Ngã ngửa với bản gốc 18+ của Aladdin, tất cả chúng ta đã bị Disney “lừa dối” rồi!
Phiên bản đầu tiên của Aladdin không giống với anh chàng đẹp trai, trong sáng như chúng ta biết ngày nay.
Có lẽ trong số các nhân vật của bộ Nghìn Lẻ Một Đêm, câu chuyện về Aladdin ( Aladdin Và Cây Đèn Thần) được người ta biết đến rộng rãi nhất, phần lớn nhờ vào bộ phim hoạt hình năm 1992 của Disney. Tiếp nối thành công đó, “nhà Chuột” sẽ tung ra phiên bản live-action (người đóng) trong năm nay và hứa hẹn sẽ làm sống lại tuổi thơ của nhiều thế hệ khán giả. Thế nhưng ít ai biết rằng bản gốc của Aladdin lại không hề dành cho trẻ em và đôi khi còn được ví với… truyện 18
Trailer “Aladdin”
Bắt nguồn từ Iran và Ấn Độ, Nghìn Lẻ Một Đêm được cho là lấy nguyên tác từ văn bản của Ba Tư mang tên Hezar Afsan (Một Nghìn Câu Chuyện) – bao gồm rất nhiều mẩu chuyện đến từ các nền văn hóa khác nhau tại Trung Đông. Những câu chuyện mà nàng Scheherazade kể cho vua Shahryar nhằm “câu giờ” trì hoãn cái chết, hầu hết là đều lôi cuốn, giật gân và không thiếu tình tiết khêu gợi.
“Aladdin” vốn ghi dấu ấn nhờ chuyện tình đẹp của Aladdin và Jasmine
Không có gì ngạc nhiên, bởi để kích thích sự hiếu kỳ và hiếu sắc của nhà vua, Nghìn Lẻ Một Đêm phiên bản 1.0 không khác truyện 18 là bao. Những câu chuyện qua lời thầm thì dẫn dắt của nàng Scheherazade sống động và gợi cảm như những người tình quằn quại đam mê. Than ôi kể từ khi du nhập vào tầng lớp khán giả Tây phương thế kỷ 18 bởi Antoine Galland, nó đã bị kiểm duyệt và chỉnh sửa để cho tới ngày nay được biết đến như một truyện cổ tích cho trẻ em.
Cũng như màu sắc kì diệu của phép thuật.
Marina Warner từng viết trong cuốn Stranger Magic rằng Galland đã hiệu đính rất nhiều chi tiết trong nguyên tác để diễn giải nó bằng thứ ngôn ngữ Pháp bóng bẩy, lịch sự. Nhiều đoạn văn khêu gợi đã bị cắt bỏ. Về phần câu chuyện của Aladdin, Galland đã gần như biến tướng toàn bộ nội dung khi dịch, để nó trở thành nguyên liệu tuyệt vời làm nên tác phẩm hoạt hình của Disney năm 1992. Giống như Alibaba và 40 Tên Cướp hay Thủy thủ Sinbad, Aladdin và Cây Đèn Thần không được tìm thấy trong tài liệu gốc của Nghìn Lẻ Một Đêm.
Được biết đến như các câu chuyện “mồ côi”, Galland đã thêm chúng vào tuyển tập Nghìn Lẻ Một Đêm từ lời kể của một phụ nữ người Syria sau khi nguyên tác đã ra đời 800 năm trước. Tuy nhiên chính phần dịch của ông mới là thứ đã làm nên sự nổi tiếng cho Nghìn Lẻ Một Đêm tại châu Âu và sau này là trên toàn thế giới.
Nguyên tác “Aladdin” thực chất đậm chất 18 .
Aladdin của Galland là một chàng trai trong sáng. Trong nhà tắm, anh chàng cũng chỉ thấy công chúa Badr al-Budur gỡ tấm mạng che mặt và dù nhiều lần được Thần Đèn “giúp sức” tới tận giường ngủ của công chúa, Aladdin vẫn “không một tạp niệm trong đầu”. Thậm chí thanh niên này còn đặt một thanh loan đao (Scimitar) ở giữa hai người để cho… chắc ăn.
Phiên bản gốc của Aladdin là con trai của một thương gia giàu có chứ không phải là một kẻ ăn xin như nhiều bản dịch sau này. Anh chàng bỏ ra ngoài tìm kiếm cơ hội làm giàu, bị cuốn vào những tình huống dở khóc dở cười (ví dụ như gặp bọn cướp chẳng hạn) và cuối cùng, trở về trong sự vinh hiển.
Phiên bản gốc có những miêu tả trần trụi.
Các tình tiết 18 trong bản gốc này không lấy gì tinh tế cho lắm. Chẳng hạn, ông bố của Aladdin cảm thấy “bất lực” trong chuyện phòng the nên đã uống một loại thuốc chiết từ cây anh túc để “cô đặc tinh dịch”. Sau đó tại một bữa tiệc do ông này tổ chức, Aladdin tội nghiệp đã bị tán tỉnh bởi Mahmud thành Balkh – “một gã dâm và nghịch ngợm yêu đàn ông”. Gã này nói thẳng với Aladdin ham muốn của mình.
Làm như chưa đủ sốc, về sau có hẳn một đoạn mô tả chi tiết cảnh giường chiếu của Aladdin và cô công chúa tên là Zubaydah. Chuyện kể rằng có một ông chồng đã ly dị với Zubaydah nhưng lại muốn cô ấy quay lại. Theo luật Hồi giáo, Zubaydah phải kết hôn với một người đàn ông khác thì mới có thể cưới lại ông chồng cũ. Để giúp người anh em này, Aladdin đã quyết định cưới Zubaydah và những dòng văn trần trụi trong nguyên tác thậm chí khiến người xem không cần phải tưởng tượng gì nhiều: “Cô ấy tiến tới từ xa bằng giọng nói du dương, lắc lư cặp đùi. Nàng nằm xuống, buông chiếc quần nhỏ và chàng đặt tay vào hai bên sườn của nàng…”.
Aladdin của Disney là “soái ca” đúng nghĩa.
Với tất cả những điều này, không khó hiểu khi Disney tiếp tục duy trì phiên bản “lành mạnh” của Aladdin ngay cả khi nó khác xa nguyên tác. Galland đã làm rất tốt công việc của mình là cải biên một chuyện dân gian sang câu chuyện cổ tích cho trẻ em, đưa Aladdin một diện mạo mới gần gũi và trong sáng hơn.
Cũng giống như chi tiết lấy mạng Cám làm mắm trong Tấm Cám hay phiên bản gốc của Cô Bé Quàng Khăn Đỏ (hai bà cháu bị sói ăn thịt, hết chuyện), sự hiệu chỉnh của các tác gia sau này đóng vai trò rất lớn đưa tác phẩm tới với đông đảo công chúng, khiến chúng trở nên phù hợp với luân lý xã hội trong từng thời kỳ.
Phiên bản hoạt hình của “Aladdin” còn được “khuyến mãi” ông Thần Đèn cute vô đối.
Nên nhớ rằng đối với những người kể chuyện của Ba Tư thế kỷ thứ 10 dưới thời đại hoàng kim của đạo Hồi, các yếu tố về vọng dục còn chưa trở thành thứ cấm kỵ như bây giờ. Dầu vậy biết được nguyên tác đằng sau những mẩu chuyện cho thiếu nhi cũng là một cách tốt để tìm hiểu văn hóa và cộng đồng đã sản sinh ra một kịch bản “táo bạo” so với những gì chúng ta coi là chuẩn mực ngày nay.
Aladdin dự kiến ra mắt vào ngày 24/05/.2019.
Theo trí thức trẻ
Xem trailer chính thức vừa tung của "Aladdin" cứ như "Crazy Rich Asians" phiên bản Ba Tư!
Sau thời gian dài ém hàng thì "Aladdin" nay mới tung ra trailer với những hình ảnh và kỹ xảo hoành tráng để "gỡ gạc" cho Thần Đèn hôm nào.
Chỉ mới vài hôm trước thôi, Disney ăn không ít "gạch đá" với hình ảnh Thần Đèn Will Smith xấu "banh xác". Những tưởng Aladdin ( Aladdin Và Cây Đèn Thần) sẽ là một "bom xịt" trong năm 2019 thì "nhà Chuột" lại tung ra đoạn trailer đầy kỹ xảo và hình ảnh mãn nhãn không khác gì Crazy Rich Asians phiên bản Ba Tư cổ đại.
Trailer "Aladdin"
Theo những gì trong đoạn trailer dài hơn 2 phút thì nội dung phim sẽ bám sát nguyên tác hoạt hình năm 1992 với hình ảnh mở đầu là khung cảnh thành phố Agrabah. Aladdin (Mena Massoud) sử dụng kỹ năng thượng thừa của mình để chạy trốn đám lính và vô tình "lọt vào mắt xanh" của công chúa Jasmine (Naomi Scott).
Lung linh mờ ảo không kém gì phiên bản "Crazy Rich Asians".
Đến cảnh pháo hoa cũng khá tương đồng.
Những gì xảy ra tiếp theo đã quá quen thuộc với các fan của Disney khi Jafar (Marwan Kenzari) âm mưu chiếm ngôi vua bằng cách lừa Aladdin vào hang lấy chiếc đèn thần. Tuy nhiên, anh chàng lại bị chôn vùi trong hang và gặp gỡ người "bạn chí cốt" Thần Đèn (Will Smith).
Kỹ xảo trong trailer đã khá hơn hẳn.
Từ đây, Aladdin đổi vận thành hoàng tử nhờ 3 điều ước nhưng cũng là lúc hàng loạt tai họa ập đến. Với nội dung quen thuộc, đoạn trailer lại gây ấn tượng nhờ phần kỹ xảo hoành tráng và mãn nhãn, trái ngược với hình ảnh Thần Đèn xấu xí trước đó. Kinh thành Agrabah tráng lệ với tạo hình nhân vật sặc sỡ không kém gì Crazy Rich Asians phiên bản Ba Tư cổ đại.
Ca khúc "A Whole New World" quen thuộc
Ngoài ra, các fan của Aladdin hẳn cũng sẽ hào hứng khi nghe lại những giai điệu quen thuộc của A Friend Like Me và A Whole New World. Có thể nói, đoạn trailer trên đã kéo lại được không ít tình cảm của người hâm mộ sau những hình ảnh thảm họa trước đó. Aladdin dự kiến ra rạp ngày 24/05/2019.
Theo trí thức trẻ
Biết trước sẽ xấu, nhưng tạo hình Thần Đèn của Will Smith trong "Aladdin" vẫn gây sốc vì không khác gì xì trum Sau bao hứa hẹn của Will Smith thì Thần Đèn của "Aladdin" vẫn xấu mà thôi. Vốn là một trong những bộ phim hoạt hình kinh điển, dự án chuyển thể Aladdin( Aladdin Và Cây Đèn Thần) thành phim người đóng của Disney lại gặp không ít gạch đá, nhất là trong khâu tạo hình. Hết chàng Aladdin (Mena Massoud) "xí trai" tới...