Ngã ngửa “sự thật bất ngờ” về thương hiệu thời trang Louis Vuitton
Louis Vuitton là thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới với các sản phẩm đẳng cấp, sang trọng tiền tỉ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến nhiều sự thật đằng sau thương hiệu thời trang xa xỉ này.
Trước khi được biết đến là người sáng lập ra thương hiệu thời trang Louis Vuitton đình đám, Louis Vuitton từng nổi tiếng với nghề đóng rương ròm.
Với tài năng của mình, ông đã được mời về làm thợ đóng gói riêng cho hoàng hậu nước Pháp Napoleong. Điều này đã tạo cơ hội cho Louis Vuitton được tiếp cận với giới thượng lưu, khởi nguồn cho sự ra đời nhãn thương Louis Vuitton Paris sau này.
Logo chữ lồng LV và họa tiết monogram với 3 họa tiết hoa 4 cánh được xem là biểu tượng huyền thoại của thương hiệu Louis Vuitton. Ít ai biết người sáng tạo ra các biểu tượng này chính là con trai của Louis Vuitton chứ không phải ông.
Một sự thật bất ngờ về các sản phẩm của thương hiệu thời trang Louis Vuitton, nhất là túi xách, đó là không bao giờ giảm giá.
Sau mỗi mùa, nếu bất kỳ sản phẩm Louis Vuitton nào không được bán, chúng sẽ được gửi trở lại nhà máy của nó ở Pháp để băm nhỏ hoặc đốt cháy, để duy trì giá trị vật phẩm và đẳng cấp của thương hiệu.
Giá trị của túi xách LV đến từ sự tỉ mỉ và hoàn hảo. Mỗi chiếc ví, túi hay thắt lưng LV được làm thủ công hoàn toàn bằng tay trong vòng 7 ngày, sau đó sẽ được đem đi kiểm tra từng đường kim mũi chỉ.
Túi xách Louis Vuitton có khả năng chống nước và chống cháy. Đây là một trong những lý do tại sao chúng rất đắt tiền.
Đáng chú ý, Louis Vuitton cũng là thương hiệu bị làm giả nhiều nhất trong lịch sử thời trang, với chỉ hơn 1% sản phẩm có logo LV là không bị làm giả.
Louis Vuitton không bao giờ treo mác giá bên ngoài sản phẩm, thay vào đó, chúng được đặt khéo léo ở bên trong. Khi mua, túi thường có thẻ với mã số riêng kèm hóa đơn được đặt trong phong bì nhằm tránh nạn làm giả.
Chiếc túi xách đắt nhất của Louis Vuitton từng được bán với giá $133,400 (tương đương hơn 3 tỷ đồng). Nguồn ảnh: Getty Image.
Doanh thu của các thương hiệu thời trang xa xỉ bị khủng hoảng vì dịch COVID-19
Trong khi Gucci, Louis Vuitton, Christian Dior, Givenchy, Fenty có doanh thu đi vào lòng đất thì flagship Hermès ở Quảng Châu đạt 2,7 triệu đô la doanh thu trong một ngày.
Có rất nhiều yếu tố tác động đến lợi nhuận cuối cùng của một thương hiệu thời trang. Ví dụ như địa điểm, chiến lược marketing, sản phẩm, chính sách kinh doanh...Nhưng mọi yếu tố này đều phải chào thua sự càn quét của đại dịch COVID-19.
Lệnh cách ly toàn xã hội khiến tất cả các thương hiệu lớn bé, cửa hàng bán lẻ, trung tâm thương mại đều phải đóng cửa. Người tiêu dùng cũng không còn ưu tiên việc mua sắm quần áo, mà dùng tiền để mua các nhu yếu phẩm. Tất cả các công ty thời trang, dù là cây đa cây đề nhiều thập kỷ, đều đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề.
Hôm qua, Kering - tập đoàn đa quốc gia của Pháp gồm các công ty con như Gucci, Bottega Veneta, Pomellato, Ulysse Nardin và Balenciaga, báo cáo doanh thu giảm 15,4% trong quý 1. Đối thủ lớn nhất của nó, tập đoàn LVMH, có các thương hiệu Louis Vuitton, Christian Dior, Bulgari, Fenty, và Givenchy, cũng công bố giảm 15%. Các nhà phân tích cho rằng sự sụt giảm mạnh mẽ này là do khu vực châu Á - Thái Bình Dương (đặc biệt là ở Trung Quốc đại lục), nơi tạo ra nhiều doanh thu nhất cho các công ty này, bị phong tỏa quá chặt. Các thương hiệu của Kering đã đóng cửa cửa hàng trong tháng 1 và tháng 2, đồng thời cắt giảm quảng cáo ở thị trường quan trọng nhất của mình.
Ông Francois-Henri Pinault, Giám đốc điều hành của Kering, cho biết: "Đại dịch COVID-19 đã gây tổn thất nặng nề cho hoạt động của chúng tôi trong quý đầu năm. Chúng tôi ngay lập tức triển khai các hành động chống dịch để bảo đảm sự an toàn, hạnh phúc của các nhân viên Kering và khách hàng. Ở những nơi có trụ sở, chúng tôi cũng hỗ trợ đáp ứng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho các nhân viên y tế và bệnh viện".
Bên cạnh những anh bạn lao dốc, nhiều thương hiệu vẫn hoạt động khỏe mạnh trong thời kỳ COVID-19. Bottega Veneta tăng 10% và flagship Hermès ở Quảng Châu đạt 2,7 triệu đô la doanh thu trong một ngày. Ngoài ra, công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ, Capri Holdings (sở hữu Michael Kors, Versace và Jimmy Choo) cũng tăng trưởng 11,9% trong quý 1. Tuy nhiên, nền kinh tế toàn cầu vẫn đang trong tình trạng không ổn định. Nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch quá sớm có thể gây ra làn sóng bùng dịch thứ 2 và lần này thì không có thương hiệu nào kịp chống đỡ.
Minh Minh
Vì sao hàng tồn của những thương hiệu xa xỉ nhất quyết không hạ giá? Từ lâu bán giảm giá đã trở thành chiêu giải phóng hàng tồn quen thuộc trên thị trường. Tuy nhiên, những thưu xa xỉ lại không bao giờ làm vậy. Với thưu xa xỉ Hermes, khoảng chục trong số 10.000 nhân viên của hãng được đưa tới trước một lò đốt rác tại Saint-Ouen, Seine-Saint-Denis, ngoại ô phía Bắc Paris để chứng kiến...