“Ngã ngửa” với tiền tấn mà Epic Games Store đã bỏ ra để tặng game miễn phí, thế này thì Steam thắng kiểu gì?
Trong cuộc đua trên thị trường phát hành game, liệu ai sẽ là người chiến thắng? Trong thông báo mới nhất của mình, Epic Games Store đã công bố số tiền khổng lồ mà họ đã phải chi trả cho những đợt phát tặng game miễn phí trong năm 2019.
Theo đó, 200 triệu trò chơi miễn phí đã được Epic Games Store gửi tặng đến 108 triệu khách hàng. Trung bình mỗi người dùng nền tảng này đã đăng ký lấy khoảng 2 game miễn phí.
Để chi trả cho những phần quà tặng khổng lồ kể trên, Epic Games Store đã phải tiêu tốn 620 triệu USD (khoảng 14 nghìn 300 tỷ VNĐ). Đây có thể coi là con số khổng lồ với bất kỳ cổng phát hành game nào, ngay cả với Steam, cổng phát hành game lớn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại. Theo báo cáo tài chính năm 2018, Steam đạt mức doanh thu kỷ lục gần 5 tỷ USD. Và đương nhiên, Steam khó lòng có thể bỏ ra hơn 10% doanh thu của mình chỉ để “phát quà cho game thủ”.
Ngoài việc liên tục tặng quà miễn phí cho người dùng, Epic Games Store còn sử dụng một cách thức khác để chiếm lĩnh thị trường. Đó là bạo chi cho các nhà phát triển game. Để có thể đàm phán với các nhà sản xuất trong việc phát hành game độc quyền trên Epic Store, ngoài cắt giảm tối đa phí dịch vụ, nền tảng này còn sử dụng đến cả một khoản “lót tay” để thuyết phục đối tác. Số tiền này được gọi là “phí độc quyền”, được Epic Store chuyển thắng đến các nhà sản xuất mà không cần quan tâm đến doanh số bán hàng của game.
Lấy vì dụ về trường hợp của Control, Epic đã sử dụng 10,45 triệu USD (~240 tỷ VNĐ) để trả phí độc quyền cho bộ đôi nhà sản xuất 505 Games và Remedy Entertainment. Trong đó, 505 Games hưởng 45%, số còn lại thuộc về Remedy Entertainment.
Như vậy, giờ đây chúng ta đã hiểu vì sao các nhà sản xuất lại thích hợp tác với Epic Games Store đến vậy. Ngoài việc phí dịch vụ rất rẻ, chỉ 12% (với Steam sẽ là 30%), các đối tác của Epic sẽ nhận thêm một khoản phí độc quyền. Tính trên tổng doanh thu, việc hợp tác với Epic Store sẽ đem về rất nhiều lợi nhuận nếu như so sánh với Steam hay các nền tảng khác. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều nhà phát triển game đã không ngần ngại “hất cẳng” Steam để “về với đội của Epic Games Store”.
Với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, Epic Games Store chắc chắn sẽ không từ bỏ cách làm của mình. Trong tâm thư gửi đến cộng đồng game thủ năm 2020, Epic Games Store khẳng định: “Thập kỷ mới đã đến và tất cả đều cần những trò chơi mới. Chúng tôi đã chuẩn bị một kho game khổng lồ để phát tặng trong năm 2020. Và đương nhiên, các bạn chỉ có thể tìm thấy chúng miễn phí trên Epic Games Store. Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì việc phát tặng game miễn phí hàng tuần trong suốt năm 2020. Chỉ cần ở bên chúng tôi, các bạn có thể giữ lại mãi mãi những tựa game tuyệt vời này”.
Video đang HOT
Trong cuộc đua trên thị trường phát hành game, liệu ai sẽ là người chiến thắng? Steam có chiến lược gì mới để đáp trả kẻ thách thức đáng gờm Epic Games Store không? Thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời chính xác nhất.
Theo GameK
Dù ghét hay yêu, không thể phủ nhận rằng Epic Games Store chính là nền tảng của tương lai
Sự xuất hiện của Epic Games Store thực sự đã đem lại bước ngoặt lớn cho làng game thế giới.
Epic Games Store đã trở thành chủ đề gây ra nhiều sự chú ý và tranh cãi của cộng đồng game thủ từ khi ra mắt đến tận bây giờ. Đa số đều chỉ trích việc các nhà phát triển game chuyển sang phát hành độc quyền game trên Epic Games Store, một số game thủ còn hung hăng, kiếm cớ gây sự, thậm chí còn có những lời đe dọa những nhà phát triển game hợp tác với Epic Games Store. Đúng là Epic Games Store không tốt như Steam, nhưng đừng có lời kiếm nhã, đe dọa nền tảng phát hành game tham vọng nhất PC này.
Epic Games Store không sự tốt như Steam, nhưng nó đang được cải thiện
Mọi lời chỉ trích từ phía game thủ về Epic Games Store chỉ đơn giản là nền tảng này thiếu sức sống và kém phát triển khi so sánh với Steam. Không thể phủ nhận rằng điều này là đúng, nhưng cần xem xét rằng Steam đã không ngừng cải thiện kể từ khi ra mắt vào năm 2003. Steam đã có khoảng thời gian cực lớn để phát triển thành nền tảng mà chúng ta biết bây giờ.
Epic Games dường như có ý định tạo ra một nền tảng với mục đích thu hút game thủ về phía họ. Là một phần của quá trình đó, họ đã vạch ra một lộ trình như là một phần của sáng kiến để minh bạch về những mục tiêu trong tương lai mà Epic Games Store dự định sẽ đạt được trong tương lai, game thủ có thể thấy bảng kế hoạch của Epic Games Store ở trên đây.
Game độc quyền là một phần của ngành công nghiệp game
Độc quyền game là phần được thảo luận nhiều nhất trong kế hoạch của Epic Games nhằm thu hút game thủ đến với nền tảng của họ. Lần lượt từng game một, dường như không kết thúc số lượng game chuyển sang độc quyền trên Epic Games Store. Anno 1800, Borderlands 3, Dauntless, Fortnite, Ghost Recon Breakpoint, John Wick Hex, Journey, Metro Exodus, Outer Wilds, The Outer Worlds, Rocket League, và Shenmue III là những tựa game nổi tiếng và gây tranh cãi nhất khi công bố thỏa thuận phát hành độc quyền trên Epic Games Store.
Đôi khi tin tức về việc một tựa game nào đó trở thành độc quyền trên Epic Games Store lại được đón nhận sự quan tâm, chú ý từ phía cộng đồng game thủ với những lời kêu gọi tẩy chay các nhà phát triển vì thỏa thuận phát hành độc quyền trên Epic Games Store. Đã từng có những vụ bom đánh giá trên Metacritic và Steam sau khi công bố phát hành độc quyền trên Epic Games Store, nổi tiếng nhất là Metro Exodus.
Tồi tệ hơn nữa là các tựa game từng công bố sẽ phát hành trên Steam tuy nhiên lại chuyển sang phát hành trên Epic Games Store khiến game thủ tỏ ra vô cùng thất vọng và tức giận. Điển hình nhất là The Outer Wilds, Shenmue III và Metro Exodus khiến cộng đồng game thủ xôn xao trong những tháng qua. Tuy nhiên, có một vài điểm thường không được xem xét. Đầu tiên, phản ứng dữ dội thường sẽ phụ thuộc vào cách mà nhà phát triển xử lý tình huống sau khi bị game thủ chỉ trích. Liên quan đến các tựa game nói trên, chỉ Shenmue III có vấn đề kéo dài nhất khi cách xử lý mà nhà phát triển Ys Net xử lý khiến bất kỳ game thủ nào cũng phải phẫn nộ.
Cả The Outer Wilds và Metro Exodus dường như đều rất ổn khi phát hành trên Epic Games Store, vẫn bán chạy và nhận được rất nhiều lời khen của giới phê bình cũng như game thủ. Anno 1800 rõ ràng cũng bán được rất tốt, mặc dù các nhà phát triển không cung cấp con số chính xác.
Thực tế là Epic Games không phải là nền tảng duy nhất đi theo con đường độc quyền các tựa game của mình. Sony, Microsoft và Nintendo đã làm điều này trong nhiều năm và họ tiếp tục làm như vậy. Tuy nhiên trong trường hợp của họ, tính độc quyền bị hạn chế hơn nhiều so với thỏa thuận tương tự giữa Epic Games Store và Steam hoặc GOG. Trong trường hợp đầu tiên, người ta cần một hệ máy console để chơi một tựa game độc quyền, những với game thủ PC, sao họ lại phải chọn game độc quyền trên Epic Games Store? Khi Sony công bố Red Dead Redemption 2 chỉ phát hành trên PS4, làm gì có sự phẫn nộ nào đến từ game thủ PC?
Epic Games đã chỉ ra rằng họ cung cấp hỗ trợ lớn hơn cho các nhà phát triển game độc lập và họ cũng cấp một phần chia doanh thu tốt hơn Steam. Trong một thị trường game đã bão hòa với sự sáng tạo và các tựa game thuộc nhiều thể loại khác nhau, các nhà phát triển độc lập cần phải làm tất cả những gì có thể để tồn tại và Epic Games giống như một cái khiên bảo vệ họ. Glumberland, nhà phát triển của tựa game nông trại Ooblets sắp ra mắt, gần đây đã viết một bài đăng thẳng thắn về lý do tại sao họ chọn thực hiện một thỏa thuận độc quyền của Epic Games Store. Nhà phát triển cho biết họ được hỗ trợ tiếp thị và có sự phân chia doanh thu lớn hơn, Epic cũng cung cấp cho họ một số tiền trả trước và điều này giúp nhà phát triển hoàn thành tựa game theo cách họ hình dung mà không ảnh hưởng đến chất lượng.
Bất kể ghét như thế nào, nhưng đừng chửi rửa, kinh thường và đe dọa Epic Games Store
Bất kể game thủ có thể cảm thấy như thế nào về Epic Games Store, không có lý do gì để trở nên thiếu văn minh về vấn đề này, tuy nhiên một số game thủ không có ý thức vẫn có xu hướng làm như vậy. Khi nhà phát triển Glumberland viết bài giải thích về lý do tại sao họ lại phát hành tựa game của mình độc quyền trên Epic Games Store, kết quả là một loạt các bình luận và tweet chửi rủa, ném đá thậm chí là đe dọa hai nhà phát triển tựa game Ooblets. Tình hình trở nên tồi tệ đến mức một nhà phát triển đã khóc không ngừng trong hai ngày: "Tôi đã khóc không ngừng trong hai ngày qua và cảm giác như thế giới sụp đổ xung quanh mình. Tôi không thể đoán được hậu quả của việc bị ghét trên mạng internet là như thế nào."
Phần kết
Cuối cùng, sự tiếp tục phát triển của Epic Games Store đã mang lại lợi ích cho game thủ, ngay cả khi hầu hết không nhìn thấy nó ngay lập tức. Trước khi Epic xuất hiện, hoạt động kinh doanh của Steam rất ít có sự đổi mới. Giờ đây, Epic đã cung cấp nhiều tựa game miễn phí mỗi tuần cho game thủ sở hữu tài khoản trên nền tảng của mình. Nền tảng đã cam kết thực hiện trong phần còn lại của năm 2019, đồng thời, họ đã giảm giá rất nhiều tựa game so với Steam và Epic Games hứa sẽ tiếp tục làm việc liên tục để cải thiện nền tảng của họ.
Sự cạnh tranh mà Epic Games Store mang đến cho Steam và những nền tảng khác chắc chắn dẫn đến sự lựa chọn của game thủ ngày càng nhiều hơn. Và quan trọng hơn, Epic Games Store buộc các nền tảng khác phải xem xét cách kiếm tiền từ game thủ.
Theo GameK
Tựa game chặt chém 2D Sundered: Eldritch Edition đang miễn phí, mời anh em tải về chinh chiến Đến hẹn lại lên, sau đợt phát miễn phí Darksiders I & II vừa rồi, Epic Games Store tuần này tiếp tục chọn Sundered: Eldritch Edition làm game miễn phí cho đến thứ 6 tuần sau. Đây là một game indie thuộc thể loại hành động 2D platform theo phong cách metroidvania, tức lai căng giữa 2 trò Metriod và Castlevania. Trong game,...