Nga, Nhật bắt tay phát triển mỏ dầu
Nga và Nhật Bản hôm nay đã ký kết một thỏa thuận nhằm cùng thăm dò và phát triển một mỏ dầu và khí đốt có tiềm năng sinh lợi lớn ở ngoài khơi khu vực Viễn Đông của Nga, trong bối cảnh hai nước tăng cường quan hệ kinh tế.
Thủ tướng Nhật Abe và Tổng thống Nga Putin trong cuộc gặp hồi tháng trước.
Công ty Inpex của Nhật Bản và tập đoàn dầu mỏ quốc gia Rosneft đã nhất trí hợp tác về mỏ dầu, ước tính có trữ lượng khoảng 3,4 triệu thùng ở ngoài khơi bang Magadan của Nga, theo tờ Yomiuri Shimbun. Trữ lượng này tương đương lượng dầu nhập khẩu trong 3 năm của Nhật Bản.
Theo thỏa thuận, 2 công ty sẽ thiết lập các liên doanh để tiến hành việc thăm dò, và Index sẽ nắm 1/3 cổ phần.
“Inpex vui mừng thông báo rằng công ty đã ký thỏa thuận hợp tác với Rosneft… để tìm kiếm cơ hội cùng thăm dò và phát triển các mỏ dầu Magadan 2 và 3 ở Biển Okhotsk”, một tuyên bố của Index cho biết.
Video đang HOT
Thỏa thuận trên diễn ra sau khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin nhất trí hợp tác trong các dự án ở vùng Viễn Đông của Nga khi ông Abe tới thăm Mátxcơva hồi tháng trước.
Cũng trong tháng trước, Rosneft và tập đoàn Marubeni của Nhật Bản đã ký kết thỏa thuận về việc xây dựng một nhà máy khí đốt hóa lỏng ở vùng Viễn Đông của Nga.
Tokyo đang mong muốn khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ của Nga vì các nguồn cung năng lượng rất hạn chế của Nhật Bản. Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới hiện đã hợp tác với Nga về việc sản xuất khí đốt tại các dự án khác ở đảo Sakhalin.
Các nhà phân tích cho hay bất chấp các bất đồng về lịch sử, trong đó có cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài nhiều thập niên vốn ngăn cản hai bên ký kết một hiệp định hòa bình Thế chiến II, Tokyo và Mátxcơva đang mong muốn xây dựng mối quan hệ thân thiết hơn, trong một khu vực mà sức mạnh của Trung Quốc đang ngày càng gây lo lắng.
Lo ngại của công chúng về điện hạt nhân sau thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima hồi năm 2011 cũng khiến Nhật Bản phải quay lại phụ thuộc nhiều hơn vào nhiên liệu hóa thạch.
Theo Dantri
Hàn Quốc: Bê bối điện hạt nhân tiếp tục lan rộng
Hàn Quốc hôm nay đã phải ra lệnh đóng cửa thêm 2 lò phản ứng hạt nhân, đồng thời hoãn việc khởi động hai nhà máy khác sau khi phát hiện thêm nhiều thiết bị lắp tại các nhà máy này sử dụng chứng chỉ chất lượng giả mạo.
Một góc khu liên hợp điện hạt nhân Gori, gần cảng Busan
Quyết định trên vừa được Ủy ban an toàn và an ninh hạt nhân (NSSC) của Hàn Quốc đưa ra. Như vậy, đến nay đã có tổng cộng 10 trong tổng số 23 lò phản ứng hạt nhân của nước này phải ngừng hoạt động, làm dấy lên lo ngại về khả năng thiếu hụt năng lượng trong mùa Hè tới.
Hiện năng lượng hạt nhân đáp ứng khoảng hơn 35% nhu cầu điện năng của quốc gia này.
NSSC khẳng định họ đã đóng cửa một lò phản ứng tại khu liên hợp hạt nhân Gori và một lò khác tại nhà máy điện Wolseong sau khi phát hiện cả hai nhà máy có sử dụng thiết bị đi kèm giấy chứng nhận chất lượng giả mạo.
Việc đưa một lò phản ứng hạt nhân khác tại Gori đang được bảo dưỡng trở lại hoạt động cũng như khai trương một lò phản ứng khác tại Wolseong cũng bị đình lại vì cùng lí do trên, NSSC cho biết. Toàn bộ các thiết bị không đạt chất lượng được sử dụng tại 4 lò phản ứng này sẽ phải thay thế.
Thời gian qua, ngành điện hạt nhân của Hàn Quốc đã gặp nhiều rắc rối sau một loạt sự cố hỏng hóc, buộc phải ngừng hoạt động cũng như các vụ bê bối tham nhũng khiến niềm tin của công chúng bị lung lay kể từ sau thảm họa hạt nhân tại Fukushima, Nhật Bản năm 2011.
Theo quy định, toàn bộ thiết bị sử dụng tại các lò phản ứng hạt nhân của Hàn Quốc phải được cấp chứng nhận chất lượng và an toàn từ 1 trong số 12 tổ chức quốc tế được chính phủ nước này chỉ định.
Hồi năm ngoái, các cơ quan điều tra phát hiện 8 nhà cung cấp đã làm giả các giấy chứng nhận này để tuồn vào hàng nghìn thiết bị tại một số lò phản ứng. Mặc dù đây chỉ là các thiết bị "không cốt lõi", và không có nguy cơ mất an toàn đe dọa tới công chúng, cơ quan chức năng vẫn mở cuộc điều tra trên toàn quốc và ra lệnh thay thế tất cả thiết bị không đạt chuẩn.
Trong tháng này, 6 kỹ sư điện hạt nhân và các nhà cung cấp cũng bị tống giam vì dính líu đến bê bối này.
Theo Dantri
Nhật Bản công bố xóa khoản nợ khổng lồ cho Myanmar Nhật Bản đã công bố các khoản cho vay mới và xóa một khoản nợ khổng lồ cho Myanmar trong bối cảnh Tokyo muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế với quốc gia Đông Nam Á. Thủ tướng Abe và Tổng thống Thein Sein trong cuộc hội đàm ngày 26/5. Thông báo trên được đưa ra ngày 26/5 trong khuôn khổ chuyến công...