Nga nhân bản Quái vật biển Caspian
Hãng tin Nga Sputnik dẫn lời đại diện cấp cao Bộ chỉ huy Lực lượng Hải quân Nga cho biết, Nga có kế hoạch nối lại việc sản xuất Ekranoplan mang tên lửa hành trình. Quá trình sản xuất hàng loạt sẽ bắt đầu sau năm 2020.Theo bài báo, Ekranoplan là loại phương tiện di chuyển với tốc độ cao, kết hợp giữa tàu thủy và máy bay. Nó chạy bằng động cơ máy bay, ứng dụng hiệu ứng màn khí động khi di chuyển trên mặt nước ở độ cao vài mét.
Dưới thời Liên Xô cũ, các chuyên gia đã phát triển hai mô hình Ekranoplan cho các lực lượng vũ trang là phiên bản vận tải quân sự “Orlyonok” và phiên bản “Lun” mang tên lửa hành trình.
Khi đó, cơ quan tình báo Mỹ đã phát hiện cuộc thử nghiệm thiết bị kỹ thuật hải quân mới do các chuyên gia Nga thực hiện, nhưng không thể phân định được rõ loại kỹ thuật đó. Thiết bị mới có vẻ đáng gờm, kích thước khổng lồ và tốc độ cao, vì thế Mỹ đã gọi nó là “Quái vật biển Caspian”.
Tuy nhiên, vào những năm 1990, dự án này đã bị đình chỉ do thiếu kinh phí. Hiện nay, bản gốc duy nhất chiếc Ekranoplan “Lun” được lưu giữ tại khu vực biển Caspian.
Trong cuộc trao đổi với phóng viên RIA-Novosti, đại diện cấp cao Bộ chỉ huy Lực lượng Hải quân Nga cho biết, hiện nay Nga nối lại việc sản xuất Ekranoplan với các phiên bản mang tên lửa hành trình.
Theo đó, Bộ Quốc phòng đã đặt ra nhiệm vụ chiến thuật và kỹ thuật, bây giờ đang tiến hành các công việc thiết kế và thử nghiệm. Quá trình sản xuất hàng loạt sẽ bắt đầu sau năm 2020.
Hồi tháng 5/2015, người đứng đầu tập đoàn “Morinformsystem- Agat” Georgy Antsev đã tuyên bố rằng, Cục Thiết kế Trung ương Rostislav Alexeyev đang phát triển dự án chế tạo Ekranoplan với trọng lượng cất cánh khoảng 500 tấn.
Video đang HOT
Mới đây, tại một cuộc triển lãm chuyên ngành ở Nga đã trình bày chiếc Ekranoplan ven biển với trọng lượng cất cánh 60 tấn.
* Trước đó, hãng tin Nga RIA Novosti loan tin, quá trình sản xuất quy mô công nghiệp của dòng Ekranplane sẽ được bắt đầu tiến hành từ năm 2015.
Theo đó, trong giai đoạn đầu Nga sẽ nối lại quá trình phát triển và chế tạo các Ekranoplane có trọng tải 50, 100 và 600 tấn. Từ sau năm 2020, Nga dự kiến chế tạo các loại có trọng tải từ 2.000 tới 3.000 tấn.
Đáng chú ý, một trong những mẫu mới có khả năng mang theo tới 32 tên lửa hành trình siêu thanh Klub. Trong tương lai, các Ekranoplane mới sẽ thực hiện nhiệm vụ kép trong các cuộc xung đột theo lệnh của Bộ Quốc phòng Nga.
Được biết, quá trình nghiên cứu và chế tạo các loại khí tài đặc biệt này đã được bắt đầu từ năm 1957 dưới thời Liên bang Xô viết và bị đình chỉ lại vào đầu những năm 1990. Trong khoảng thời gian đó đã có 30 chiếc được chế tạo với định danh phân loại quốc tế là tàu biển.
Chúng sử dụng hiệu ứng màn khí động để chuyển động sát trên mặt nước và trên bộ. Nhờ việc sử dụng hiệu ứng nói trên, Ekranoplane có tốc độ cao hơn rất nhiều so với tàu đệm khí và tàu cánh ngầm (có thể đạt tới 450 km/giờ).
Các dòng Ekranoplane nổi tiếng được biết tới dưới thời Liên Bang Xô viết chính là Ekranoplane vận tải lớp Eaglet (5 chiếc), và loại mang tên lửa tấn công lớp Lun (1 chiếc duy nhất được chế tạo và đã rời biên chế hạm đội Biển Đen từ năm 1990) và mẫu thử mang tên Quái vật biển Caspian (chìm năm 1980 do tai nạn).
Trong biên chế hải quân Xô viết, loại vũ khí này được sử dụng trong vai trò hỗ trợ đổ bộ, vận tải, săn ngầm và diệt hạm.
Tên lửa hành trình siêu thanh Klub là loại tên lửa đa năng có thể được trang bị trên nhiều phương tiện tác chiến khách nhau như: tàu nổi, tàu ngầm, máy bay và các phương tiện di chuyển mặt đất chuyên dụng.
Tên lửa có khả năng tấn công xa tới 300 km, bay với tốc độ siêu âm, lắp đầu đạn tác chiến chứa 400 kg thuốc nổ, khi bay tới mục tiêu đầu đạn tách ra khỏi thân tên lửa và tốc độ của nó nhanh gấp 3 lần tốc độ âm thanh, rồi đầu đạn tiếp cận mục tiêu với tốc độ hơn 1 km/giây ở độ cao 5-10 m, nhờ đó các hệ thống radar chống tên lửa của đối phương hầu như không thể nhìn thấy nó.
Theobaochinhphu.vn
Trung tá Mỹ: Cần lập trung tâm điều phối hàng hải quốc tế đối phó Trung Quốc
Trong bài viết đăng tải trên website của Học viện Hải quân Mỹ ngày 9/3, Trung tá Jeff W. Benson đã đưa ra đề xuất thành lập trung tâm điều phối hàng hải quốc tế ở Indonesia để đối phó với các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông và Ấn Độ Dương.
Đô đốc Harry B. Harris Jr., chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương Mỹ (trái) và chỉ huy lực lượng tự vệ hàng hải Nhật Bản Kazutaka Sugimoto. (Ảnh: US Navy)
Trong bài viết đăng tải ngày 9/3 trên trang web USNI News, Trung tá Benson, thuộc Trung tâm Tác chiến mặt nước của Hải quân Mỹ, dẫn lời Đô đốc Harry B. Harris, tân tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ (PACOM), khẳng định hồi cuối năm ngoái rằng: "Sự trỗi dậy của Trung Quốc thành một cường quốc quân sự trong khu vực và cường quốc kinh tế của thế giới, với tốc độ hiện đại hóa quân sự nhanh chóng cùng thái độ hung hăng của Bắc Kinh với láng giềng, mang đến cả cơ hội và thách thức cho nước Mỹ".
Bài viết của ông Benson cho hay hải quân Trung Quốc (PLAN) đã không ngừng nỗ lực chế tạo tàu ngầm, tàu chiến. Bắc Kinh dự định đưa vào hoạt động 3 tàu sân bay trong thời gian tới, đồng thời duy trì khả năng phòng thủ biển dựa vào loại tên lửa đạn đạo chống hạm như DF-21D.
Đến năm 2020, PLAN sẽ tiếp tục bổ sung các tàu ngầm hoạt động ở châu Á-Thái Bình Dương, nâng tổng số lên gấp đôi so với hiện nay, tương đương 60% số tàu ngầm Mỹ sẽ được triển khai tại vùng biển này.
Để đối phó với thách thức từ Bắc Kinh, Trung tá Benson đã nêu ra đề xuất thành lập trung tâm điều phối hàng hải quốc tế (IMOC) tại Jakarta (Indonesia) để chứng minh cam kết của Washington với châu Á-Thái Bình Dương cũng như theo dõi các diễn biến trên Biển Đông và Ấn Độ Dương.
Theo ông Benson, IMOC sẽ đóng vai trò như cầu nối để tăng cường mối quan hệ với các lực lượng hải quân Ấn Độ, Indonesia và các nước Đông Nam Á khác. Đồng thời, cơ quan này sẽ đảm bảo việc giao thương hàng hải vốn rất quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trung tá Benson lý giải lựa chọn Indonesia làm nơi đặt trung tâm IMOC rằng: Trước hết Indonesia là một nước lớn trong khu vực với nền kinh tế tương đối phát triển. Thứ hai, Tổng thống đương nhiệm Joko Widodo nhiều lần bày tỏ mong muốn đưa Indonesia thành một cường quốc về hàng hải. Hơn nữa, vị trí của nước này cũng nằm ở trung tâm giúp hạm đội 7 của Mỹ có thể bao quát vùng biển rộng lớn nhờ liên kết với 35 quốc gia trong khu vực.
Trong bài viết của mình, ông Benson nhấn mạnh Mỹ cần có hành động tại châu Á-Thái Bình Dương để tránh mất uy tín với các đồng minh dù chiến dịch xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương của nước này đang bị phân tán bởi một số điểm nóng khác trên thế giới.
Thoa Phạm
Theo Dantri/USNI News
Ấn Độ 'cảnh báo' Trung Quốc với hạm đội chống ngầm 61 tỉ USD Theo Straits Times hôm 30-7, đứng sừng sững trong vũng đậu gần trung tâm thành phố Kolkata, thủ phủ bang Tây Bengal, một trong những vũ khí tối tân nhất của Ấn Độ là tàu chiến Kadmatt đang trải qua giai đoạn trang bị cuối cùng. Kadmatt được trang bị công nghệ phát hiện và tiêu diệt các "con mồi" dưới nước. Đây...