Nga nói gì về vũ khí có thể “phá hủy cầu Crimea” của Ukraine?
Ukraine vừa tiến hành vụ thử nghiệm thành công đối với tên lửa hành trình chống hạm có khả năng tấn công mặt đất Neptune.
Quân đội Ukraine vừa thử nghiệm tên lửa hành trình mới nhất của họ, một trong những mục đích của nó là tấn công vào cây cầu Crimea. Vụ phóng thành công của tên lửa Neptune đã được phía Ukraine chứng minh, theo các chuyên gia, đây là mối đe dọa trực tiếp đối với bán đảo Crimea.
“Căn cứ hình ảnh mà phía Ukraine cung cấp, có thể thấy tên lửa được phóng đi từ mặt đất, sau khi hoàn thành chuyến bay trên biển nó đã phá hủy mục tiêu dưới dạng lưới được giăng trên một con tàu”.
Ukraine bắn thử tên lửa hành trình chống hạm Neptune. Ảnh: TASS.
“ Chính quyền Ukraine trước đó đã thực hiện vụ bắn tên lửa ở khu vực Odessa. Cụ thể là vào tháng 8 năm ngoái họ đã thử nghiệm hệ thống tên lửa Alder-M ở đó. Tên lửa hải quân RK-360MS được phân biệt bằng đầu đạn nặng 150 kg, tầm bắn lên tới 280 km và tốc độ khoảng 900 km/giờ. Độ cao hành trình của tên lửa là từ 3 đến 10 m so với mực nước biển”.
Video đang HOT
“Nga lưu ý rằng Neptune được Ukraine phát triển trên cơ sở tên lửa Kh-35 cũ của Liên Xô. Vào tháng 7 năm ngoái, cựu thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, ông Oleksandr Turchynov nói rằng những tên lửa này được cho là có khả năng phá hủy cầu Crimea trong vài phút”, hãng thông tấn TASS cho biết.
Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng khoảng cách cực xa 280 km không gây ra mối đe dọa thực sự cho tên lửa hành trình Ukraine.
“Sau khi được phóng, tên lửa sẽ tự động trở thành mục tiêu cho các hệ thống phòng không của Nga và khả năng nó đi được vào sát mục tiêu trên thực tế là bằng không. Nếu Kiev ra quyết định leo thang nghiêm trọng, Nga rõ ràng sẽ thực hiện các biện pháp trả đũa nhưng ở quy mô lớn hơn nhiều”, các chuyên gia lưu ý.
Phong Vũ
Mỹ mua lượng lớn xe tăng Ukraine
Truyền thông Mỹ vừa công bố hình ảnh số lượng lớn xe tăng Ukraine đang được niêm cất trong căn cứ quân sự Yuma Proving Ground ở Arizona.
Căn cứ vào hình ảnh được công bố có thể nhận ra những xe tăng được phát triển từ thời Liên xô nhưng được sơn T-72, T-80UD và T-84 Oplot - dòng tăng mạnh nhất hiện nay do Ukraine phát triển. Điều đặc biệt là tất cả những cỗ tăng này đều còn nguyên màu sơn trong Quân đội Ukraine.
"Trong số nhiều cỗ tăng T-72 được nhìn thấy tại Yuma Proving Ground, tôi phát hiện có 4 chiếc Mỹ mua của Ukraine năm 2004, hai chiếc T-84 Oplot mua năm 2018. Trong khi đó, không rõ thời điểm Mỹ mua T-80UD", chuyên gia Rat Ratka cho biết khi trò chuyện với Defence-blog.
Số lượng xe tăng Mỹ mua từ Ukraine.
Đồng thời vị chuyên gia này còn nhấn mạnh thêm rằng "đây là những cỗ tăng nguyên bản 100% chứ không phải những mô hình Mỹ dựng lên nhằm diễn tập chiến đấu được biết đến trước đây".
Điều khá bất ngờ theo tiết lộ của chuyên gia này chính là việc Ukraine không chỉ bán tăng Oplot cho Mỹ mà hiện Kiev còn đang cùng hợp tác sản xuất nhiều loại vũ khí với Mỹ để xuất ngược nhiều loại vũ khí khác sang cường quốc quân sự này.
Thông tin này cũng được Đài truyền hình Ukraine dẫn tuyên bố Đại sứ Ukraine Valeriy Chalyi hiện đang công tác tại Mỹ cho biết, Kiev hợp tác sâu rộng với Washington trong lĩnh vực công nghiệp quân sự để cùng sản xuất vũ khí sát thương.
Quyết định này sẽ giúp Kiev bù đắp nguồn cung vũ khí của phương Tây cho Ukraine cũng như giành được một lợi thế chiến lược trong thời gian dài, ông Valeriy Chalyi cho biết.
"Chúng ta đã đàm phán thành công về việc tăng cường hợp tác với Mỹ sản xuất vũ khí đại trà và mọi hoạt động chung trong ngành công nghiệp quân sự. Đây là chính sách cũng là một định hướng chiến lược cực kỳ quan trọng", ông Chaliy tuyên bố.
Chính quyền Ukraine đã thay đổi thái độ đối với nguồn cung vũ khí sau khi xem xét phản ứng từ các đồng minh của Mỹ.
"Nhà Trắng đã nói không với vũ khí sát thương. Thẳng thắn mà nói, chúng ta chũng cần phải thay đổi cách tiếp cận. Bởi vì chúng ta có thể sản xuất vũ khí sát thương ở Ukraine", đại sứ Valeriy Chalyi tự tin tuyên bố.
Nhà ngoại giao này cho biết thêm rằng, nguồn tài trợ vũ khí từ các nước phương Tây chỉ chỉ như "biểu tượng phô trương sức mạnh" và mang mục đích chính trị hơn là "bước tiến thiết thực".
Ukraine hiện đang rất cần những thiết bị quốc phòng hiện đại, chẳng hạn, máy bay không người lái, hệ thống radar, giao liên và tác chiến điện từ... Ông Valery Chaly tiết lộ thêm rằng, Washington và Kiev đã thống nhất về một thoả thuận thương mại vũ khí song phương.
"Chúng tôi có mối quan hệ hợp tác vô cùng khăng khít trong vấn đề mua bán thiết bị quân sự. Một diễn đàn quân sự đã được thành lập. Tôi sẽ không tiết lộ chi tiết về các thoả thuận đã được kí nhưng Ukraine đang có kế hoạch mở các sự kiện triển lãm quân sự ở Mỹ trong mùa Thu này", ông Chaly cho hay.
Tuấn Vũ
Hé lộ thời điểm Nga - Ukraine có thể tiếp tục trao đổi tù binh Chính quyền Ukraine cho biết, nước này đã tổ chức họp bàn với quan chức Nga về thỏa thuận trao đổi tù binh từ xung đột miền Đông Ukraine và lần trao đổi tới có thể diễn ra vào cuối tháng 3-2020. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã chấp thuận trao đổi tù binh lần đầu tiên...