Nga nói gì sau khi 70.000 người gốc Armenia rời khỏi vùng Nagorno-Karabakh?
Moscow hôm nay 28.9 đã lên tiếng sau khi có khoảng 70.000 người gốc Armenia rời khỏi vùng Nagorno-Karabakh, trong bối cảnh lực lượng Azerbaijan giành lại quyền kiểm soát khu vực này.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm nay nói rằng những người dân tộc Armenia đang chạy trốn khỏi Nagorno-Karabakh không có gì phải sợ, theo AFP.
“Thật khó để nói bên nào chịu trách nhiệm (về cuộc di cư), không có lý do trực tiếp nào cho những hành động như thế. Tuy nhiên, mọi người vẫn bày tỏ mong muốn rời đi… những người đưa ra quyết định như thế phải được cung cấp điều kiện sống bình thường”, ông Peskov nhấn mạnh.
Phía Armenia nói rằng đã có khoảng 70.000 trong số 120.000 dân số của Nagorno-Karabakh đã rời đi, sau khi lực lượng Azerbaijan giành quyền kiểm soát khu vực này vào ngày 20.9 sau chiến dịch quân sự chớp nhoáng bắt đầu vào ngày 19.9.
Trẻ em ngồi trên lề đường khi người dân tập trung ở trung tâm Stepanakert để rời khỏi Nagorno-Karabakh ngày 25.9. Ảnh Reuters
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Azerbaijan cho hay họ muốn người dân tộc Armenia ở lại Nagorno-Karabakh. “Chúng tôi kêu gọi cư dân Armenia không rời khỏi nhà của họ và trở thành một phần của xã hội đa sắc tộc của Azerbaijan”, Bộ Ngoại giao Azerbaijan nhấn mạnh.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan trước đó đã cảnh báo về “sự thanh lọc sắc tộc” trong khu vực và kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động.
Ông Pashinyan đã chỉ trích lực lượng gìn giữ hòa bình Nga không can thiệp khi Azerbaijan tiến hành cuộc tấn công chớp nhoáng để giành lại quyền kiểm soát khu vực Nagorno-Karabakh. Nga đã phủ nhận các cáo buộc.
Tại sao dòng người dân tộc Armenia lũ lượt rời Nagorno-Karabakh?
Chính quyền ly khai vùng Nagorno-Karabakh hôm nay đã đồng ý giải tán chính quyền của mình và chính thức trở thành một phần của Azerbaijan vào cuối năm nay, theo AFP.
Sau khi có thông báo trên, ông Peskov nói: “Chúng tôi đã lưu ý đến điều này và đang theo dõi chặt chẽ tình hình. Lực lượng gìn giữ hòa bình của chúng tôi tiếp tục hỗ trợ người dân”.
Vùng Nagorno-Karabakh ban đầu tuyên bố độc lập, ly khai Azerbaijan vào thập niên 1990, ngay sau khi Liên Xô sụp đổ. Nagorno-Karabakh được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan. Tuy nhiên, vùng đất ly khai này có cư dân đa số là người gốc Armenia và được chính quyền Yerevan hậu thuẫn.
Azerbaijan giành lại nhiều vùng tại Nagorno-Karabakh và xung quanh đó sau cuộc chiến năm 2020. Moscow đã triển khai gần 2.000 binh sĩ gìn giữ hòa bình đến vùng Nagorno-Karabakh sau lệnh ngừng bắn năm 2020.
Lo ngại về di cư tập thể ở Nagorno-Karabakh sau chiến thắng của Azerbaijan
120.000 người thuộc sắc tộc Armenia ở Nagorno-Karabakh sẽ đến Armenia vì họ không muốn sống như một phần của Azerbaijan và lo sợ thanh lọc sắc tộc, theo giới chức khu vực ly khai.
Ông David Babayan, cố vấn của ông Samvel Shahramanyan - lãnh đạo ly khai tại Nagorno-Karabakh, cho biết người thuộc sắc tộc Armenia ở khu vực này "không muốn sống như một phần của Azerbaijan". "99,9% muốn rời khỏi vùng đất lịch sử của chúng tôi", ông trả lời phỏng vấn Reuters ngày 24.9.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga sơ tán dân thường ở Nagorno-Karabakh hôm 21.9. Ảnh REUTERS
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cùng ngày cho biết người Armenia ở Karabakh có khả năng sẽ rời khỏi khu vực và Yerevan sẵn sàng tiếp nhận họ, sau thất bại trước Azerbaijan hồi đầu tuần này trong tranh chấp lãnh thổ đã diễn ra từ khi Liên Xô sụp đổ.
Nagorno-Karabakh là vùng lãnh thổ được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan nhưng cư dân chủ yếu là người thuộc sắc tộc Armenia với chủ trương ly khai. Cho đến gần đây, khu vực này vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của Baku, nhưng lực lượng ly khai đã buộc phải tuyên bố ngừng bắn vào ngày 20.9 sau chiến dịch quân sự chớp nhoáng trong 24 giờ của quân đội Azerbaijan vốn lớn mạnh hơn rất nhiều.
Azerbaijan cho biết họ sẽ đảm bảo quyền lợi của người Armenia tại Karabakh và sáp nhập khu vực, nhưng những cư dân này nói rằng họ e sợ.
Trong một tuyên bố, các nhà lãnh đạo người Armenia ở Karabakh cho biết tất cả những người bị mất nhà cửa do hoạt động quân sự của Azerbaijan và muốn rời đi sẽ được lực lượng gìn giữ hòa bình Nga hộ tống đến Armenia. Ông Babayan không biết khi nào người dân sẽ di chuyển xuống Hành lang Lachin, tuyến đường bộ duy nhất kết nối khu vực này với Armenia.
Thủ tướng Pashinyan đã phải đối mặt với những lời kêu gọi từ chức tại Armenia vì không giữ được Karabakh. Trong bài phát biểu trước quốc dân, ông Pashinyan cho biết viện trợ nhân đạo đã đến khu vực nhưng người Armenia ở Karabakh vẫn phải đối mặt với "nguy cơ thanh lọc sắc tộc".
Một cuộc di cư tập thể có thể thay đổi sự cân bằng quyền lực mong manh ở khu vực Nam Kavkaz, nơi nhiều sắc tộc sinh sống với các đường ống dẫn dầu và khí đốt dày đặc, cũng là nơi Nga, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đang tranh giành ảnh hưởng.
Chiến thắng của Azerbaijan vào tuần trước dường như là kết cục mang tính quyết định cho một trong những "xung đột đóng băng" kéo dài hàng thập niên sau sự tan rã của Liên Xô. Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev tuyên bố nắm đấm sắt của ông đã đập tan ý tưởng về một Karabakh độc lập và khu vực này sẽ biến thành "thiên đường" khi nằm dưới sự quản lý của Azerbaijan.
Armenia cho biết hơn 200 người thiệt mạng và 400 người bị thương trong chiến dịch quân sự của Azerbaijan hôm 19.9. Số phận của người Armenia ở Karabakh đã làm dấy lên quan ngại ở Moscow, Washington và Brussels.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, người đã tổ chức các cuộc đàm phán khẩn cấp với Armenia và Azerbaijan, cho biết trên mạng xã hội: "Mỹ sẽ tiếp tục kiên định ủng hộ Armenia cũng như chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước này".
Armenia sẵn sàng đối thoại 'khẩn' với Azerbaijan để xoa dịu căng thẳng Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan bày tỏ sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán khẩn cấp với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev để giảm leo thang tình hình căng thẳng ở biên giới giữa hai nước. Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tại Moskva, Nga ngày 20/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Từ lâu, tại biên...