Nga nhận 48 máy bay vận tải hạng nặng đến năm 2020
Lực lượng Không vận (MTA) của Không quân Nga sẽ nhận được tổng cộng 48 chiếc máy bay vận tải hạng nặng Ilyushin Il-476 đến năm 2020, so với con số 39 chiếc như thông tin ban đầu, RIA Novosti dẫn lời chỉ huy MTA, tướng Vladimir Benediktov nói hôm 5.2.
Trước đó, vào tháng 10.2012, Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã ký hợp đồng trị giá khoảng 140 tỉ rúp (4 tỉ USD) với Tập đoàn Máy bay thống nhất Nga (UAC) để mua 39 chiếc Ilyushin Il-476 đến năm 2020.
Máy bay vận tải hạng nặng Il-476 – Ảnh: RIA Novosti
Video đang HOT
Theo thông tin mới nhất của tướng Benediktov thì MTA sẽ nhận được chiếc Ilyushin Il-476 đầu tiên vào năm 2014, và tổng cộng đến năm 2020, đơn vị này sẽ được trang bị 48 chiếc.
RIA Novosti cho biết, Il-476 (hay còn gọi là Il-76-MD-90A) là phiên bản hiện đại hóa của chiếc máy bay vận tải Il-76 Candid, với hệ thống kiểm soát bay kỹ thuật số, động cơ PS-90A-76 và hệ thống điện tử mới. Cũng như nó được cải tiến mạnh ở hệ thống tiết kiệm nhiên liệu.
Mẫu đầu tiên của chiếc Il-476 đã được bay thử nghiệm từ nhà máy Aviastar ở Ulyanovsk vào tháng 9 qua, và nó sẽ tiếp tục trải qua chương trình thử nghiệm toàn diện kéo dài thêm một năm nữa.
RIA Novosti cho biết trong vòng 20 năm qua, quân đội Nga đã không nhận được máy bay vận tải hạng nặng mới nào.
Theo một số nguồn tin, hiện Không quân Nga đang có sự phục vụ của 300 máy bay vận tải, gồm An-12 Cub, An-72 Coaler, An-22 Cock, An-124 Condor và Il-76 Candid.
Hầu hết trong số chúng được đưa vào hoạt động từ những năm 1960, 1970 và được xem là lỗi thời so với các tiêu chuẩn về an toàn và tiếng ồn hiện tại.
Theo TNO
Nga - Trung đẩy mạnh hợp tác phòng thủ tên lửa
Nga và Trung Quốc tuyên bố sẽ đẩy mạnh hợp tác phòng thủ tên lửatrước tình hình Mỹ đang mở rộng lá chắn hỏa tiễn ra toàn cầu.
Ngày 10.1, RIA Novosti dẫn lời Thư ký Hội đồng Nga - Trung đẩy mạnh hợp tác phòng thủ tên lửa An ninh quốc gia Nga Nikolai Patrusev cho biết, Moscow và Bắc Kinh đang lo ngại việc Washington phát triển lá chắn tên lửa tại nhiều khu vực. Phát biểu sau cuộc Tham vấn an ninh chiến lược Nga - Trung lần thứ 8 tại Bắc Kinh, ông Patrusev tuyên bố: "Trung Quốc đã chia sẻ quan ngại của chúng tôi và hai bên thỏa thuận phối hợp hành động về phương diện này". Đồng thời, ông còn khẳng định điều đó sẽ giúp Moscow và Bắc Kinh phát triển cách tiếp cận "mang tính xây dựng" về vấn đề phòng thủ tên lửa.
Tên lửa đánh chặn Patriot của NATO đang được triển khai đến Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: AFP
Tuyên bố được đưa ra giữa bối cảnh Washington đang xúc tiến hàng loạt bước đi để hình thành các lá chắn từ châu Âu sang châu Á. Hồi tháng 9.2012, Washington đạt thỏa thuận với Tokyo về việc thiết lập một radar cảnh báo sớm tên lửa X-band tối tân ở miền nam Nhật Bản để phối hợp với radar AN/TPY-2 đang có ở miền bắc nước này. Ngoài ra, theo một số nguồn tin, Cơ quan Phòng thủ tên lửa và Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ đang cân nhắc lập một hệ thống radar tương tự thứ ba tại Đông Nam Á, có thể là Philippines. Washington còn dự định mở rộng đội tàu chiến được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis hoạt động tại vùng biển trong khu vực. Bên cạnh đó, CNA ngày 8.1 dẫn lời thượng nghị sĩ Mỹ James Inhofe, người vừa đến thăm Đài Loan, tiết lộ Washington cam kết sẽ bán tên lửa Patriot PAC-3 cho Đài Bắc vào năm 2015.
Trong khi đó, tại châu Âu, Moscow bất đồng sâu sắc với Washington và NATO quanh kế hoạch lập lá chắn tên lửa sát biên giới Nga. Theo kênh RT, Moscow cảnh báo rằng nếu không có sự tham gia của Nga vào hệ thống trên thì thế cân bằng chiến lược sẽ bị đảo lộn tại châu Âu. Ngoài ra, giới chức Nga cũng từng tuyên bố Moscow sẵn sàng đáp trả mạnh mẽ. Gần đây, Moscow còn liên tục chỉ trích việc NATO triển khai tên lửa Patriot tại Thổ Nhĩ Kỳ theo yêu cầu của Ankara để ngăn ngừa nguy cơ từ láng giềng Syria vốn đang bất ổn nghiêm trọng. Tuy nhiên, bất chấp phản đối của Nga, Mỹ cùng với Đức và Hà Lan đã tiến hành triển khai tên lửa đánh chặn Patriot đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo TNO
Nga điều tàu chiến chống cướp biển đến vịnh Aden Một lực lượng đặc nhiệm của Hạm đội Phương Bắc Nga vào hôm 19.12 đã rời căn cứ Severomorsk để bắt đầu cho nhiệm vụ đến vịnh Aden trong sứ mệnh chống cướp biển ngoài khơi Somali, RIA Novosti cho biết. Đội đặc nhiệm bao gồm tàu chiến chống tàu ngầm lớn Severomorsk, tàu kéo cứu hộ Altai và tàu chở dầu Dubna...