Nga nói quá khi S-300PS tóm gọn F-35 Na Uy
Na Uy đang rất tức giận Mỹ sau khi Nga tuyên bố sử dụng hệ thống phòng không S-300PS phát hiện và khóa mục tiêu F-35A trên bầu trời Bắc Cực.
Sự việc diễn ra nằm trong một cuộc diễn tập không báo trước của Nga hôm 3/4. Và do không báo trước nên phi đội F-35A của Na Uy đã vô tư bay vào vùng tác xạ của radar và toàn bộ hệ thống S-300PS khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra ở Bắc Cực trong tháng 4/2020 theo sự luân chuyển của NATO.
Tiêm kích F-35 và hệ thống S-300.
Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, kế hoạch ban đầu của NATO thông qua máy bay chiến đấu F-35 của Na Uy gia tăng áp lực lên Nga. Nhưng với việc Nga triển khai S-300PS, kế hoạch này của NATO đang gặp phải những chướng ngại không hề nhỏ.
Theo tiết lộ, khi máy bay chiến đấu F-35A của Na Uy bay đến không phận gần thành phố Murmansk ở tây bắc Nga (thành phố lớn nhất thế giới nằm trên vòng Bắc Cực) nó đã bị radar điều khiển hỏa lực của hệ thống S-300 khóa mục tiêu.
Sự việc đã khiến Na Uy sốc nặng nhưng may mắn là Nga đã không khai hỏa. Sau vụ việc, Bộ Quốc phòng Na Uy đã rất tức giận, nhưng sự tức giận này không nhắm vào Nga, mà là Mỹ.
Phía Na Uy cáo buộc rằng, Mỹ đã lừa dối không chỉ kẻ thù của họ, mà ngay cả đồng minh của họ là Na Uy. Lầu Năm Góc từng nhiều lần tuyên bố, F-35A sẽ không bao giờ bị S-300 của Nga phát hiện và thậm chí cả radar S-400 cũng không thể tìm thấy dấu vết của nó.
Nhưng sự thật hoàn toàn khác với những gì được Mỹ công bố khi hiệu suất tàng hình của F-35A không phải là điều kỳ diệu. Nếu không phải là Quân đội Nga thực sự chỉ thực hiện một cuộc tập trận vào thời điểm đó, máy bay chiến đấu của Không quân Na Uy có thể đã nằm lại đấy biển lạnh giá.
Thông tin về tình huống phát hiện và khóa mục tiêu với F-35A được Nga nói khá rõ ràng nhưng điều khiến giới chuyên gia bất ngờ là vũ khí phát hiện không phải là S-300PMU-2 hay phiên bản tối tân hơn mà lại là S-300PS thuộc phiên bản đời đầu của S-300.
Phiên bản PS được Liên xô đưa vào trang bị từ năm 1985 và hiện phần lớn được niêm cất trong kho và chỉ dùng để viện trợ cho những quốc gia thân thiết với Nga, trong đó có Syria (đầu năm 2018) và Kazakhstan được cho không 5 tổ hợp (hồi năm 2015).
Video đang HOT
Tổ hợp S-300PS được trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực 5N63. Sức mạnh của S-300PS nằm ở tên lửa đánh chặn 5V55R tầm bắn 90 km, vận tốc tối đa 1.700 m/s, độ cao hoạt động 0,025 – 25 km, mang theo đầu đạn nặng 133 kg với hệ dẫn đường nhận lệnh trực tiếp từ đài chỉ huy.
Hệ thống có thể theo dõi 12 mục tiêu và điều khiển tên lửa tiêu diệt 6 mục tiêu có vận tốc 1.150 m/s cùng lúc, tầm bắn hiệu quả đối với máy bay là 75 km và tên lửa đạn đạo tầm ngắn là 25 km. Thời gian giãn cách giữa 2 loạt phóng chỉ 3 – 5 giây và chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu/ di dời khỏi trận địa dưới 5 phút.
Nếu so sánh các thông số thì dễ dàng nhận ra S-300PS kém S-300PMU-2 khá nhiều, nhưng đây vẫn là một hệ thống tên lửa phòng không di động cực mạnh, còn có khả năng phát huy tốt vai trò trong chiến tranh hiện đại.
Tuy nhiên, để phát hiện và khóa mục tiêu với tiêm kích tàng hình F-35A là điều không thể với S-300PS dù khả năng tàng hình của máy bay do Mỹ sản xuất không thực sự được đánh giá cao.
Hòa Bình
Phi đội 52 chiếc F-35A đang 'phá hoại' môi trường ở Na Uy
Phi đội 52 chiếc tiêm kích tàng hình F-35A có thể tăng phát thải CO2 hơn hai lần, phá vỡ kế hoạch bảo vệ môi trường của Na Uy, điều này làm dấy lên lo ngại trong nước này.
" Tiêm kích F-35A do Mỹ sản xuất sẽ tăng đáng kể lượng khí thải CO2 trong năm 2030, phá hỏng kế hoạch giảm phát thải xuống mức 60% so với năm 2005", báo Dagsavisen của Na Uy cho biết trong phóng sự hôm 17/10.
Tiêm kích F-35A có khối lượng cất cánh (MTOW) tối đa gần 32 tấn, trong khi những chiếc F-16 trong biên chế Không quân Na Uy hiện nay có MTOW khoảng 19 tấn.
Siêu tiêm kích F-35A cũng được trang bị động cơ mạnh hơn nhiều và tiêu tốn khoảng 5.600 lít dầu cho mỗi giờ bay, so với 3.500 lít/giờ bay của động cơ F-16.
"Khi toàn bộ phi đội 52 chiếc F-35A được biên chế trong 10 năm tới, lượng phát thải khí CO2 của Không quân Na Uy sẽ tăng hơn hai lần, chiếm tới 56% tổng lượng khí thải ra môi trường của quân đội Na Uy vào năm 2030.
Điều này càng gây khó khăn cho quá trình theo đuổi mục tiêu bảo vệ môi trường", phóng viên Tor Sandberg của Dagsavisen nhận xét.
Ông Lars Gjemble, cố vấn truyền thông tại Bộ Quốc phòng Na Uy, thừa nhận vấn đề môi trường và khí hậu nằm trong những thử thách khó khăn nhất với lực lượng vũ trang nước này.
Tuy nhiên, nhiều chính trị gia Na Uy cho rằng năng lực quốc phòng cần được ưu tiên hơn bảo vệ môi trường.
"Họ nên đưa ra các đề xuất mang tính xây dựng về phương án giảm lượng khí thải mà không ảnh hưởng tới sức mạnh phòng thủ, trừ khi họ muốn loại bỏ hoàn toàn lực lượng vũ trang", Per-Willy Amundsen, phát ngôn viên của đảng Tiến bộ cánh hữu, cho biết.
Không quân Na Uy đặt mua 52 tiêm kích tàng hình F-35A trị giá gần 10 tỷ USD từ Mỹ. Đây là khoản chi tiêu quân sự lớn nhất của Oslo trong nhiều năm qua.
Nước này đã nhận bàn giao 7 máy bay, nhưng chúng sẽ phải nằm trong lều bạt dã chiến cho tới năm 2020 do không có nhà chứa chuyên biệt.
Phi đội F-35A thường xuyên là tâm điểm trong các tranh luận về môi trường ở Na Uy. Những chiếc F-35A đầu tiên có thể gây thiệt hại tới 170 triệu USD mỗi năm do không được bảo vệ bằng hóa chất urea trong mùa đông.
Không quân Na Uy phải dùng chất làm tan băng Aviform L50, vốn có khả năng gây ăn mòn và gỉ sét trên tiêm kích F-35A, để tránh làm hại môi trường xung quanh.
Theo Việt Hùng/ANTĐ
Nhờ 'kho báu' từ Chiến tranh Lạnh, Phần Lan sống khỏe giữa đại dịch Trong khi các nước châu Âu vật lộn tìm nguồn cung khẩu trang, Phần Lan chiến đấu hiệu quả với dịch bệnh nhờ kho dự trữ y tế khổng lồ mà họ tích lũy từ thời Chiến tranh Lạnh. Cuộc chiến tranh giành khẩu trang đang trở nên gay cấn trên thế giới để chống lại sự bùng phát của đại dịch Covid-19,...