Nga nghi tình báo phương Tây liên quan tới vụ việc của nhóm Wagner
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết, các cơ quan tình báo của nước này đang điều tra xem liệu tình báo phương Tây có đóng một vai trò nào đó trong vụ việc của nhóm quân sự tư nhân Wagner hay không.
Ngoại trưởng Nga trả lời phỏng vấn của hãng RT. Ảnh: RT
Hãng tin Tass dẫn lời ông Lavrov nói: “Như Tổng thống Vladimir Putin nói trong bài phát biểu hôm 24/6, toàn bộ bộ máy quân sự, kinh tế và thông tin của phương Tây đã được thiết lập để chống lại chúng tôi”.
Lực lượng của tập đoàn quân sự tư nhân Wagner hôm 24/6 đã chiếm một trụ sở quân sự ở thành phố Rostov-on-Don. Tuy nhiên, sau khi ông Yevgeny Prigozhin – lãnh đạo Wagner đạt được thỏa thuận với Kremlin, lực lượng này đã rút lui.
Theo ông Lavrov, Đại sứ Mỹ tại Nga đã phát đi dấu hiệu rằng Washington không liên quan gì tới vụ nhóm Wagner. Quan chức ngoại giao hàng đầu của Nga lưu ý: “Phía Mỹ đã đặc biệt nhấn mạnh rằng mọi thứ xảy ra là việc nội bộ của Nga”.
Theo hãng tin CNN, sau vụ việc, Tổng thống Nga Putin đã điện đàm với Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và Tiểu vương Sheikh Tamim của Qatar. Kremlin hôm nay ra thông báo cho biết: “Tổng thống Iran bày tỏ ủng hộ hoàn toàn giới lãnh đạo Nga trong sự việc hôm 24/6″.
Lý do Triều Tiên từ chối viện trợ lương thực
Tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên viết, dựa vào viện trợ bên ngoài để đối phó với thiếu hụt lương thực giống như nhận "kẹo độc".
Hãng Reuters đưa tin, những năm gần đây, Triều Tiên chịu cảnh thiếu hụt lương thực do thiên tai, các lệnh trừng phạt của quốc tế nhằm kiềm chế các chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này, và việc giảm bớt hoạt động thương mại với Trung Quốc liên quan tới dịch Covid-19.
Trong bài xã luận đăng tải hôm nay (22/2), tờ Rodong Sinmun kêu gọi người dân nước này tự lực về kinh tế và cảnh báo không nên nhận trợ giúp kinh tế từ "các nước đế quốc", vốn thường dùng viện trợ như một cái bẫy "để cướp bóc và khuất phục" các nước nhận và can thiệp vào chính trị nội bộ của họ.
Bài viết trên tờ báo của Đảng Lao động Triều Tiên nêu rõ: "Thật sai lầm khi cố gắng thúc đẩy nền kinh tế bằng cách chấp nhận và ăn loại kẹo độc này".
Hầu hết các cơ quan của Liên Hợp Quốc và các nhóm cứu trợ phương Tây đã rời Triều Tiên. Trung Quốc hiện là một trong số ít nguồn hỗ trợ lương thực từ bên ngoài.
Cơ quan Phát triển nông thôn của Hàn Quốc hồi tháng 12/2022 ước tính, sản lượng mùa màng của Triều Tiên giảm 3,8% so với năm 2021 do mưa lớn vào mùa hè và các điều kiện thời tiết khác.
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Kwon Young-se cho biết, Bình Nhưỡng đã đề nghị Chương trình Lương thực thế giới (WFP) hỗ trợ nhưng không có tiến triển, do hai bên bất đồng về vấn đề giám sát.
Những thông điệp chính từ chuyến thăm Ukraine bất ngờ của Tổng thống Mỹ Chuyến công du Ukraine không báo trước của Tổng thống Joe Biden cho thấy Mỹ đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột kéo dài và tâm điểm trong chính sách châu Âu của Mỹ dịch chuyển sang phía Đông. Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa), chụp ảnh cùng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (phải) trong chuyến thăm không báo trước tới Kiev...