Nga nhận được phản hồi đáng kể duy nhất về vụ cựu điệp viên nghi bị đầu độc
Đại diện thường trực của Nga tại Tổ chức chống phổ biến vũ khí hóa học (OPCW) cho biết chỉ nhận được phản hồi đáng kể duy nhất từ cơ quan này liên quan đến cuộc điều tra nghi vấn cựu điệp viên hai mang Nga Sergei Skripal bị đầu độc tại Anh.
Nga đã gửi bản danh sách câu hỏi liên quan đến nghi án cựu điệp viên Skripal cho phía Anh, Pháp và OPCW. (Ảnh minh họa: Reuters)
“Tối qua, Ban Thư ký kỹ thuật OPCW đã trao phản hồi cho Đại diện thường trực của Nga, chúng tôi đang xem xét”, phái đoàn ngoại giao Nga xác nhận hôm nay 4/4 và cho biết thêm rằng OPCW chỉ cung cấp cho Nga “câu trả lời đáng kể duy nhất” về vụ việc Skripal.
Hôm 1/4, Nga đã gửi một bản danh sách gồm 13 câu hỏi cho OPCW để đề nghị giải đáp những câu hỏi liên quan đến vụ Skripal. Trong đó, Moscow đã đặt ra câu hỏi liệu Anh đã trao dữ liệu và bằng chứng nào cho OPCW và liệu Ban thư ký OPCW có ý định chia sẻ thông tin với Hội đồng hành pháp OPCW mà Nga là thành viên hay không.
Video đang HOT
Hôm 2/4, Đại diện thường trực của Nga tại OPCW Alexander Shulgin c ảnh báo, nếu các chuyên gia Nga không được tham gia cuộc điều tra, Nga sẽ không công nhận bất cứ kết quả điều tra nào về vụ Skripal. Tuy nhiên, hôm nay phái đoàn Anh tại OPCQ đã bác đề xuất này của Nga và cho rằng đây là hành động “ngoan cố” của Moscow.
Căng thẳng giữa Nga và Anh nói riêng, phương Tây nói chung leo thang căng thẳng sau vụ cựu điệp viên hai mang của Nga Sergei Skripal và con gái Yulia nghi bị đầu độc tại Anh hôm 4/3. Anh cáo buộc Nga đứng sau nghi án, trong khi Moscow phản bác cáo buộc bị cho là “vô căn cứ” này.
Minh Phương
Theo Dantri
6 nước tẩy chay World Cup ở Nga vì vụ cựu điệp viên
6 quốc gia tuyên bố sẽ không cử quan chức đại diện tham dự World Cup 2018 diễn ra tại Nga và cũng cân nhắc tẩy chay sự kiện này để đáp trả vụ cựu điệp viên hai mang Nga Sergei Skripal nghi bị đầu độc tại Anh hồi đầu tháng.
Cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái Yulia nghi bị đầu độc tại Anh hôm 4/3. (Ảnh: ABC News)
Hồi giữa tháng 3, chính phủ Anh tuyên bố, không thành viên Hoàng gia hay bộ trưởng nào của nước này tham dự World Cup 2018 diễn ra tại Nga từ ngày 14/6 đến 15/7.
Nối gót Anh, Iceland, Thụy Điển, Đan Mạch, Australia và Nhật Bản cũng tuyên bố sẽ có động thái tương tự để gây sức ép với Nga.
Bộ Ngoại giao Iceland ra thông cáo nói rằng: "Một trong các biện pháp của Iceland là tạm đình chỉ các cuộc tiếp xúc cấp cao song phương với Nga. Do đó, lãnh đạo Iceland sẽ không tham dự FIFA World Cup diễn ra tại Nga vào mùa hè này".
Giới chức Iceland cũng đề nghị phía Nga đưa ra "câu trả lời rõ ràng" liên quan đến vụ cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái Yulia nghi bị đầu độc tại London hôm 4/3.
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop nói: "Tẩy chay World Cup là một trong số các biện pháp hành động mà Australia cân nhắc áp dụng trong trường hợp của Nga".
Kế hoạch tẩy chay World Cup của các nước được đưa ra trong bối cảnh 22 quốc gia trong đó có 16 thành viên Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố trục xuất hơn 130 nhà ngoại giao nghi là gián điệp của Nga.
Nga cực lực chỉ trích động thái này của phương Tây và tuyên bố sẽ đáp trả tương xứng với từng quốc gia.
Minh Phương
Theo Dantri
Đằng sau khủng hoảng ngoại giao Anh - Nga (*): Nghi vấn từ nội bộ Chuyện Thủ tướng Anh nhất quyết trừng phạt Nga mà không đưa ra bằng chứng cụ thể đã bị thủ lĩnh Công Đảng đối lập cho rằng quá vội vã và một cựu đại sứ Anh tại Uzbekistan phản đối vì không có cơ sở khoa học. Ngày 20-3, trong lúc 23 nhà ngoại giao Nga và gia đình lục tục khăn gói...