Nga nói Đức và các thành viên NATO bị Mỹ chi phối, ‘chiếm đóng’
Theo quan điểm của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, Đức và phần còn lại của NATO đang chịu sự chi phối của Mỹ – quốc gia yêu cầu họ chi 2% GDP cho quân sự.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 8/2 cho rằng Mỹ tiếp tục “chiếm đóng” Đức xét theo mọi tiêu chuẩn khoa học, còn các đồng minh NATO của Mỹ đã “dâng” cả chủ quyền cho Washington và không được phép có tiếng nói về các vấn đề như Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2).
Thủ tướng Đức Olaf Scholz (trái) hội đàm trực tiếp với Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu tiên vào ngày 7/2/2022. Ảnh: AP
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với kênh RT (Nga), bình luận về cuộc hội đàm của Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 7/2 tại Washington, bà Zakharova chỉ ra rằng Berlin vẫn nằm dưới quyền của Washington kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Bà Zakharova nói thêm: “Các đại sứ Mỹ tại Đức, những người được cho là sẽ làm việc ở đó để cải thiện quan hệ song phương, vẫn tiếp tục ra lệnh cho các quan chức Đức”. Ông Richard Grenell, Đại sứ Mỹ tại Berlin thời Chính quyền Donald Trump đã ra lệnh cho quan chức Đức hàng ngày về những việc phải làm đối với các vấn đề như Nord Stream 2.
Theo bà Zakharova, Đức đang bị Mỹ đối xử như là “nước bảo hộ”, đồng thời lưu ý rằng điều này không chỉ thể hiện dưới dạng đòn bẩy tài chính, mà còn được hỗ trợ bởi 30.000 binh sĩ Mỹ tại thực địa.
Video đang HOT
“Tại sao Berlin lại cho phép mình bị đối xử như vậy là câu hỏi cần đặt ra với Đức, nhưng thực tế là đó không phải là mối quan hệ bình đẳng”, bà Zakharova nói.
ADVERTISING
X
Bà Zakharova cũng giải thích những nỗ lực của Washington nhằm ngăn chặn Berlin mua khí đốt tự nhiên của Nga thông qua đường ống Nord Stream 2 cho thấy Mỹ coi thường các lợi ích của Đức: “Đức cần loại khí đốt này không phải vì họ thích Nga hay muốn làm hài lòng chúng tôi. Họ cần khí đốt, đó là thứ nuôi sống nền kinh tế, đó là nguồn tài nguyên mà quá trình phát triển công nghiệp của Đức dựa vào, đó là thứ họ cần để sống, về cơ bản là vấn đề sống còn”.
Thay vào đó, Washington đang tìm cách hỗ trợ Đức mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ. Tuy nhiên, giá LNG của Mỹ cao hơn nhiều, vì vậy Mỹ đã yêu cầu Đức đánh thêm thuế người dân và bù đắp chênh lệch thông qua trợ cấp. Theo bà Zakharova, đây là hành vi sử dụng năng lượng làm đòn bẩy chính trị, chính xác là những gì Mỹ cáo buộc Nga.
Theo quan điểm của bà Zakharova, phần còn lại của châu Âu cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Bà chỉ ra rằng giới lãnh đạo Mỹ đang điều khiển các thành viên NATO ở châu Âu và ra lệnh cho họ chi 2% GDP cho quân sự.
Mỹ, Đức khẳng định thiện chí tiếp tục đàm phán an ninh với Nga
Phát biểu sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Nhà Trắng ngày 7/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Washington và Berlin sẵn sàng tiếp tục đàm phán an ninh với Nga.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Thủ tướng Đức Olaf Scholz (trái) tại cuộc hội đàm ở Nhà Trắng, Washington, DC, Mỹ, ngày 7/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Biden nêu rõ ngoại giao là cách tốt nhất để giải quyết tình hình ở biên giới Nga-Ukraine và "chúng tôi (Mỹ cùng Đức) tiếp tục thiện chí đàm phán an ninh với Nga".
Về phần mình, Thủ tướng Đức nói thêm rằng cần phải "sử dụng mọi cơ hội ngoại giao" để giảm leo thang căng thẳng.
Cùng ngày, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết Mỹ đang tiếp xúc với các đối tác châu Âu trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để thảo luận về nhiều chủ đề, kể cả kế hoạch điều thêm quân đến châu Âu.
Tổng thống Joe Biden đã tránh trả lời trực tiếp câu hỏi về khả năng điều động thêm các đơn vị vũ trang tới châu Âu. Phản ứng duy nhất của ông là giơ nắm tay hàm ý ủng hộ đưa quân đội Mỹ đến Ba Lan trước đó để củng cố sườn phía Đông của NATO.
Lầu Năm Góc không nhận thấy mối đe dọa trực tiếp đối với sườn phía Đông của NATO, song ghi nhận động thái di chuyển và tập trung của quân đội Nga ở gần biên giới với Ukraine. Bình luận về thông tin này, ngày 7/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định quân đội Nga "ở nơi đâu họ cần, chúng tôi ở nhà của mình".
Trong một diễn biến liên quan, phóng viên TTXVN tại Washington dẫn tờ The Hill cho biết ngày 6/2, Tổng thống Biden đã điện đàm với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron về tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine. Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí sẽ tiếp tục duy trì liên hệ và tăng cường tham vấn với các đồng minh và đối tác, bao gồm Ukraine.
Cuộc điện đàm trên được thực hiện ngay trước thềm chuyến công du ngày 7/2 tới Nga của ông Macron để gặp Tổng thống Vladimir Putin và sau đó tới Ukraine.
Trong những năm qua, Tổng thống Macron luôn duy trì quan điểm rằng các nước châu Âu nên tiếp tục các kênh đối thoại mở với Nga và khẳng định "đối thoại có điều kiện" sẽ chỉ dẫn tới một cuộc đối đầu với Moskva trong một thế giới thay đổi nhanh chóng như hiện nay.
Căng thẳng trong quan hệ Nga và phương Tây đã leo thang trong những ngày gần đây khi Mỹ và NATO cho rằng có khả năng Moskva triển khai hành động quân sự đối với Ukraine. Tuy nhiên, Nga luôn bác bỏ và cho rằng đây là động thái làm leo thang căng thẳng vô căn cứ, đồng thời nhấn mạnh Nga không gây đe dọa với bất cứ quốc gia nào. Moskva cũng cảnh báo mưu toan dùng giải pháp quân sự cho cuộc khủng hoảng miền Đông Ukraine sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
Hy vọng từ vòng đàm đầu tiên giữa phương Tây và Taliban Cuộc đàm phán chính thức đầu tiên tới đây giữa đại diện chính quyền Taliban tại Afghanistan với các nước phương Tây sẽ là cơ hội để "chuyển đổi bầu không khí chiến tranh" sau hai thập kỷ chiến tranh chống lại lực lượng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ông Zabihullah Mujahid - người phát ngôn của Taliban tại...