học TMX/EO Mk2. Hệ thống dữ liệu chiến đấu SETIS, hệ thống định vị thủy âm Thales Captas 2.
Tàu hộ tống đa năng lớp Gowind có thể thực hiện hầu hết các nhiệm vụ từ tuần tra, tác chiến chống tàu mặt nước, chống ngầm và phòng không. Tàu có lượng giãn nước toàn tải 3.000 tấn, tầm hoạt động lên đến 5.000 hải lý đủ khả năng để hoạt động dài ngày trên khắp các vùng biển của Việt Nam.
Tuy nhiên, ở vai trò thay thế tàu tên lửa cao tốc Tarantul thì tàu hộ tống lớp Gowind có vẻ không phải là lựa chọn phù hợp vì có kích thước, cấu hình và giá thành quá cao so với yêu cầu thay thế cho một con tàu tên lửa cỡ nhỏ đơn giản.
Do đó, trong 2 ứng viên trên, ứng viên có triển vọng nhất để thay thế tàu tên lửa cao tốc Tarantul vẫn là tàu hộ tống dự án 21361 Buyan-M.
Theo Đất Việt
Sina: Nhật Bản sẽ bán tàu đổ bộ Osumi cho Việt Nam?
Tờ Sina của Trung Quốc cho rằng Nhật Bản có thể cung cấp tàu đổ bộ lớp Osumi của nước này cho Việt Nam bằng khoản cho vay lớn.
Theo Sina, trong thời gian qua Hải quân Nhân dân Việt Nam càng ngày càng tạo được nhiều sự chú ý, không chỉ với những nỗ lực như mua sắm trang bị thêm các hệ thống tên lửa mới, tàu chiến mặt nước mà còn nỗ lực phát triển khả năng đổ bộ.
Tuy nhiên, Việt Nam đang thiếu nhiều trang bị vũ khí để có thể đáp ứng được yêu cầu tác chiến hiện đại, như việc Hải quân Việt Nam hiện nay chỉ có các xe tăng lội nước cũ PT-76 và xe bọc thép BTR-50 cho nhiệm vụ đổ bộ. Trong khi đó, các tàu đổ bộ của Việt Nam hiện nay như LST-542 của Mỹ, Polnocny B (Project 771) của Ba Lan đều đã cũ, tính năng tác chiến hạn chế.
Ba tàu đổ bộ Project 771 của Hải quân Việt Nam đều đã khá cũ.
Sina cho rằng, Việt Nam đã tiếp cận và tìm hiểu thêm về tàu đổ bộ lớp Osumi của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) khi con tàu này thăm Việt Nam năm 2014.
"Tàu đổ bộ lớp Osumi có thiết kế đơn giản, giá cả hợp lý, hiệu suất tốt, có thể chở nhiều quân và các trang bị vũ khí, đặc biệt là các xe tăng lội nước để thực hiện các nhiệm vụ đổ bộ, tàu có thể đáp ứng tốt nhiệm vụ chiến đấu của phía Hải quân Việt Nam", Sina bình luận.
Tàu đổ bộ đa năng lớp Osumi.
Osumi thường được gọi là tàu đổ bộ, nhưng trên thực tế, đây là một tàu đa chức năng, tàu có sàn đáp cho trực thăng, trọng lượng toàn tải lên đến 14.000 tấn, tàu có chiều dài 178 mét, rộng gần 26 mét, mớn nước 6 mét, thủy thủ đoàn 138 người. Tàu được trang bị hệ thống radar trinh sát đường không OPS-14C, radar trinh sát mặt nước OPS-28D, radar định vị OPS-20... tổng diện tích 3.604 mét vuông.
Tàu được trang bị hai động cơ diesel gần 27.000 mã lực, với độ độ khoảng 22 hải lý/giờ. Hỏa lực trên tàu có hai bệ pháo phòng không CIWS Phalanx 20mm và 2 súng máy 12,7mm M2, cùng 4 hệ thống phóng mồi bẫy.
Về lý thuyết, tàu có thể chở tối đa 330 binh lính, cùng 10 xe tăng, thêm 2 tàu đệm khí cho nhiệm đổ bộ.
Lớp tàu đổ bộ Osumi có thiết kế đơn giản, tiện lợi, tất nhiên không phải là thiết kế tốt nhất của người Nhật Bản, tuy nhiên nó rất thích hợp đối với các yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu của Hải quân Nhân dân Việt Nam, theo Sina.
Tàu đổ bộ Osumi có khả năng chở 10 xe tăng cùng 300 lính thủy đánh bộ.
Đáng lưu ý, trong những năm gần đây, phía Nhật Bản đã dỡ bỏ một phần hạn chế việc xuất khẩu các trang thiết bị vũ khí, và họ đã sẵn sàng tham gia vào thị trường vũ khí toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam, nơi đang có nhu cầu lớn. Nhật Bản không chỉ cung cấp tài chính ngày càng nhiều hơn, mà họ còn có thể bán hàng giảm giá, thậm chí là cho không một số trang thiết bị vũ khí. Nhật Bản đã cung cấp các tàu tuần tra cho Philippines cùng một số trang bị khác, trong khi đó họ cũng có thể cung cấp tài chính để bán tàu Osumi cho Hải quân Việt Nam.
Các nguồn tin của Sina cũng cho biết là, Nhật Bản đang có kế hoạch đầu tư các trang bị vũ khí cho Việt Nam. Nhật Bản chuẩn bị loại biên tàu Osumi và sẽ chuyển giao cho phía Việt Nam. Nếu việc này trở thành hiện thực, thì năng lực đổ bộ của Hải quân Nhân dân Việt Nam được nâng lên một cấp độ mới.
Theo Kiến Thức
Việt Nam nhận thêm 2 chiến hạm Gepard 3.9 vào năm 2017 Nga sẽ bàn giao cả hai tàu chiến Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam trong năm 2017. Hiện Nhà máy đã hoàn tất 70% công việc, và có thêm nhiều đơn đặt hàng như 3 tàu tên lửa cỡ nhỏ Dự án 21631 (trang bị tên lửa Kalibr) do Hải quân Nga giao đóng. Ảnh tàu Gepard 3.9 thứ 3 của Việt...