Ngã ngửa’ khi biết sự thật về những hộp băng vệ sinh trong ba lô của chồng
Khi phát hiện những hộp băng vệ sinh trong ba lô của chồng tôi đã vô cùng hoang mang. Mãi sau này, tôi mới biết chồng mình sử dụng băng vệ sinh để làm gì.
Vợ chồng tôi kết hôn được hơn 1 năm. Chồng tôi là lính biên phòng nên thường không ở nhà, nhưng anh luôn gọi điện hỏi thăm và quan tâm vợ. Chính vì vậy mà tôi luôn có cảm giác chồng đang ở bên cạnh.
Ở chỗ làm, nhiều chị thường hay kể xấu chồng. Chẳng bù cho chồng tôi lâu lâu mới về nhà, háo hức vồ vập như lúc mới cưới. Mọi người cười nhạo, cho tôi là kẻ hoang tưởng: “Chồng của em mới là đối tượng có nguy cơ sa ngã nhiều nhất đó. Thử nghĩ đi, sĩ quan đẹp trai lại giữ chức đồn phó. Mấy con nhỏ buôn lậu qua biên giới toàn những đứa cỡ Á hậu trở lên. Chỉ cần chồng em nháy mắt một cái là các em ấy sẵn sàng “chiều” ngay”.
Dù rất tin chồng nhưng nghe những lời bàn tán ấy, tôi cũng thấy lo lắng. Rồi đầu năm nay, chồng tôi được điều về trường huấn luyện tân binh ở gần nhà hơn. Tuy vậy, số lần và thời gian anh về thăm tôi không thay đổi mà có phần hạn chế hơn. Chồng tôi nói là làm tiểu đoàn trưởng huấn luyện, công việc vất vả hơn trên đồn. Nếu quản lý không chặt chẽ, không gương mẫu nhỡ xảy ra chuyện gì chỉ có nước về nấu cơm cho vợ.
Tôi hoang mang khi thấy hộp băng vệ sinh trong ba lô của chồng (Ảnh minh họa)
Lúc đó, tôi chỉ biết thủ thỉ với chồng: “Về đi! Về em nuôi. Chỉ cần đêm nào em cũng được ôm anh ngủ”. Nói cho vui vậy, chứ tôi muốn chồng mình tiến bộ, công tác tốt.
Một hôm, chồng tôi bất ngờ về nhà mà không báo trước. Tôi hạnh phúc ôm chồng trong niềm hạnh phúc. Hôm đó, dù thời gian ở nhà của anh không được nhiều nhưng tôi vẫn cố gắng nấu những món ăn chồng thích. Đây cũng là khoảng thời gian để chúng tôi hâm nóng tình cảm vợ chồng.
Trước khi chồng lên đường trở về đơn vị, tôi sửa soạn quần áo và cho một ít kẹo bánh vào ba lô. Nhưng đập vào mắt tôi là những hộp băng vệ sinh ở đáy ba lô của chồng. Rất nhiều câu hỏi nảy ra trong đầu tôi: “Anh mua băng vệ sinh làm gì? Chẳng lẽ làm quà cho một cô nào đó?”. Dù rất khó chịu nhưng tôi vẫn cố gắng nín nhịn vì chưa có bằng chứng rõ ràng. Nhìn bóng chồng khuất dần mà lòng tôi rối như tơ vò.
Tôi cố nuốt cơn ghen vào lòng vì vẫn còn tin yêu chồng. Nhưng nghĩ mãi, tôi cũng không giải thích nổi hành động kỳ quặc của anh. Từ đó, tôi không tập trung vào công việc được nữa. Tôi cũng chẳng bận tâm đến việc ăn uống, nửa đêm thường bị đánh thức bởi những giấc mơ kỳ quặc. Không biết phải làm sao, tôi sang nhà mẹ đẻ. Nhìn thấy tôi, mẹ đã nhận ra sự bất thường:
- “Con có gì lo lắng à?”
- “Không đâu mẹ!”
Video đang HOT
- “Thôi đi cô! Nhìn vẻ mặt của cô là tôi biết liền.”
- “Con sợ chồng con có bồ, mẹ ơi!”
- “Sao? Thằng đó mà có bồ?”
- “Dạ… chưa! Con lo xa vậy.”
- “Chồng con là người tốt. Đừng có nghi ngờ lung tung, thêm bệnh vào người. Mà nếu có, cũng phải tìm hiểu cho rõ ngọn nguồn, đừng ghen tuông lung tung.”.
Tôi nghe mẹ, nhưng lòng vẫn bồn chồn, lo lắng. Từ ngày nghi ngờ chồng có “phòng nhì” bên ngoài, tôi để ý mọi nhất cử nhất động của anh. Tôi cảnh giác từng ánh mắt, giọng nói của anh mỗi khi có điện thoại nhưng không phát hiện được gì. Một thời gian sau, chồng tôi về nhà được một ngày xong lại phải đi bồi dưỡng nghiệp vụ 2 tháng. Thấy anh gầy và đen hơn, tôi thấy thương vô cùng.
Một hôm cuối tuần, tôi ở nhà thu dọn nhà cửa. Thấy bóng áo xanh đằng sau cánh cổng, tôi tưởng là chồng mình nhưng không phải. Hóa ra đó là cậu lính liên lạc của đơn vị chồng tôi.
Cậu lính trẻ cười tươi nói: “Sắp có đợt huấn luyện mới chị ạ. Chờ thủ trưởng đi học về là khai giảng thôi. Bữa nay em đi đón chồng chị khi kết thúc buổi bồi dưỡng nghiệp vụ. Nhân tiện ghé qua nhà gửi chị mấy món quà của anh em ở đồn biên phòng tặng”.
Một lúc sau, cậu lính ấp úng nhờ tôi mua đồ hộ vì ngại. Tôi hỏi đồ gì thì cậu ta nói là băng vệ sinh. Tôi vô cùng ngỡ ngàng trước lời nhờ vả này.
Sau sự việc lần này, tôi thấy yêu và tin tưởng chồng hơn (Ảnh minh họa)
Thấy tôi ngơ ngác, cậu lính phải giải thích cặn kẽ. Rằng mỗi khi phải mang giày đi hành quân, họ sẽ bọc một miếng băng phía trong mũi giày. Mồ hôi chân ra sẽ được hút khô, lại giữ êm cho đầu ngón chân không bị đau nhức. Không biết sáng kiến này của ai nhưng mỗi đợt tuyển tân binh, lính tráng lại rỉ tai nhau chiêu này.
Tôi thở phào nhẹ nhõm, bảo cậu lính cứ đi đón chồng tôi, khi nào quay lại tôi sẽ mua giúp. Qua sự việc này, tôi cũng tin yêu chồng hơn. Đây cũng là một kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc sống vợ chồng mà tôi khó có thể quên được.
Theo Ngoisao
Hạnh phúc chênh vênh của nhà Hạnh Phúc
Nhà Hạnh Phúc từng đầy ắp tiếng cười nay chỉ còn lại sự lo lắng và bồn chồn. Gia đình chị Vân và các em không biết hạnh phúc của họ còn kéo dài được bao lâu.
Những đứa trẻ tại nhà Hạnh Phúc - Ảnh: H.Vy
Nhiều năm nay, ngôi nhà nhỏ của gia đình chị Ngô Thị Kim Vân, nằm kề khu đô thị Hạnh Phúc, đại lộ Nguyễn Văn Linh, huyện Bình Chánh, TP.HCM đã trở thành nơi trú ngụ của hơn 30 đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ. Và từ lâu, nhà Hạnh Phúc là điểm tựa thương yêu của những số phận trẻ em thiếu may mắn. Vì thế, không ai trong đại gia đình này muốn rời xa.
Mong xin được giấy phép
Chúng tôi gặp chị Vân ở gian nhà trước, nơi hơn chục đứa trẻ đang chơi đùa vui vẻ với nhau. Vừa nhìn chúng chị vừa kể: "Vì không có giấy phép hoạt động nên UBND không cho chúng tôi nuôi trẻ nữa. Biên bản thứ ba của UBND xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh ghi rõ là phải trả chúng lại cho người thân, nếu chúng nó không còn ai thì Phòng Lao động sẽ hướng dẫn thủ tục đưa trẻ vào cơ sở bảo trợ xã hội. Hơn nữa, tôi phải thực hiện vào ngày 15.6 vừa qua".
Theo chị Vân, khó khăn lắm chị mới có thể liên lạc được với gia đình của từng em. Người ở xa tận Tiền Giang, Vĩnh Long cũng có mặt như biên bản yêu cầu. Nhưng rồi không thấy cơ quan chức năng nào xuống nên họ đành phải quay về. Nhờ như vậy nên các em vẫn có thể tiếp tục ở lại cùng vợ chồng chị.
Anh Hoàng bên đứa con nuôi của mình - Ảnh: H.Vy
Nói một lúc, chị Vân lại ngậm ngùi: "Đêm trước hôm trao trả, tôi nấu cho tụi nó bữa cơm chia tay. Mấy đứa nó biết nên buồn lắm, cứ ngồi khóc suốt. Bây giờ tôi cũng không biết làm sao. Mấy ngày nay tôi cứ chạy lên chạy xuống các cấp cơ quan, chỉ mong xin được giấy phép để tiếp tục nhà tình thương Hạnh Phúc, để tụi nhỏ không phải sống khó khăn như trước kia nữa."
Chị Vân giãi bày rằng, căn nhà hiện tại chỉ khoảng 110 m2 cộng thêm khoảng sân vui chơi của mấy em do một nhà hảo tâm đóng góp nữa cũng không thể nào đạt điều kiện một cơ sở bảo trợ theo quy định. Nếu có thể, chị chỉ xin các cấp lãnh đạo cho chị thêm thời gian. Với tấm lòng nhiệt thành của vợ chồng chị và sự hảo tâm của cộng đồng, chị hy vọng sẽ giữ lại được các em.
"Ước được ở nhà Hạnh Phúc hoài luôn"
Theo chia sẻ của chị Vân, gia đình chị ngày xưa sống ở quận 11, sau chuyển về đây sinh sống. Thời gian đầu, do nhà rộng mà ít người quá nên thấy đứa trẻ nào lang thang, cơ nhỡ sống quanh đó thì chị kêu qua cho ăn, cho ở. Rồi cứ thế, từ 5,6 em lúc ban đầu, số lượng thành viên trong nhà tăng dần đến con số 32 như hiện nay.
Trẻ em ở đây không chỉ được học chữ mà còn được học đàn, học kèn - Ảnh: H.Vy
Nhớ lại những ngày như thế, chị Vân nghẹn ngào: "Tôi nuôi nấng tụi nhỏ như con ruột của mình. Mấy năm nay lúc nào tôi cũng cố gắng dạy dỗ các em cho bằng bạn, bằng bè. Khi biết mình phải trả mấy đứa nhỏ về gia đình cảm giác như ai xé ruột xé gan mình vậy đó. Giờ đứa nào cũng thích học hành lại lễ phép thì sao đành lòng bỏ cho được."
Chị cả của gia đình, em Đặng Thị Ngọc Nhung tâm sự: "Em đến sống cùng mẹ Vân từ lâu lắm rồi, lúc mẹ mới nhận nuôi trẻ. Tám năm sống cùng gia đình, em được học, được vui chơi, yêu thương như bao đứa trẻ khác. Em mơ ước được ở đây hoài luôn, em không muốn xa cha mẹ, anh em."
Các em còn được thỏa thích vui chơi cùng đại gia đình của mình - Ảnh: H.Vy
Khác với Nhung, em Ti Mo The chỉ mới được chị Vân cưu mang khoảng ba tháng nay. Trong ngày tưởng chừng chia tay đó, em cũng không thể cầm được nước mắt: "Ba mẹ thương tụi em lắm. Chắc không nơi nào quan tâm em như ở nhà Hạnh Phúc của mẹ Vân đâu."
Khi chia tay, chị Vân cười rồi nói với chúng tôi rằng chị đã hứa là không bao giờ bỏ rơi chúng nó. Và chị hy vọng mình sẽ không phải thất hứa với đàn con của mình.
H.Vy
Theo Thanhnien
6 lợi ích không ngờ khi hạn chế uống cà phê Caffeine có trong ca cao, cà phê và một lượng nhỏ trong trà, và cũng được sử dụng như một chất phụ gia trong một số thức uống tăng năng lượng. Giảm bớt việc dung nạp lượng caffeine có những tác dụng không ngờ, theo The Times of India. Lạm dụng caffeine có thể bị những tác dụng phụ không mong muốn -...