“Ngã ngửa” trước chứng cứ trong Kỳ án “hiếp dâm” tại Vĩnh Phúc
Ngày11/6 tới đây, TAND huyện Bình Xuyên sẽ tuyên án đối với Nguyễn Văn Bộ (SN 1988) trú tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, bị truy tố về tội “Hiếp dâm” và “Cướp tài sản”.
Cáo buộc Bộ phạm tội, CQĐT và VKSND huyện Bình Xuyên chủ yếu dựa vào lời khai của bị hại, biên bản khám xét dấu vết trên thân thể và biên bản khám nghiêm hiện trường…Thế nhưng, tại phần xét hỏi ngày 6/6, nhiều người “ngã ngửa” với những chứng cứ này.
Bị cáo Bộ
Không khám, vẫn có Giấy điều trị
Như PLVN đã thông tin trong số báo ngày 35/5 thì khi ra toà, Bộ đã phủ nhận lời khai tại CQĐT: “Bị Điều tra viên đánh đập, ép cung nên phải nhận tội”. Bộ khai:”Đây là vụ va chạm giao thông, chị Đ bị ngã và chửi bị cáo. Do bực tức, bị cáo tát chị Đ 2-3 cái chứ không hề có chuyện dùng vũ lực định hãm hiếp chị Đ”.
Sau khi điều tra bổ sung, VKSND huyện Bình Xuyên vẫn giữ nguyên nội dung truy tố. Chứng cứ “có giá” trong việc kết tội bị cáo có lẽ là “Tờ điều trị” của chị Đ, được ghi là lập tại Trạm y tế Thị trấn Hương Canh vào 14h20 phút ngày 7/8/2011, trong đó thể hiện dấu vết được cho là chị Đ đã bị hung thủ vật lộn nhằm hãm hiếp
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi được hỏi về việc “điều trị” này, đã có ít nhất 3 lần bị hại Đ khẳng định trước toà rằng: “Chiều 7/8/2011, tôi không đến Trạm y tế thị trấn Hương Canh khám”. Cũng với số lần tương tự, chị Trần Thị Vân – Y sỹ Trạm y tế này cũng khai:”Chiều 7/8, chị Đ không hề vào trạm ý tế khám”.
Cả chị Vân và bị hại Đ đều: “Cam đoan lời khai này là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về lời khai của mình”. Khi được hỏi lý do việc chị Đ không đến khám mà vấn có Giấy điều trị, có chữ ký của y sỹ và Trạm trưởng Trạm y tế, chị Vân nói rõ hơn: “Sau khi lên Công an huyện về, tôi mới làm bệnh án này cho hợp lệ. Lập xong thì chuyển cho công an”.
Tuy nhiên, đến buổi xét xử chiều 6/6, cả Chị Vân và bị hại Đ đồng thanh “xin khai lại” rằng: “Chị Đ có đến Trạm y tế khám vào chiều 7/8″. Việc cả 2 người cùng đột ngột thay đổi lời khai chỉ sau 2 tiếng đồng hồ nghỉ trưa khiến dư luận không khỏi hoài nghi về một sức ép nào đó đã tác động lên nhân chứng của vụ án.
Chùm chìa khóa mà chị Đ giật đứt lúc đã bị “gẫy đài quay tay phải”
Thương tích của bị hại đều…bí ẩn
Việc chị Vân “loanh quanh” như trên khiến luật sư bào chữa cho bị cáo nhiều lần đề nghị HĐXX phải đánh giá về sự khách quan, trung thực của nhân chứng này. Thêm một chi tiết nữa khiến người ta phải thấy đề nghị của luật sư là cơ cơ sở: Tại Giấy điều trị, chị Vân ghi: “Ngực phải nạn nhân có 3 vết tím 2 x1,5 cm, ngực trái có 1 vết tím dài 1,5 cm”.
Tuy nhiên, chỉ chưa đầy 2 ngày sau đó, các vết tím trên đã đồng loạt biến mất vì tại Bản giám định pháp y về thương tích ngày 9/8, Trung tâm Pháp y (Sở Y tế Vĩnh phúc) khẳng định: “Khám hiện tại trên cơ thể nạn nhân không để lại dấu vết thương tích gì” và “Ngực: Bình thường”. Có thật là bị hại Đ có những vết tím ở ngực hay nạn nhân này đã có biệt dược để làm tan những vết tím chỉ sau gần 2 ngày. Chính vì sự biến mất kỳ lạ này mà cho đến nay, không ai có thể khẳng định được những vết tím to gần bằng đồng xu này có phải vết cắn của bị cáo không.
Nghi vấn thứ 2 là tại Giấy điều trị của bị hại Đ thể hiện: “Khám tại chỗ, 1/3 trên xương cẳng tay phải bị bó lá do gẫy”. Trạm Y tế không có máy chụp X – quang, chị Đ khẳng định không chụp X quang tại đây, hồ sơ vụ án cũng không có kết quả chụp X – quang nào. Vậy Y sỹ Vân căn cứ vào đâu để bảo chị Đ bị gẫy tay, hay chỉ thấy chị Đ bị bó lá thì kết luận “gẫy tay”? Một Y sỹ của Trạm Y tế liệu có đủ thẩm quyền và trình độ để kết luận về bệnh tật của 1 bệnh nhân?
CQĐT cho rằng việc chị Đ bị “gẫy đài quay tay phải” là do vật lộn với bị cáo Bộ. Nhưng lạ ở chỗ là ngay sau đó, chị Đ tự điều khiển xe máy đi về nhà. Đến sáng, chị Đ còn cùng chồng ra hiện trường vụ án rồi đến chiều mới đến cơ quan công an trình báo. Đến lúc này thì chị Đ mới “đau tay” đến nỗi không thể ký tên mà phải điểm chỉ vào các biên bản làm việc với công an. Khi thực nghiệm điều tra, chị Đ còn đứng ở bên trái xe của bị cáo và dùng tay phải, giật chùm chìa khoá đang cắm ở xe.
Liệu một người bị gẫy tay có thể giằng được chìa khoá mạnh đến nỗi đứt cả miếng mi-ca ở móc đeo chìa khoá và điều khiển xe máy đi về nhà cách hiện trường cả cây số? Cần có giám định chuyên môn để kết luận về khả năng phi thường của bị hại nhưng luật sư cũng cho rằng:” Nếu bảo Bộ làm gẫy tay chị Đ trong đêm 7/8 là rất vô lý”.
Rồi bị hại đã giằng giật chùm chìa khóa xe của hung thủ với mục đích không cho hung thủ tẩu thoát nhưng lại không kêu cứu hoặc đề nghị được giúp đỡ khi có sự xuất hiện của người thứ 3 hiện trường? Điều này có phù hợp với tâm lý đang “hoảng loạn, sợ hãi” của một người phụ nữ vừa bị hung thủ vật ngã, xé rách quần áo để định hãm hiếp định”, luật sư đặt nghi vấn.
Theo PLVN
Nam thanh niên cứu 12 em nhỏ thoát khỏi chết đuối
Thấy 12 em nhỏ lội qua sông bị nước cuốn, Nguyễn Văn Bộ đã nhảy xuống nước cứu sống các em. Hành động dũng cảm của chàng trai 17 tuổi đã được lãnh đạo huyện Tiên Yên, Quảng Ninh khen thưởng.
Ngày 30.5, lãnh đạo huyện Tiên Yên, Quảng Ninh đã khen thưởng em Nguyễn Văn Bộ (17 tuổi, ở thôn Bình Minh, xã Hải Lạng, Tiên Yên) dũng cảm cứu sống 12 em nhỏ thoát khỏi chết đuối.
Nguyễn Văn Bộ kể lại chuyện cứu 12 em nhỏ
Trước đó, khoảng 16 giờ ngày 19.5, 12 em nhỏ dân tộc Dao sinh sống tại thôn Đồi Chè, xã Hải Lạng,Tiên Yên rủ nhau đi bắt vạng ven bãi triều. Khi trở về, đám trẻ lội qua sông đầu nguồn đầm Hà Dong nhưng không nắm rõ quy luật thủy triều nên không may sa xuống rạch sâu, cả nhóm bị nước cuốn trôi.
Nghe tiếng kêu cứu, Bộ đang trông coi đầm của gia đình ở gần đó đã nhanh chóng lao thuyền đến. Trong lúc hoảng loạn, các em nhỏ đã bấu víu làm lật thuyền. Quên cả hiểm nguy đến tính mạng, ộ đã dũng cảm nhảy xuống nước lặn vớt các em. Trong phút chốc, 11 em được đưa lên bờ an toàn.
Trường hợp em Chiếng Thị Thu khi đưa lên đã bất tỉnh nhưng Bộ đã nhanh trí vác em nhỏ bị đuối nước chạy vòng quanh và gọi người giúp sức tiến hành hô hấp nhân tạo, sau một hồi đã tỉnh lại.
Theo Dân Việt