Nga nhất trí phối hợp với Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên
Hãng thông tấn RIA ngày 25/3 dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh Moskva và Bắc Kinh đã nhất trí phối hợp chặt chẽ về tình hình Bán đảo Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa ( ICBM) mới.
(Ảnh do Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên đăng phát): Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasongpho-17 được phóng thử từ sân bay quốc tế Bình Nhưỡng, ngày 24/3/2022. Ảnh: KCNA/TTXVN
Thông cáo cho hay trong cuộc gặp giữa Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov và ông Lưu Hiểu Minh – đặc phái viên Trung Quốc về Bán đảo Triều Tiên, “hai bên đã bày tỏ quan ngại về những diễn biến mới nhất tại tiểu vùng”. Hai bên cũng nhấn mạnh cần tăng cường những nỗ lực nhằm tìm kiếm các giải pháp chính trị và ngoại giao công bằng cho các vấn đề của khu vực Đông Bắc Á” và “nhất trí duy trì phối hợp chặt chẽ giữa Nga và Trung Quốc”.
Cũng trong ngày 25/3, Ngoại trưởng Nhóm các nền công nghiệp và phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) đã ra tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về vụ phóng thử ICBM mà Triều Tiên mới thực hiện, đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng trở lại cam kết tạm dừng phóng thử tên lửa.
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn tuyên bố chung được Bộ Ngoại giao Đức – quốc gia nắm giữ cương vị Chủ tịch G7 trong năm 2022 – công bố nêu rõ hành động của Triều Tiên đe dọa hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế, gây nguy hiểm và nguy cơ không thể dự báo trước đối với ngành hàng không dân dụng quốc tế và hoạt động điều hướng trong lĩnh vực hàng hải trong khu vực, đòi hỏi phản ứng thống nhất của cộng đồng quốc tế, bao gồm cả các biện pháp tiếp theo của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ).
G7 kêu gọi Triều Tiên tuân thủ đầy đủ mọi nghĩa vụ pháp lý theo các nghị quyết liên quan của HĐBA LHQ, đồng thời chấp nhận các đề nghị đối thoại từ tất cả các bên – bao gồm Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Các Ngoại trưởng G7 và Đại diện cấp cao EU cũng kêu gọi Bình Nhưỡng từ bỏ hoàn toàn, có thể xác minh và không thể đảo ngược các chương trình liên quan đến tên lửa đạn đạo và vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Video đang HOT
Ngày 24/3, Triều Tiên đã phóng thử Hwasongpho-17, một loại ICBM mới. Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin tên lửa được phóng từ Sân bay quốc tế Bình Nhưỡng, đã đạt đến độ cao tối đa 6.248,5 km và tầm bay xa 1.090 km trong 4.052 giây trước khi bắn trúng mục tiêu trên biển. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2017, Triều Tiên tiến hành một vụ thử ICBM hoàn chỉnh và là lần phóng thử vũ khí thứ 12 được Bình Nhưỡng thực hiện trong năm nay.
Hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát phóng tên lửa ICBM mới
Đích thân Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã đi thị sát, chỉ đạo trực tiếp vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới của nước này vào ngày 24/3.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tới sân bay quốc tế Bình Nhưỡng thị sát phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-17. Ảnh: KCNA
Triều Tiên ngày 25/3 cho biết nước này đã phóng thử thành công tên lửa ICBM mới có tên gọi Hwasong-17 một ngày trước đó.
Theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), phát biểu ngay tại buổi thị sát phóng tên lửa, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un nhấn mạnh quốc gia đã "hoàn toàn sẵn sàng cho cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ".
"Vũ khí chiến lược mới của Triều Tiên sẽ khiến cả thế giới một lần nữa nhận thấy rõ sức mạnh các lực lượng vũ trang chiến lược của chúng ta", nhà lãnh đạo cảnh báo bất kỳ thế lực nào xâm phạm đến an ninh của đất nước cũng phải biết rằng sẽ phải trả một "cái giá đắt".
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un ký phê duyệt thử ICBM ngày 23/3. Ảnh: KCNA
Tên lửa Hwasong-17 đã bay đến độ cao tối đa 6.248,5 km và vượt quãng đường 1.090 km. Ảnh: KCNA
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un vui mừng khi thấy tên lửa phóng thành công. Ảnh: KCNA
KCNA cho biết tên lửa Hwasong-17 được phóng từ Sân bay quốc tế Bình Nhưỡng, đã bay đến độ cao tối đa 6.248,5 km và bay quãng đường 1.090 km trong 4.052 giây trước khi bắn trúng mục tiêu trên biển. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cho biết vũ khí mới "sẽ thực hiện một cách đáng tin cậy sứ mệnh và nhiệm vụ của nó như một biện pháp răn đe chiến tranh hạt nhân mạnh mẽ".
Trong khi đó, quân đội Hàn Quốc ước tính tên lửa mà Triều Tiên vừa phóng có tầm bắn xa tới 6.200 km - xa hơn tên lửa ICBM gần đây nhất mà Triều Tiên phóng thử hồi tháng 10/2017.
Ngay sau vụ phóng, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã chủ trì cuộc họp khẩn cấp với Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) và lên án mạnh mẽ hành động phóng thử của Triều Tiên. Ngoại trưởng Chung Eui-Yong đã điện đàm với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken về vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên và hai bên đã nhất trí sẽ có "những phản ứng nghiêm khắc" đối với việc này.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un chụp ảnh cùng binh sĩ thuộc lực lượng chiến lược của Triều Tiên ngày 24/3. Ảnh: KCNA
Sự kiện ngày 24/3 đánh dấu vụ phóng tên lửa ICBM đầu tiên của Triều Tiên kể từ năm 2017.
Hồi tháng 4/2018, Bình Nhưỡng tuyên bố ngừng các vụ thử hạt nhân và ICBM trong bối cảnh Seoul thúc đẩy chính sách ngoại giao, làm cầu nối cho nước láng giềng và Mỹ tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tại Singapore vào tháng 6 cùng năm.
Những thách thức hàng đầu với Tổng thống đắc cử Hàn Quốc Các chính sách mạo hiểm mà ông Yoon Seok-yeol đưa ra trong chiến dịch tranh cử tổng thống Hàn Quốc sẽ gặp nhiều thách thức khi thực hiện. Theo nhận định của Tiến sĩ Swaran Singh, Giáo sư về ngoại giao và giải trừ quân bị tại Khoa Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Jawaharlal Nehru (Ấn Độ) trên trang web Thời báo...