Ngã ngửa với 10 cú lừa ngoạn mục nhất trong lịch sử khoa học, người đẻ ra 16 con thỏ được tin là thật
Người ta thường đặt niềm tin tuyệt đối vào khoa học, coi khoa học là chân lý, thế nhưng không phải mọi tuyên bố khoa học trong lịch sử đều là đúng đắn. Điển hình là 10 câu chuyện dưới đây!
Đây là một sinh vật có hình dáng giống Kangaroo, răng nanh nhọn hoắt và hai mắt đỏ rực đã xuất hiện ở vùng núi Puerto Rico vào giữa những năm 1990 khiến những người dân ở đó vô cùng hoang mang, kinh sợ. Loài thú kỳ lạ này đã tấn công vào các trang trại của người dân và gây ra những ám ảnh sợ hãi cho toàn bộ dân làng. Đã có nhiều lời đồn về loài thú đáng sợ này. Thậm chí họ còn cho rằng đó là một con quái vật.
Tuy nhiên, khi các nhà khoa học đến tận nơi nghiên cứu họ đã tuyên bố rằng đó chỉ là những con sói ghẻ, không lông.
Người phụ nữ đẻ 16 chú thỏ
Vào thế kỷ XVIII ở Anh, một người phụ nữ tên Mary Toft đã kể câu chuyện bà ta đẻ ra 16 con thỏ. Thật kỳ lạ khi cả các bác sĩ và người dân đều tin chuyện đó, trường hợp sinh nở của cô ta đã được viết ra và công bố rộng rãi. Từ đó, mọi người không ai dám ăn món thịt thỏ hầm nữa.
Phải mất một thời gian dài, trò bịp bợm này mới được lật tẩy. Cồng đồng y tế Anh đã rất bối rối khi giải quyết trò lừa đảo lớn này.
Khám nghiệm tử thi người ngoài hành tinh
Năm 1990, gần như cả thế giới rúng động trước thông tin người ngoài hành tinh xuất hiện và được giải phẫu. Một nhà quay phim người Anh, Ray Santilli thậm chí đã truyền ra đoạn phim khám nghiệm một người ngoài hành tinh. Hãng For đã phát sóng đoạn băng này.
Đến tận năm 2006 , Ray Santilli mới thừa nhận đây là trò bịp bợm. Những hình ảnh bên trong người ngoài hành tinh đều là giả dối, chúng được làm từ não cừu, mứt mâm xôi và ruột già.
Năm 1956, Horace Miner một nhân loại học người Mỹ đã công bố rằng ông biết khám phá ra một bộ tộc mới sống ở vùng Nam Mỹ. Bộ tộc này kỳ lạ vì tự cào xước mặt mình, hay những nghi lễ kỳ dị. Ông còn cho biết, bộ tộc Nacirema còn có một số loại bột ma thuật.
Video đang HOT
Sau này, sự thật sáng tỏ, hóa ra Nacirema chỉ đơn giản là một từ viết ngược của American, thể hiện một sự châm biếm của ông với lối sống Mỹ đương thời.
Quái vật Bigfoot
Năm 2011, cả nước Mỹ xôn xao vì một đoạn video ghi lại hình ảnh 4 sinh vật lông lá trong công viên quốc gia Yellow Stone. Không một ai biết được các sinh vật này thực sự là gì, lời đồn đoán càng làm nó thành nỗi sợ hãi và ám ảnh.
Khoảng những năm 1920, các thợ mỏ vùng Tây Bắc nước Mỹ cũng vô cùng sợ hãi vì những dấu chân lạ, khổng lồ xuất hiện quanh nơi họ làm việc. Mãi đến năm 1982, Rant Mullens, một tiều phu già đã thừa nhận đó là tác phẩm ông tạo ra bằng hai phiến gỗ khắc hình bàn chân.
Người khổng lồ Cardiff
Năm 1869, hai anh em nông dân ở thị trấn Cardiff, New York, Mỹ đã khiến dư luận rần rần vì họ khai quật được một bức tượng đá hình người – mà theo lời họ là xác ướp người khổng lồ – cao 3m và nặng 1.360kg.
Các chuyên gia đã xác định đây là trò bịp bợm, bức tượng đó làm bằng thạch cao và vẫn còn khá mới. Tuy nhiên, rất nhiều người tò mò đã đến xem và trả cho hai anh em nhà “phát minh” 50 cent mỗi lượt.
Mực khổng lồ 49 mét
Năm 2014, một bức ảnh chụp con mực khổng lồ ước tính dài 49 mét đã lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội khiến nhiều người ngạc nhiên.
Thế nhưng thực tế đây chỉ là một bức ảnh minh họa cho bài báo châm biếm đăng trên Lightly Braised Turnip nhưng sau đó bị chia sẻ một cách bừa bãi. Người ta đã từng bắt được con mực dài 12 mét, nhưng con mực 49 mét này hẳn đã được phóng to bằng phần mềm chỉnh sửa ảnh.
Năm 1984, tờ Orlando Sentinel cho đăng tải bài báo về loài “moóc Tanzania” kèm theo bức ảnh minh họa chụp một con chuột chũi trụi lông. Tờ báo này giới thiệu đây là loài động vật mới xuất hiện, chỉ dài khoảng 10 cm, ngoan như chú mèo và bắt gián siêu cao thủ.
Rất nhiều người đã gọi đến tòa soạn bày tỏ ý muốn mua Tanzania, nhưng thực tế đào đâu ra con vật kỳ quái này.
Câu chuyện về loài thủy quái này bắt đầu từ 1.400 năm trước. Nhưng phải đến năm 1933, người ta mới tiếp cận gần gũi hơn. Cũng trong năm đó, bức ảnh nổi tiếng nhất về quái vật trên hồ do bác sĩ Colonel Robert Wilson chụp được ra đời.
Đến tận năm 1994, người đồng hành với Wilson tên Christian Spurling thú nhận trong cơn hấp hối rằng, tấm hình đen trắng đó thực ra đã chụp lại một miếng nhựa gắn với một chiếc tàu thủy đồ chơi. Hóa ra chẳng có thủy quái nào cả, và thời gian để tìm ra đáp án cuối cùng là quá lâu.
Bảo tàng P.T. Barnum có một phiên bản nàng tiên cá tuyệt đẹp. Tuy nhiên, trên thực tế đó chỉ là xác ướp của một con cá đã được “khâu vá” lại.
Theo Hong.vn
GS Hồ Ngọc Đại: Việc người lớn lấy mình làm khuôn mẫu cho con trẻ là cách giáo dục 'lỗi thời'
Giáo sư thẳng thắn phê phán việc người lớn lấy mình làm khuôn mẫu cho trẻ rồi áp đặt mong muốn của mình lên trẻ.
Theo giáo sư, đó là cách giáo dục đó là "lỗi thời", thậm chí có phần "tàn bạo", bởi mỗi đứa trẻ vốn đã có bản sắc riêng. Cha mẹ nên để các em sớm tự xác lập cuộc sống của mình.
Trao đổi tại buổi tọa đàm về công nghệ giáo dục 4.0 mới đây, GS Hồ Ngọc Đại đã thẳng thắn chia sẻ những vấn đề xoay quanh Công nghệ giáo dục (CNGD) và cuốn sách dạy học sinh lớp 1 đọc chữ bằng ô vuông, tròn, tam giác của ông.
"Người lớn không có quyền lấy mình làm khuôn mẫu..."
Theo ghi nhận của báo Dân Trí, tại buổi tọa đàm, vị giáo sư cho biết: "Cuộc đời tôi coi như xong rồi, nhưng tôi muốn đất nước này, thế hệ hiện nay phải tự xác lập nên thời đại mới.
Giáo sư cũng phê phán việc người lớn lấy mình làm khuôn mẫu cho trẻ, áp đặt tư tưởng, mong muốn của mình lên trẻ. Theo giáo sư, đó là cách giáo dục đó là "lỗi thời", bởi mỗi cá nhân có bản sắc riêng. Hãy để trẻ được tự xác lập cuộc sống của mình theo cách của các em.
Người lớn, người đi trước không nên, không được và không có quyền lấy mình làm khuôn mẫu cho người khác. Khi có thế hệ trẻ con mới, có lịch sử mới thì cần phải có một nền giáo dục mới", GS chia sẻ.
Cũng theo GS Đại, căn bản nhất là phải xây dựng nền giáo dục mới như thế nào. Đó là nền giáo dục được xây dựng trên cơ sở lý thuyết không thể bắt bẻ được, trên một cơ sở vật chất không thể tốt hơn được ở thời điểm đó. Sứ mệnh của giáo dục là phải làm sao tạo ra được cái mới chưa hề có và tận dụng những gì có trong quá khứ. Chứ không nên cho học sinh đi lại quá khứ.
GS Hồ Ngọc Đại tại buổi tọa đàm. Ảnh: báo Dân trí.
Theo VNE thông tin, chương trình Công nghệ giáo dục nói chung và tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục nói riêng được giáo sư Đại xây dựng trên nguyên tắc "muốn học cái gì thì phải tự tay làm cái đấy". Khi áp dụng, học sinh sẽ là người làm việc, còn giáo viên chỉ giao nhiệm vụ và quan sát, hướng dẫn phương pháp. Ông Đại cũng nhận thức rõ phương pháp của mình dễ bị phản ứng do khác biệt với cách dạy truyền thống là thầy giảng thật hay, học trò chỉ cần thụ động ghi nhớ.
Trước câu hỏi cảm thấy thế nào khi dư luận chê bai, đòi tẩy chay Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, GS Đại khẳng định không tức giận trước phản ứng của dư luận, bởi "nó không đáng", những người bức xúc là do "hiểu biết kém" và "tôi không chấp". "Mấy chục năm nay bao nhiêu người ghét tôi và chương trình của tôi, nhưng có làm được gì đâu. Trường Thực nghiệm vẫn còn đó", ông nói.
"Đến học với tôi 1 năm là đọc thông viết thạo, không thể tái mù"
Ghi nhận của báo Thanh Niên, tại buổi tọa đàm, GS Hồ Ngọc Đại khẳng định: "Tôi dạy trẻ con học hết lớp 1 công nghệ giáo dục, bất cứ ở vùng nào của đất nước này, miền xa xôi hẻo lánh nhất, anh có ra khỏi nhà hay không không quan trọng, đến trường hay không không quan trọng, biết tiếng Việt hay không không quan trọng, miễn là 6 tuổi, đến học với tôi 1 năm, đọc thông viết thạo, viết đúng chính tả, không thể tái mù chữ. Đọc thông viết thạo nghĩa là thế nào? Là viết ra đọc được, là nghe người ta đọc thì anh viết được".
Ông cũng khẳng định những công trình giáo dục mà ông xây dựng được ông dựa trên nền tảng mà nhân loại đã có trước đó. Cụ thể, tiếng Việt lớp 1 là thành tựu 300 năm nghiên cứu về ngữ âm tiếng Việt, sau đó, ông tổng kết lại làm giáo trình cho SV năm 3 trường ĐH Tổng hợp (nay là ĐH Quốc gia Hà Nội) năm 1977. Năm 1978 GS Đại đưa vào lớp 1 dạy khóa đầu tiên, mà học trò khóa đó có Ngô Bảo Châu.
GS Đại khẳng định, học sinh 6 tuổi học sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục sau một năm, chữ nào chắc chắn chữ đó nên không thể tái mù chữ. Ảnh: VNE.
GS Đại cũng cho biết, ngay từ lớp 1 của Ngô Bảo Châu hồi đó học kỳ 1 các học sinh không học chữ, học toàn hình vuông hình tròn hình tam giác. "Bởi học sinh phải nắm được tiếng, mà tiếng thì biểu thị gì chẳng được. Cho nên học sinh của tôi biết 2 cái quan trọng nhất : vật thật và vật thay thế. Vật thật là cái gì, và cái gì là vật thay thế", GS Đại nói.
Ngoài ra, trong số tất cả công trình của mình, sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục do GS Hồ Ngọc Đại chịu trách nhiệm, chiếm nhiều công sức và là thành tựu lớn nhất của ông. Đó là niềm an ủi vì đã thể hiện được tư tưởng, triết học và tâm lý học.
Học sinh 6 tuổi học sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục sau một năm, chữ nào chắc chắn chữ đó nên không thể tái mù chữ. Người trưởng thành, hay học sinh cấp hai, cấp ba nếu viết sai thì do thầy, cô dạy chưa đúng, theo báo Dân Trí thông tin.
Yến Nguyễn (Tổng hợp)
Theo saostar
Cảnh giác với những chiêu bài kích động gây rối Những ngày vừa qua, lợi dụng dịp kỷ niệm 2-9, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết bóp méo sự thật, xuyên tạc lịch sử của các đối tượng phản động nhằm đả kích chế độ, chống phá chính quyền nhân dân, đồng thời kêu gọi, kích động bạo loạn, biểu tình trái pháp luật hòng gây rối an ninh trật...