Nga ‘ngỏ ý’ hỗ trợ Trung Quốc giữa tâm bão chiến tranh thương mại với Mỹ
Nga ngỏ ý sẵn sàng bù đắp vào nguồn cung hàng hóa Mỹ giảm sút tại thị trường Trung Quốc trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ngày càng leo thang căng thẳng.
Tổng thống Nga V. Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Theo hãng tin Sputnik, Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Maxim Oreshkin và Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn vừa có cuộc gặp tại Bắc Kinh và thảo luận về triển vọng tăng trưởng thương mại và đầu tư Nga-Trung, cũng như sự hợp tác giữa hai nước trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO).
Bộ trưởng Oreshkin khẳng định các biện pháp bảo hộ mậu dịch đơn phương của Mỹ không phù hợp với các quy tắc hệ thống thương mại đa phương, và gây ảnh hưởng tới cả thương mại quốc tế lẫn hợp tác thương mại và kinh tế Nga-Trung.
“Khi một đối tác thương mại quốc tế lớn phớt lờ các quy tắc chung của cuộc chơi, các thành viên WTO cần nỗ lực phối hợp hướng tới khôi phục tính hiệu quả của tổ chức (WTO), và giảm thiểu thiệt hại do các hạn chế thương mại không có căn cứ gây ra”, ông Oreshkin tuyên bố.
Đồng thời ông cũng khẳng định rằng Nga sẵn sàng tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc để bù vào nguồn cung hàng hóa Mỹ giảm sút tại thị trường Trung Quốc.
Video đang HOT
Trước đó, trả lời phỏng vẫn hãng tin Sputnik hồi giữa tháng 9, Tổng thư ký Hiệp hội Phát triển Doanh nghiệp Trung Quốc ở nước ngoài He Zhenwei cho rằng cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đem tới cơ hội tuyệt vời cho Nga.
Ông He Zhenwei nói thêm rằng, hàng rào thuế quan cua My đối với Trung Quốc và các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống lại Nga khiên hai quốc gia xích lại gần nhau hơn và tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại.
Ô He Zhenwei cho rằng Trung Quốc sẽ giảm khôi lương sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu từ Mỹ và Nga có thể chiếm thị phần thị trường bi bỏ trống.
Từ đầu năm nay, ông Trump đã áp các mức thuế mới lên hàng hóa Trung Quốc để giảm thiểu thâm hụt thương mại của Mỹ. Chính sách gây nhiều bất đồng này được cho là nhằm mục đích giảm sự “hấp dẫn” từ các mặt hàng rẻ sản xuất tại Trung Quốc.
Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Maxim Oreshkin.
Nhưng quyết định nói trên của ông Trump cũng khiến Bắc Kinh phải “ra đòn” đáp trả bằng các mức thuế quan mới lên hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
Cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung Quốc đã leo lên một nấc thang mới hôm 24/9 vừa qua, khi Washington chính thức áp thuế 10% với gói hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc. Đáp trả, Bắc Kinh cũng áp mức thuế tương ứng với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Washington.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngày 8/10 mới đây đã có cuộc gặp song phương tại Nhà khách Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh.
Trong buổi gặp, ông Vương gọi các động thái của Mỹ thời gian qua là “đòn tấn công trực tiếp” vào lòng tin chung giữa hai nước, phủ bóng đen lên quan hệ song phương, đồng thời đòi hỏi Washington ngừng bán vũ khí cho Đài Loan, chấm dứt các chuyến thăm chính thức và mối liên hệ quân sự với Đài Bắc.
Đáp lại những chỉ trích của người đồng cấp Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Washington có những “bất đồng căn bản” với Bắc Kinh.
Trước đó, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence có bài phát biểu công kích toàn diện Bắc Kinh, tố cáo Trung Quốc đang dồn toàn lực, “sử dụng mọi công cụ chính trị, kinh tế, quân sự và tuyên truyền”, nhằm gia tăng ảnh hưởng và tối đa hóa lợi ích thu được từ Mỹ.
Minh Đăng
Theo mothegioi/Sputnik
Tổng thống Putin chỉ ra sai lầm "khổng lồ" của Mỹ
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Mỹ đang mắc một sai lầm "khổng lồ" nhưng "điển hình" bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt trên khắp thế giới.
Tổng thống Nga Putin cảnh báo Mỹ lạm dụng đồng USD. Ảnh: Reuters
Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Tuần lễ Năng lượng Nga ở Moscow hôm 3/10, ông Putin cho rằng việc Mỹ đang áp lệnh trừng phạt trên toàn thế giới và "lạm dụng" đồng USD là một sai lầm "khổng lồ và điển hình". Chiến lược này cũng có thể sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.
"Dường như Mỹ đang mắc phải sai lầm chiến lược lớn", ông Putin nhận định, cho rằng Washington đang làm suy yếu niềm tin của thế giới với đồng USD, đồng tiền hiện được coi là công cụ tài chính toàn cầu. "Đây là một sai lầm điển hình của bất kỳ đế quốc nào", ông nói, giải thích rằng những hậu quả tiêu cực tiềm tàng sẽ bị lờ đi khi mọi thứ tạm thời mạnh mẽ và ổn định. "Nhưng không phải vậy, hậu quả vẫn sẽ đến, dù sớm hay muộn".
Gần đây, Nga đã cố gắng giảm tỷ trọng USD trong nền kinh tế. Việc phi USD hóa của Nga đã được tích cực thảo luận trong thời gian gần đây để phản ứng lại các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Hồi tháng 5/2018, Tổng thống Putin nói rằng Nga không còn có thể tin tưởng hệ thống tài chính do đồng USD thống trị kể từ khi Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt đơn phương và vi phạm các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nhà lãnh đạo Nga cũng nói rằng tình trạng độc quyền của đồng USD là không an toàn và gây nguy hiểm cho nền kinh tế toàn cầu. Chính phủ Nga nhấn mạnh họ sẽ không từ bỏ hoàn toàn vai trò của đồng USD, nhưng vẫn tìm cách để giảm thiểu sự phụ thuộc của nền kinh tế vào đồng tiền Mỹ.
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo RT)
Theo doisongphapluat
Việt Nam đã sẵn sàng đảm nhiệm cương vị ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ Việt Nam đang tích cực vận động để lần thứ hai trở thành ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và giới chuyên gia quốc tế đánh giá Việt Nam đã sẵn sàng đảm nhiệm cương vị này. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 73. Ảnh: Thống...