Nga-Nhật khởi động tập trận cứu hộ hàng hải ở vùng Viễn Đông của Nga
Sáng nay (28.10), các tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga và tàu khu trục Hamagiri của Lực lượng Quốc phòng Nhật Bản, đã đến vịnh Peter Đại đế gần Vladivostok, bắt đầu cuộc tập trận cứu hộ hàng hải ở vùng Viễn Đông của Nga.
Tổng thống Nga Putin quan sát các cuộc diễn tập quân sự gần Yuzhno-Sakhalinsk, trên đảo Sakhalin hôm 16.7.2013.
Sau một thời gian đóng băng quan hệ do Nhật Bản quyết định tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây chống lại Nga hồi đầu năm nay, Bộ tư lệnh hải quân Nhật Bản đã nối lại liên lạc với các lực lượng vũ trang Nga.
Theo kịch bản của cuộc diễn tập lần này, các thủy thủ đoàn sẽ phải xử lý đám cháy trên 1 con tàu đang gặp sự cố và cứu người bằng những chiếc bè cứu sinh bơm hơi, bên cạnh đó còn mô phỏng các hoạt động phối hợp của các nhóm cứu hộ, Thuyền trưởng hạng nhất Roman Martov, phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương chia sẻ với hãng tin Itar-Tass.
“Tham gia cuộc diễn tập lần này, về phía Nga có tàu chống ngầm Đô đốc Panteleyev, các tàu cứu hộ Sayany, tàu kéo MB-105 và 1 trực thăng Kamov-27PS. Lực lượng Hải quân Nhật Bản xác nhận tàu khu trục Hamagiri đến Vladivostok hôm 25.10 vừa qua.
Video đang HOT
Trước khi bắt đầu nhiệm vụ, những thành viên tham gia cuộc diễn tập quân sự đã tổ chức hội nghị phối hợp và diễn tập chống vi phạm bản quyền.
Truyền thông Nhật Bản cho hay, các quan chức của Lực lượng Hải quân Nhật Bản lên kế hoạch tổ chức các cuộc tham vấn với Hạm đội Thái Bình Dương để trao đổi về việc liên tục tổ chức các khóa huấn luyện trong quan hệ song phương ở lĩnh vực quốc phòng.
Các đơn vị hải quân của Nga và Nhật bắt đầu tổ chức các bài tập cứu hộ hàng hải năm 1998.
Theo LDO
Mỹ công bố dự thảo Nghị quyết về tranh chấp ở châu Á Thái Bình Dương
M Hạ nghị sỹ Forbes nhấn mạnh, dự thảo tái khẳng định lợi ích quốc gia của Mỹ trong việc đảm bảo tự do hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp.
Sáng 1/8 (theo giờ Việt Nam), Hạ nghị sỹ Randy Forbes, Chủ tịch Tiểu ban sức mạnh biển và triển khai lực lượng, và Hạ nghị sỹ Colleen Hanabusa, thành viên Ủy ban Quân lực Hạ viện, đã giới thiệu Dự thảo nghị quyết lưỡng đảng tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với tự do hàng hải ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Căng thẳng trên Biển Đông đe dọa nghiêm trọng đến an ninh châu Á.
Dự thảo nghị quyết một lần nữa tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ Mỹ đối với tự do hàng hải, việc sử dụng hợp pháp vùng biển và vùng trời tại châu Á-Thái Bình Dương, cũng như giải pháp ngoại giao, hòa bình cho các đòi hỏi chủ quyền, tranh chấp biển và lãnh thổ.
Dự thảo nghị quyết nêu rõ, các vùng biển và vùng trời tại châu Á-Thái Bình Dương giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thịnh vượng, ổn định và an ninh trong khu vực, trong đó có hoạt động thương mại toàn cầu.
Dự thảo nghị quyết khẳng định, Mỹ có lợi ích rõ ràng trong việc khuyến khích và ủng hộ các nước trong khu vực hợp tác và giải quyết các bất đồng bằng con đường ngoại giao, đồng thời kịch kiệt phản đối các hành vi cưỡng ép, hăm dọa, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.
Dự thảo nghị quyết của Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ chỉ rõ, những đòi hỏi về chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, chưa được chứng thực theo luật pháp quốc tế bao gồm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, là một mưu toan đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực và cho thấy dấu hiệu vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với ASEAN năm 2002.
Dự thảo nghị quyết nhấn mạnh, Chính phủ Mỹ lên án các hành động cưỡng ép và đe dọa, hoặc sử dụng vũ lực nhằm cản trở sự tự do hoạt động trên không phận quốc tế, thay đổi hiện trạng hoặc gây bất ổn đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Dự thảo nghị quyết hối thúc tất cả các bên kiềm chế những hoạt động gây mất ổn định, bao gồm sự chiếm đóng trái phép, hoặc các nỗ lực nhằm khẳng định một cách trái luật những đòi hỏi chủ quyền gây tranh cãi.
Dự thảo nghị quyết ủng hộ các nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc trong việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử (COC) cũng như ủng hộ sự phát triển của các định chế khu vực, bao gồm Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM ), Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, và Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng, để tạo dựng sự hợp tác thực chất trong khu vực và tăng cường vai trò của luật pháp quốc tế.
Đáng chú ý, Dự thảo nghị quyết của Ủy ban Quân lực Hạ viện nêu rõ, việc Mỹ thiết lập và thực thi một khuôn khổ chính sách với Chính phủ Việt Nam phản ánh cả sự tiến bộ và các thách thức tồn tại trong quan hệ song phương, cũng như những lợi ích an ninh quốc gia quan trọng của Mỹ trong việc làm sâu sắc và mở rộng quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam thông qua việc bán hoặc chuyển giao trang thiết bị quốc phòng thích hợp, góp phần vào sự phát triển và duy trì các khả năng phòng thủ bên ngoài của Việt Nam.
Phát biểu trước các nghị sỹ, Hạ nghị sỹ Forbes nhấn mạnh, Dự thảo nghị quyết tái khẳng định lợi ích quốc gia cơ bản của Mỹ trong việc đảm bảo tự do hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ. Cả hai lĩnh vực này đã liên tục bị thách thức bởi các nỗ lực mang tính cưỡng ép của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng khu vực. Cách hành xử gần đây của Trung Quốc nhấn mạnh một thực tế quan trọng, đó là Mỹ vẫn phải tích cực can dự vào châu Á-Thái Bình Dương để đảm hòa bình và thịnh vượng vốn đã định hình trong khu vực trong suốt 6 thập kỷ qua.
Về phần mình, Hạ nghị sỹ Hanabusa khẳng định, Dự thảo nghị quyết làm sáng tỏ thực tế là tất cả các bên mong muốn thịnh vượng từ nền kinh tế toàn cầu cần phải tuân thủ và tôn trọng những quy tắc quản lý các đại dương và đảm bảo tự do hàng hải. Sự hiện diện mạnh mẽ và lâu dài của các lực lượng Mỹ trong khu vực đã góp phần đảm bảo hòa bình và ổn định ở châu Á suốt 6 thập kỷ qua, và an ninh và sự thịnh vượng của hai bên ngày càng gắn kết chặt chẽ với nhau./.
Theo VOV
Mưa lớn, chiến đấu cơ Nga bị lũ cuốn Một cơn bão lớn ở vùng Viễn Đông của Nga đã khiến một con sông ở thành phố Megadan bị vỡ nhánh và cuốn theo các chiếc máy bay chiến đấu trưng bày từ thời Liên Xô. Lượng mưa trong đêm thứ Ba tuần qua tương đương với lượng mưa suốt cả ba tháng. Mưa lớn đã khiến sông Magadan vốn không sâu...