Ngã ngửa với thù lao của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và vợ khi đứng đầu Tập đoàn Vingroup
Báo cáo tài chính soát xét 6 tháng của Vingroup đã tiết lộ mức thù lao khó tin của ông Phạm Nhật Vượng cũng như nhiều thành viên HĐQT Tập đoàn Vingroup trong nửa đầu năm nay.
Báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2022 của tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán VIC) đã tiết lộ nhiều nội dung đáng chú ý trong đó có việc nhiều thành viên Hội đồng quản trị của Tập đoàn không nhận thù lao.
Theo đó, trong giai đoạn nửa đầu năm, thù lao được Vingroup và Vinhomes chi trả cho hội đồng quản trị và ban tổng giám đốc lần lượt 24,1 tỷ đồng và 24,8 tỷ đồng.
Hội đồng quản trị Vingroup bao gồm 9 thành viên, trong đó có 1 Chủ tịch, 4 Phó Chủ tịch và 4 thành viên Hội đồng quản trị độc lập. Thù lao trong 6 tháng đầu năm của Hội đồng quản trị Vingroup là 5 tỷ đồng. Điều đáng nói, chủ tịch tập đoàn là ông Phạm Nhật Vượng, Phó Chủ tịch là bà Nguyễn Diệu Linh cùng thành viên Hội đồng quản trị ông Yoo Ji Han đều không nhận thù lao.
Ông Phạm Nhật Vượng không nhận thù lao 6 tháng đầu năm 2022
Được biết, ông Phạm Nhật Vượng đã không nhận thù lao trong 6 tháng đầu năm 2021.
2,16 tỷ cổ phiếu VIC (trong đó có 1,17 tỷ cổ phiếu gián tiếp sở hữu thông qua nắm 92,88% cổ phần tại Tập đoàn Đầu tư Việt Nam) là số lượng cổ phiếu mà ông Phạm Nhật Vượng đang nắm giữ ở thời điểm hiện tại. Nếu tính theo giá trị hiện tại của cổ phiếu VIC, ông Phạm Nhật Vượng đang nắm giữ khối tài sản trị giá 6,6 tỷ USD. Trong khi đó, tài sản của tỷ phú giàu nhất Việt Nam được Forbes ghi nhận ở mức 4,9 tỷ USD.
Báo cáo tài chính soát xét 6 tháng của Vingroup
Các thành viên còn lại trong Hội đồng quản trị Vingroup nhận thù lao rơi ở mức 517 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng. Trong đó, Phó Chủ tịch Vingroup Phạm Thu Hương – vợ ông Phạm Nhật Vượng và Phó Chủ tịch HĐQT Phạm Thúy Hằng (em gái bà Hương) là hai người nhận được thù lao cao nhất.
Tập đoàn của ông Phạm Nhật Vượng cũng trả thù lao cho Ban Tổng giám đốc Vingroup số tiền 19,6 tỷ đồng trong nửa đầu năm, giảm khoảng 7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lương của riêng CEO Nguyễn Việt Quang là gần 6,2 tỷ đồng, tăng 9%. Theo đó, nếu tính cả thù lao, trong 6 tháng đầu năm nay, ông Quang nhận được 7,1 tỷ đồng từ Vingroup.
Báo cáo tài chính soát xét 6 tháng của Vingroup
1 thành viên HĐQT ở Vinhomes cũng không nhận thù lao là ông Asish Jaiprakask Shastry. Trong khi đó, 7 thành viên còn lại nhận mức thù lao từ 458 triệu đồng tới 1,4 tỷ đồng trong vòng 6 tháng đầu năm, tổng con số lên đến gần 4,8 tỷ đồng.
Tổng giám đốc Vinhomes Nguyễn Thu Hằng nhận được thù lao gần 6 tỷ đồng, các thành viên khác trong ban điều hành nhận hơn 14 tỷ đồng.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã chi bao nhiêu tiền làm từ thiện trong năm 2021?
Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng tiếp tục góp mặt trong danh sách 15 gương mặt những doanh nhân, nhà từ thiện lớn nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được Tạp chí Forbes (Mỹ) công bố.
Theo Forbes, danh sách 15 gương mặt những doanh nhân, nhà từ thiện lớn nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2021 gồm nhiều cái tên mới. Tuy nhiên, vẫn còn một số cái tên từng xuất hiện trong danh sách năm ngoái, tiêu biểu như Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng.
Đây là năm thứ hai liên tiếp, vị tỷ phú số 1 Việt Nam, Phạm Nhật Vượng góp mặt trong top 15 nhà từ thiện hào phóng tại châu Á. Theo Forbes, ông chủ Tập đoàn Vingroup, Phạm Nhật Vượng tiếp tục có những đóng góp đáng kể trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Kể từ năm ngoái, tỷ phú giàu nhất Việt Nam đã quyên góp hơn 320 triệu USD (tương đương 7.360 tỷ đồng) để hỗ trợ công tác phòng chống dịch.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lần thứ 2 được vinh danh là một trong 15 anh hùng từ thiện ở châu Á
Các khoản đóng góp của Vingroup cho quỹ vắc-xin quốc gia đã giúp mua 4 triệu liều vắc-xin Covid-19 và 33 triệu bộ xét nghiệm. Doanh nghiệp này cũng tặng hàng triệu liều thuốc kháng vi-rút Remdesivir và Monupiravir cho các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.
Trong chín tháng đầu năm 2021, nhóm bất động sản, ô tô và công nghệ đã đóng góp riêng 45 triệu USD (hơn 1.000 tỷ đồng) cho Quỹ Thiện Tâm - Kind Heart Foundation do ông Vượng thành lập năm 2006.
Quỹ Thiện Tâm có 30 chương trình giúp đỡ những người khó khăn, từ học bổng đến cứu trợ thiên tai, bao gồm hỗ trợ cho 2.000 trẻ mồ côi ở Việt Nam, một số mồ côi cha mẹ trong trận đại dịch.
Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc điều hành Vingroup, cho biết công ty cũng không thu lợi nhuận từ việc sản xuất máy thở và doanh nghiệp đã tặng vài nghìn chiếc cho Nga và Ukraine.
Trong khi đó, theo con số được Tập đoàn Vingroup công bố, trong năm 2021 Tập đoàn đã tài trợ gần 9.400 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch Covid-19, bao gồm chi phí sản xuất máy thở và nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine.
Trước đó, trong năm 2020, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã góp 77 triệu USD (hơn 1.770 tỷ đồng) thông qua Quỹ Thiện Tâm để tài trợ cho các chương trình thiện nguyện trong nhiều lĩnh vực từ giáo dục, y tế. Trong đó, 55 triệu USD (hơn 1.260 tỷ đồng) được sử dụng vào hoạt động cứu trợ Covid-19.
Không chỉ hào phóng trong việc chi tiền làm từ thiện, theo công bố của Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) năm 2021, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã tăng 1 bậc, lên vị trí thứ 5 trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Đây là vị trí cao nhất mà một doanh nghiệp tư nhân đạt được trong lịch sử 15 năm xếp hạng của Vietnam Report, sánh ngang với nhiều tập đoàn Nhà nước và doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài.
Việc thăng hạng trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam phản ánh những nỗ lực và sự chủ động vượt khó của Vingroup trong bối cảnh kinh tế biến động vì đại dịch Covid-19; đồng thời khẳng định chiến lươc phát triển đúng đắn và hiệu quả của Tập đoàn thời gian qua.
Tại bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp tư nhân, Vingroup tiếp tục duy trì vững chắc vị trí quán quân trong 5 năm liên tiếp. Tại ngày 30/9/2021, tổng tài sản Vingroup đạt hơn 433.600 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt gần 164.300 tỷ đồng.
Sau khi xác định 3 mảng kinh doanh cốt lõi là Công nghệ - Công nghiệp - Thương mại dịch vụ, Vingroup đã tập trung đầu tư trọng điểm và liên tiếp thiết lập được các đỉnh cao mới tại thị trường trong nước và quốc tế.
Tin đồn thất thiệt 'cuốn bay' tỉ USD chứng khoán Sau tin đồn thất thiệt, một cá nhân bị xử phạt 7,5 triệu đồng, tài sản của tỉ phú số 1 VN "bốc hơi" gần 300 triệu USD; vốn hóa thị trường của tập đoàn "bay" hàng chục nghìn tỉ đồng chỉ trong một phiên. Thiệt hại về danh dự, uy tín doanh nghiệp... chắc chắn chưa dừng lại ở đó. Tin giả...