Nga nổi giận vì bị Ukraine phản bội?
Nga hôm qua (24/2) đã nổi giận đùng đùng với nước láng giềng Ukraine vì một loạt diễn biến chính trị gần đây ở nước này. Giới chức ở Moscow đã tỏ ra hoài nghi tính hợp pháp của chính phủ lâm thời Ukraine đồng thời cáo buộc chính phủ này sử dụng những “phương tiện khủng bố và độc tài” để tiếm quyền và đàn áp những người đối lập ở khu vực phía đông, nam của nước này.
Tổng thống Yanukovych bị phát lệnh truy nã
Những lời chỉ trích ngày một leo thang về độ gay gắt từ cả Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và Bộ Ngoại giao Nga là những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Nga sẽ không dễ dàng chấp nhận sự thay đổi chính trị mà phe đối lập vừa thực hiện sau một cuộc chính biến lớn.
Ngay sau khi lật đổ Tổng thống Yanukovych, chính quyền tạm thời của Ukraine đã tuyên bố sẽ theo đuổi tiến trình gia nhập Liên minh Châu Âu (EU) và yêu cầu Nga phải chấp nhận cũng như tôn trọng điều đó. Đây là một cú đảo chiều gây bất lợi với Nga bởi trước đó chính quyền của ông Yanukovych còn đặt ưu tiên cho mối quan hệ với Moscow lên trên mối quan hệ với EU.
Ngay từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng lên, giới lãnh đạo Nga đã không đồng tình với lực lượng đối lập. Tuy nhiên, những phát biểu mới nhất ngày hôm qua của Thủ tướng Dimitry Medvedev thể hiện rõ nhất phản ứng của Nga với chính phủ tạm thời mới được dựng lên ở Ukraine sau khi Tổng thống Yanukovych buộc phải chạy khỏi thủ đô Kiev.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hôm qua đã thẳng thừng bảy tỏ “sự hoài nghi lớn” đối với tính hợp pháp của chính phủ lâm thời hiện nay ở Ukraine .
Thủ tướng Medvedev không quên chĩa mũi tấn công vào việc một số chính phủ phương Tây nhanh chóng công nhận chính quyền mới ở Kiev . Ông này miêu tả chính quyền đó là kết quả không hợp hiến của một cuộc nổi dậy có vũ trang.
Video đang HOT
“Tính hợp pháp của toàn bộ hệ thống các cơ quan quyền lực ở Ukraine khiến người ta phải hoài nghi. Tuy nhiên, một số đối tác nước ngoài của chúng tôi lại nghĩ khác. Tôi không biết họ đọc hiến pháp gì nhưng đó là một sự thiếu hiểu biết khi miêu tả một thứ kết quả của một cuộc nổi dậy có vũ trang là hợp pháp”, ông Medvedev nhấn mạnh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chưa đưa ra lời bình luận chính thức nào về sự thay đổi chính quyền ở Ukraine . Trong khi đó, Thủ tướng Medvedev khẳng định, Nga vẫn sẽ tôn trọng mọi thỏa thuận đã ký với Ukraine hiện nay, trong đó có những thỏa thuận về năng lượng. “Chúng tôi không hợp tác với một số nhân vật cụ thể hoặc một số con người cụ thể nhưng đây là mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau. Chúng ta là hàng xóm láng giềng, chúng là hai nước ở gần nhau và chúng ta không thể tách nhau ra được”, ông Medvedev đã phát biểu như vậy.
Không chỉ Thủ tướng Medvedev lên tiếng, Bộ Ngoại giao Nga hôm qua cũng đã ra một tuyên bố, trong đó cáo buộc thỏa thuận mà phe đối lập Ukraine ký với Tổng thống Yanukovych hồi cuối tuần trước dưới sự làm trung gian của Liên minh Châu Âu đã được sử dụng làm “vỏ bọc để thực thi một kịch bản dùng vũ lực lật đổ chính quyền ở Ukraine”. Theo thỏa thuận này, Tổng thống Yanukovych sẽ tiếp tục nắm quyền cho đến cuối năm nay nhưng quyền lực của ông bị hạn chế rất lớn. Tuy nhiên, phe đối lập đã nhanh chóng phá bỏ thỏa thuận bất chấp một loạt sự nhượng bộ từ ông Yanukovych. Lực lượng này sau đó đã chiếm thủ đô Kiev và nhanh chóng tổ chức họp Quốc hội khẩn cấp nhằm truất quyền Tổng thống.
“Một tiến trình đã được vạch ra để sử dụng các phương tiện độc tài và thỉnh thoảng là mang tính khủng bố để đàn áp những người đối lập ở các khu vực khác nhau”, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, ám chỉ đến những khu vực ở phía đông và nam Ukraine . Đây là nơi người dân ủng hộ Nga và nhiều người nói tiếng Nga.
Nghi ngờ động cơ của Mỹ và Châu Âu trong vấn đề Ukraine, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cho rằng, các nước đó đã được thúc đẩy “không phải từ sự quan ngại về số phận của Ukraine mà chỉ là vì những tính toán địa chính trị đơn phương”.
Những phát biểu thể hiện sự giận dự của Nga trước diễn biến tình hình ở Ukraine được đưa ra đúng một ngày sau khi Nga triệu hồi Đại sứ tại Ukraine về nước để tham vấn. Moscow tuyên bố rõ rằng, nước này chưa sẵn sàng công nhận chính phủ mới ở Ukraine – một chính phủ được lập nên một cách nhanh chóng và ngay sau đó đã phát lệnh truy nã Tổng thống Yanukovych.
“Nếu những người đi qua Kiev trong mặt nạ màu đen và cầm súng trường được coi là một chính phủ thì rất khó để chúng tôi làm việc với một chính phủ như thế”, Thủ tướng Medvedev đã tuyên bố đầy cứng rắn như vậy.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine được châm ngòi từ sự kiện chính phủ của Tổng thống Yanukovych hồi cuối năm ngoái bất ngờ hủy bỏ việc ký kết các thoả thuận chính trị, thương mại mang tính lịch sử với Liên minh Châu Âu (EU) chỉ vài ngày trước khi sự kiện này chính thức diễn ra. Thay vào đó, Kiev chọn con đường thiết lập quan hệ gắn bó hơn với Moscow .
Người ta tin rằng, những diễn biến ở Ukraine trong thời gian vừa qua được xem là “cuộc đấu” giữa Nga với Mỹ và Châu Âu nhằm tranh giành quốc gia Đông Âu. Các khu vực phía tây của đất nước Ukraine muốn có mối quan hệ gắn bó, thân thiết với EU. Trong khi đó, khu vực phía đông Ukraine – chiếm phần lớn sản lượng kinh tế của đất nước, lại thiên về hướng thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga.
Kiệt Linh – (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Hàng ngàn người Ukraine thân Nga biểu tình phản đối thay đổi chính trị
Hàng ngàn người dân tại thành phố cảng Sevastopol (Ukraine) vào hôm 23.2 đã xuống đường biểu tình phản đối thay đổi chính trị trong nước và kêu gọi Nga giải cứu họ.
Hàng ngàn người dân tại thành phố cảng Sevastopol (Ukraine) cầm cờ Nga và áp phích phản đổi thay đổi chính trị trong nước, tràn xuống đường biểu tình hôm 23.2 - Ảnh: AFP
Sevastopol, thuộc Khu Tự trị Crimea của Ukraine, là căn cứ của hạm đội Hắc Hải (Nga) trong khoảng 200 năm qua và là nơi người dân có khuynh hướng ủng hộ mạnh mẽ Moscow, theo AFP.
Do lo sợ vùng này sẽ trở thành nơi bùng phát của phong trào đòi ly khai tại Ukraine, nên Mỹ, Đức, Pháp và Ba Lan vào hôm 23.2 đã kêu gọi duy trì toàn vẹn lãnh thổ cho quốc gia Đông Âu này.
Được biết, ngày 23.2, Quốc hội Ukraine đã định ra một tổng thống lâm thời để điều hành đất nước, một ngày sau khi lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovich.
Nga đã lên tiếng phản đối tình hình tại Ukraine, cho rằng đây là một cuộc đảo chính, và gọi những người biểu tình tại Kiev là những phần tử quá khích nguy hiểm, AFP cho biết.
Và quan điểm này cũng được thể hiện trên đường phố Sevastopol vào hôm 23.2.
"Bọn phát xít đã đoạt lấy quyền lực tại Kiev", một người diễn thuyết la lớn trước đám đông khoảng 10.000 người biểu tình đang vẫy cờ Nga và cờ hải quân tại thành phố cảng này.
"Lũ ăn cướp đã chiếm quyền ở Kiev. Tôi ở đây để bảo vệ thành phố mình", một người biểu tình tên Stanislav Bolotnikovsky, 53 tuổi, cho hay.
Doanh nhân Evgeny, 39 tuổi, nói: "Một cuộc đảo chính đã diễn ra ở Kiev".
Cuộc biểu tình tại Sevastopol không chỉ có duy nhất một mục tiêu là phản đối người biểu tình ở thủ đô Kiev, mà người dân tại đây còn trút giận vào ông Yanukovych và cách ông này giải quyết khủng hoảng trong nước.
"Yanukovych không còn là tổng thống của tôi nữa. Ông ta đã bộc lộ sự yếu hèn khi điều động những sĩ quan cảnh sát không được bảo vệ đối phó với bọn cướp có vũ trang", một người biểu tình tại Sevastopol nói.
Theo TNO
Bà Tymoshenko được thả, Tổng thống Yanukovych tìm cách rời Ukraine Hải quan Ukraine ngày 22/2 cho biết, một chiếc máy bay cá nhân chở ông Yanukovych đã bị chặn lại tại sân bay Donetsk khi đang tìm cách bay ra nước ngoài. Trong khi đó tại Kiev, đối thủ của ông Yanukovych là bà Yulia Tymoshenko được tung hô trong ngày tái xuất. Thông tin được hãng tin AFP đăng tải. Theo đó...