Nga “nín thở” khi Ukraine có vũ khí hạt nhân?
Giới chuyên gia cho rằng, nếu Ukraine phát triển vũ khí hạt nhân của riêng mình, đó sẽ là một mối hoạ đối với Moscow. “Chẳng dễ thở chút nào khi bên sườn luôn có một đầu đạn hạt nhân chờ nổ”, một chuyên gia quốc tế bình luận.
Thủ lĩnh đảng Cấp tiến, nghị sĩ Verkhovnaya Rada Oleh Lyashko tuyên bố rằng Ukraine cần chế tạo vũ khí hạt nhân riêng của nước mình.
Trong cuộc phỏng vấn của Segodnya.ua, ông Lyashko nhấn mạnh: “Tôi đã nói nhiều lần với Tổng thống, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia và Thủ tướng, rằng Ukraina phải xúc tiến công việc về khôi phục tiềm năng hạt nhân của đất nước để phục vụ yêu cầu an ninh. Chúng ta có đủ mọi khả năng. Chúng ta có trường phái khoa học, có uranium, có các sáng chế, có “Pivdenmash” (doanh nghiệp về sản xuất kỹ thuật tên lửa-vũ trụ, nằm ở Dnepropetrovsk). Chúng ta thừa sức chế tạo tên lửa hạt nhân”, nghị sĩ Lyashko khẳng định.
Trước đó, ngày 23.3, tại một cuộc họp của các nhà vật lý hạt nhân tại Kharkov, Tổng thống Ukraine Petro Porpshenko cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của nhà máy hạt nhân đầu tiên trên thế giới được phát triển bởi các chuyên gia Ukraine.
Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Pripyat , Ukraine bị nổ là thảm hoạ hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử.
Video đang HOT
Ông Poroshenko cũng cho rằng, Ukraine đã có những đóng góp to lớn cho chương trình không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Trong khi đó, ông Igor Ivanov, Bộ trưởng Ngoại giao Nga giai đoạn 1998-2004 mới đây cảnh báo, cuộc khủng hoảng Ukraine đã tạo ra những nguy cơ chiến tranh hạt nhân ở châu Âu lớn hơn bất cứ khi nào kể từ những năm 1980.
Ông Ivanov cũng đổ lỗi cho hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa mà Mỹ thiết lập ở châu Âu là gốc rễ của nguy cơ chiến tranh hạt nhân ở khu vực này. “Điều này đặc biệt nhạy cảm đối với Moscow vì nó đồng nghĩa với việc Washington đang tiến gần đến biên giới của nước Nga”.
Tuy nhiên, Mỹ và Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nói rằng, lá chắn tên lửa được thiết kế để bảo vệ châu Âu chống lại tên lửa đạn đạo của Iran và Nga không phải là mục tiêu trong kế hoạch này.
Ông Ivanov cho biết: “Có điều chắc chắn rằng, một khi Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan, Nga sẽ phản ứng bằng cách triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của riêng mình tại Kaliningrad”.
Ông Ivanov cũng nhấn mạnh, châu Âu và Nga có rất ít cơ hội để hòa giải xung quanh cuộc khủng hoảng ở Ukraine và nguy cơ đối đầu bằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân là cao hơn so với những năm 1980.
Trong khi đó Nga và Mỹ đã cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của mỗi nước. Vào tháng 5. 2015, họ chỉ còn hơn 7.000 đầu đạn hạt nhân mỗi nước, khoảng 90% số lượng của thế giới, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cáo buộc rằng, Nga đe dọa các nước láng giềng khi nói chuyện về vũ khí hạt nhân, đồng thời ông này cũng công khai bày tỏ mối quan ngại giữa của các quan chức phương Tây về mối đe doạ từ Nga.
Giới chuyên gia cho rằng, không thể phủ nhận sức mạnh quân sự của Nga, nhưng nếu Ukraine phát triển vũ khí hạt nhân của riêng mình, đó sẽ là một mối hoạ đối với Moscow. “Chẳng dễ thở chút nào khi bên sườn luôn có một đầu đạn hạt nhân chờ nổ”, một chuyên gia quốc tế bình luận.
Theo Danviet
IAEA cảnh báo khủng bố có đủ khả năng chế tạo bom hạt nhân
Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ngày 25.3 cảnh báo các phần tử khủng bố có đủ "phương tiện, kiến thức và thông tin" để chế tạo bom hạt nhân.
Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Yukiya Amano - Ảnh: Reuters
"Chủ nghĩa khủng bố đang bành trướng khắp nơi và chúng ta không thể loại trừ khả năng khủng bố sử dụng vũ khí hạt nhân", Tổng giám đốc IAEA Yukiya Amano cho biết, theo AFP.
"Ngày nay các phần tử khủng bố có đủ phương tiện, kiến thức và thông tin để chế tạo bom hạt nhân. Các quốc gia thành viên IAEA cần phải tăng cường an ninh hạt nhân", ông Amano cho biết thêm.
Ông Amano đưa ra phát ngôn trên trước sự kiện khoảng 50 lãnh đạo thế giới sẽ đến thủ đô Washington, Mỹ vào ngày 31.3 tham dự kỳ họp thượng đỉnh thảo luận về việc đảm bảo an toàn cho vật liệu hạt nhân trong 1.000 cơ sở hạt nhân trên thế giới, đồng thời bàn về đối phó khủng bố hạt nhân.
Trong cuộc điều tra vụ tấn công khủng bố thủ đô Brussels hôm 22.3 (Bỉ) khiến trên 30 người chết, cảnh sát Bỉ phát hiện các nghi phạm đánh bom liều chết đã âm mưu tấn công nhà máy bay điện hạt nhân ở Bỉ để trộm vật liệu hạt nhân nhằm chế tạo bom nguyên tử, nhưng may mắn là chúng đã đổi kế hoạch vào phút cuối.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Hé lộ 'chiêu' Trung Quốc bắt bí Mỹ để giúp Triều Tiên giảm trừng phạt Theo tiết lộ của hãng tin Reuters, Bắc Kinh đã bắt bí Washington để Mỹ chấp nhận việc giảm nhẹ trừng phạt đối với Triều Tiên. Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc (LHQ) đã đồng ý với yêu cầu của Trung Quốc là xóa tên 4 chiếc tàu ra khỏi danh sách cần trừng phạt về tội giúp Triều Tiên buôn lậu...