Nga ngừng hỗ trợ không quân, Syria sẽ hết sạch máy bay
Sau khi tăng cường độ không kích do không quân Nga giảm lực lượng, liên tiếp 3 chiến đấu cơ Syria đã bị phiến quân bắn rơi trong vòng tháng rưỡi.
Máy bay chiến đấu MiG-23 của không quân Syria
3 máy bay bị bắn rơi trong chưa đầy 2 tháng
Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) vừa tuyên bố, các tay súng của chúng đã bắn rơi máy bay chiến đấu MiG-23 của không quân Syria vào ngày 22-4 và bắt sống viên phi công Azzam Eid, sau khi anh này nhảy dù xuống đất từ chiếc máy bay bị cháy.
Ngày 22-4, đại diện quân đội Syria cho biết, một chiếc máy bay tiêm kích MiG-23 của không quân nước này cất cánh làm nhiệm vụ từ sân bay quân sự Dumayr, ở Đông Ghouta, đã bị rơi ở khu vực nằm giữa Bir al-Qasab và Tel-Dakua, ngoại ô Damascus.
Một đoạn video đặc tả chiếc máy bay rơi trong một khu vực sa mạc rộng lớn đăng tải lên mạng cho thấy, một số tay súng IS đứng quanh hiện trường có một bộ phận cánh của máy bay sơn hình quốc kỳ của Syria, các bộ phận khác cháy đen, vài mảnh vỡ vẫn đang bốc cháy.
Ban đầu, sự việc chiếc máy bay rơi chưa xác định chính xác là do máy bay gặp sự cố và tự rơi hay do bị bắn hạ. Lực lượng dân quân địa phương ở ngoại ô Damascus cho rằng, nguyên nhân dẫn đến vụ máy bay rơi trên có thể do sự cố kỹ thuật.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau đó tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo đã chính thức xác nhận với hãng tin Amaq rằng, các tay súng IS đã sử dụng tên lửa phòng không vác vai để bắn rơi chiếc MiG-23 này, sau đó bắt sống viên phi công nhảy dù từ chiếc máy bay bị cháy.
Vụ việc chiếc MiG-23 bị bắn rơi là lần thứ 3 các chiến đấu cơ của không quân Syria bị phiến quân hạ sát bằng các vũ khí phòng không cá nhân trong vòng 2 tháng qua (tính chính xác là một tháng rưỡi).
Trước đó, vào hôm 13-3, một biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi (UmiG) thuộc dòng MiG-21 của không quân nước này cũng đã bị phiến quân dùng tên lửa phòng không vác vai bắn rơi ở khu vực gần căn cứ không quân Syria, nằm ở tỉnh Hama.
Máy bay cường kích Su-22 của không quân Syria
Gần đây nhất là vào ngày 5-4, một máy bay cường kích Su-22 của không quân Syria, cất cánh từ căn cứ không quân Shaayrat đi làm nhiệm vụ trinh sát đã bị các tay súng khủng bố “Mặt trận al-Nusra” (Al-Nusra Front hay còn được gọi là Jabhat al-Nusra) bắn rơi.
Các tay súng khủng bố thuộc chi nhánh của tổ chức al-Qaeda ở Syria đã sử dụng hệ thống phòng không vác vai bắn hạ chiếc Su-22 ở khu vực phía nam tỉnh Aleppo. Viên phi công cũng nhảy dù khỏi máy bay nhưng đã bị phiến quân bắt giữ và đưa về căn cứ của chúng.
Được biết, sau khi Nga rút toàn bộ các máy bay cường kích Su-25 ra khỏi Syria và sử dụng máy bay trực thăng tấn công Mi-28N và Ka-52 để hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng tấn công mặt đất, gánh nặng không kích đã dồn vào lực lượng không quân yếu ớt của Syria.
Việc chiếc máy bay chiến đấu thứ 3 của không quân nước này liên tiếp bị bắn rơi trong vòng 1 tháng rưỡi qua cho thấy thực tế là, so với không quân Nga, không quân Syria vẫn còn khoảng cách quá xa để có thể độc lập tiến hành không kích hỗ trợ lực lượng mặt đất.
Các chiến đấu cơ hiện đại của Nga như Su-30SM, Su-34, Su-35 có trần bay rất cao, ngoài tầm với của các hệ thống tên lửa đất đối không cá nhân hay pháo phòng không, lại được trang bị các hệ thống bảo vệ và vũ khí tấn công chính xác, còn máy bay của Syria thì lại không được như vậy.
Theo_Báo Đất Việt
Kỳ diệu em bé chào đời 2 tháng sau khi mẹ đẻ đã chết não
Các bác sĩ Ba Lan vừa lập được kỳ tích khi giúp một bé trai chào đời an toàn, 55 ngày sau khi mẹ bé chết não vì ung thư.
Em bé đã có 3 tuần sống trong lồng ấp, trước khi được cho ra viện (Nguồn: Sputnik)
Trang tin Sputnik chi nhánh Ba Lan cho biết người phụ nữ 41 tuổi, danh tính không được tiết lộ, sinh con khoảng 2 tháng sau khi nhập viện ở Wroclaw, Ba Lan.
Thời điểm nhập viện, người phụ nữ này mới mang thai được 17 tuần, nhưng đã bị ung thư não giai đoạn cuối. Các bác sĩ ở Bệnh viện Đại học Wroclaw đã cố gắng cứu cái thai, bằng cách duy trì hoạt động sống của cơ thể người mẹ.
Giáo sư Barbara Królak-Olejnik, lãnh đạo khoa nhi của Bệnh viện Đại học Wroclaw, cho Sputnik biết rằng các bác sĩ quyết định kéo dài sự sống của người mẹ sau khi tham vấn gia đình cô.
Ban đầu, các bác sĩ định giúp cái thai đạt tới 30 tuần tuổi. Sau giai đoạn đó, thai nhi đã phát triển đủ toàn vẹn để không cần chăm sóc đặc biệt sau khi sinh.
"Thật không may, trong tuần 26 của thai kỳ, điều kiện của bào thai đã trở nên xấu đi nghiêm trọng, tới mức nguy cơ sảy thai xuất hiện. Chúng tôi đã phải đưa ra quyết định về việc có nên cứu mạng đứa trẻ?" bà Królak-Olejnik cho biết.
Cuối cùng nhóm quyết định sẽ cứu lấy đứa trẻ, dù bé vẫn chưa phát triển hoàn toàn. Sau khi chào đời, đứa trẻ chỉ nặng có 1 kg. Bé đã có 3 tuần tiếp theo ở trong trung tâm chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện và tăng 3kg trọng lượng, trước khi có thể thở độc lập.
Hiện đứa trẻ đã được cha mang về nhà và sẽ là một bệnh nhân ngoại trú ở khoa nhi của bệnh viện cho tới khi được 3 tuổi.
Bà Królak-Olejnik nói rằng đây là trường hợp đầu tiên các bác sĩ có thể cứu một đứa trẻ bé như vậy tại bệnh viện ở Wroclaw. Trước kia tại Ba Lan cũng có một đứa trẻ được sinh ra sau khi mẹ đã chết não, nhưng bà mẹ đó đã ở giai đoạn cuối của thai kỳ.
"Tôi mong rằng tình huống tương tự sẽ không tái diễn, bởi niềm vui lớn lao cũng tới với nỗi buồn vô hạn. Nhưng tôi có thể đảm bảo rằng mọi nhân viên ở bệnh viện này sẽ luôn sẵn sàng để đương đầu với một thách thức như thế," bà Królak-Olejnik cho biết./.
Theovietnamplus.vn
Theo_Giáo dục thời đại
IS bắt giữ phi công điều khiển MiG-23 bị rơi ở Syria Phi công tên là Azzam Eid từ thành phố Hama đã bị bắt sau khi hạ cánh bằng dù gần địa điểm xảy ra vụ tai nạn máy bay. Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) hôm 22/4 tuyên bố đã bắt giữ một phi công điều khiển MiG-23 của Không quân Syria bị rơi tại Damascus. Một mảnh vỡ của...