Nga nêu rõ điều kiện của Tổng thống Putin để chấm dứt xung đột Ukraine
Điện Kremlin tuyên bố lập trường của Nga về giải quyết xung đột Ukraine đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu rõ vào năm ngoái.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov và Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Tass).
“Lập trường của chúng tôi về giải quyết xung đột đã được Tổng thống nêu rõ và chúng tôi vẫn cam kết với lập trường này”, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu tại một cuộc họp báo hôm 16/1, đề cập đến những bình luận gần đây của ứng cử viên Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio rằng việc giải quyết xung đột sẽ đòi hỏi sự nhượng bộ từ tất cả các bên liên quan.
“Lập trường này đã được nêu rõ vào tháng 6 năm ngoái, khi Tổng thống đưa ra chỉ thị cho Bộ Ngoại giao. Lập trường của chúng tôi là nhất quán, minh bạch và được biết đến rộng rãi”, ông Peskov nhấn mạnh.
Trong phiên điều trần hôm 15/1, ông Rubio cho rằng, cả Ukraine và Nga sẽ phải nhượng bộ để chấm dứt chiến sự.
Ông Rubio gợi ý rằng sự nhượng bộ của Nga sẽ là không tiến xa hơn trong cuộc chiến, trong khi sự nhượng bộ của Ukraine sẽ là từ bỏ các lãnh thổ mà Nga đang kiểm soát.
Video đang HOT
“Điều quan trọng là mọi người phải thực tế: Sẽ cần có những nhượng bộ từ Nga, nhưng cũng từ phía Ukraine… Điều quan trọng là phải có sự cân bằng ở cả hai phía”, ông Rubio phát biểu.
Nga hiện kiểm soát khoảng 20% lãnh thổ Ukraine sau 3 năm xung đột. Các cuộc đàm phán giữa hai bên đã đình trệ kể từ khi vòng hòa đàm ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ đổ vỡ.
Hồi tháng 6 năm ngoái, Tổng thống Putin đã nêu ra các điều khoản cụ thể hơn nhằm chấm dứt xung đột bao gồm: Ukraine sẽ phải từ bỏ tham vọng gia nhập NATO, rút toàn bộ quân đội khỏi toàn bộ lãnh thổ của các khu vực mà Nga tuyên bố chủ quyền.
Nhà lãnh đạo Nga cũng cho rằng việc dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt đối với Moscow và đảm bảo tình trạng trung lập và phi hạt nhân của Ukraine là điều cần thiết.
Tổng thống Putin từng tuyên bố, Moscow vẫn sẵn sàng đàm phán với Kiev mà không cần bất kỳ điều kiện tiên quyết nào, ngoại trừ những điều kiện đã được nêu trong thỏa thuận ở Istanbul vào năm 2022, trong đó có quy chế trung lập đối với Ukraine, cũng như một số hạn chế nhất định trong việc triển khai vũ khí nước ngoài.
Ukraine đã bác bỏ và lập luận những điều kiện do Nga đưa ra ngang với việc đầu hàng. Thay vào đó, Ukraine đưa ra một “kế hoạch chiến thắng” và kêu gọi thêm sự hỗ trợ của phương Tây. Kiev tuyên bố sẽ không dừng lại cho đến khi binh lính Nga cuối cùng bị đẩy ra khỏi lãnh thổ.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định Ukraine sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến khi khôi phục được biên giới năm 1991, một nhiệm vụ liên quan đến việc giành lại toàn bộ các vùng Donetsk, Lugansk, Kherson, Zaporizhia, Crimea từ Nga. Tuy nhiên, ngay cả các tướng Mỹ cũng cảnh báo mục tiêu như vậy sẽ tiêu tốn những nguồn lực khổng lồ mà Ukraine hiện không có.
Mục tiêu khôi phục lãnh thổ của Ukraine ngày càng trở nên khó khăn khi Nga giành ưu thế trên chiến trường. Trong khi đó, chính sách viện trợ của phương Tây, đặc biệt là Mỹ, có thể đảo chiều sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ.
Ông Trump nhiều lần tuyên bố có thể chấm dứt xung đột trong vòng 24 giờ sau khi tái đắc cử. Hiện chưa rõ giải pháp của ông, nhưng một số ý kiến nhận định, không loại trừ khả năng chính quyền Mỹ tương lai sẽ buộc Ukraine phải nhượng bộ lãnh thổ với Nga để đổi lấy hòa bình.
Mỹ khẳng định tránh một cuộc đối đầu trực tiếp với Nga
Mỹ yêu cầu Ukraine không nên sử dụng vũ khí do Washington cung cấp để tấ.n côn.g lãnh thổ Nga, nhằm tránh một cuộc xung đột trực tiếp giữa Moskva và Washington hay với NATO.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Mark Milley phát biểu tại cuộc họp báo ngày 25/5/2023. Ảnh: AP
Theo hãng Reuters ngày 28/5, một vị tướng hàng đầu của Mỹ đã tái khẳng định Kiev từ lâu đã được yêu cầu không sử dụng các thiết bị quân sự do Washington cung cấp để tiến hành các cuộc tấ.n côn.g nhằm vào lãnh thổ Nga.
Điều này là cần thiết vì các cuộc tấ.n côn.g như vậy có thể gây ra xung đột trực tiếp giữa NATO và Nga, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Mark Milley nhấn mạnh khi phát biểu với các phóng viên tại Lầu Năm Góc.
Bình luận của ông Milley được đưa ra sau khi một nhóm dân quân vũ trang, hoạt động như một phần của lực lượng vũ trang Ukraine và hợp tác với tình báo quân sự nước này, thực hiện một cuộc tấ.n côn.g xuyên biên giới ở Nga.
Denis Nikitin, lãnh đạo của lực lượng dân quân trên, được gọi là Quân đoàn Tự do, trong đó có một số thành viên của Tiểu đoàn Azov đã chiến đấu cho Kiev từ năm 2014 trong cuộc xung đột ở Donbas, cho biết họ đã sử dụng thiết bị của Mỹ, chẳng hạn như hai xe bọc thép M1224 MaxxPro, trong cuộc tấ.n côn.g trên.
Theo các quan chức Nga, lực lượng trên đã tiến hành các cuộc tấ.n côn.g bằng sún.g cối và pháo binh nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự và các khu dân cư ở vùng Belgorod hồi đầu tuần trước. Tờ New York Times cũng dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết Kiev đứng sau cuộc đột kích này.
Mặc dù lập trường của Kiev là cuộc đột kích Belgorod được thực hiện độc lập với các cơ quan tình báo và quân sự của Ukraine, nhưng đại diện đặc biệt của Quân đoàn Tự do Ilya Ponomarev, cho biết nhóm này đã nhận được "đèn xanh" của Kiev liên quan đến vụ tấ.n côn.g.
Sau vụ việc trên, Tướng Milley nêu rõ: "Chúng tôi đã yêu cầu Ukraine không sử dụng thiết bị do Mỹ cung cấp để tấ.n côn.g trực tiếp vào Nga". Ông Milley giải thích rằng những hạn chế này được thực hiện với hy vọng tránh một cuộc xung đột trực tiếp với Nga. "Tại sao vậy? Bởi vì chúng tôi không muốn - đây là một cuộc xung đột của Ukraine. Đó không phải là cuộc chiến giữa Mỹ và Nga. Đó không phải là cuộc chiến giữa NATO và Nga", Tướng Milley nói.
Bề ngoài Kiev đã cam kết không sử dụng vũ khí tầm xa do Washington cung cấp để tấ.n côn.g Nga, nhưng các tài liệu tình báo của Mỹ bị rò rỉ cho thấy dường như Kiev không có ý định giữ lời. Đầu tháng này, tờ Washington Post đưa tin rằng "đằng sau những cánh cửa đóng kín, nhà lãnh đạo Ukraine đã đề xuất theo hướng táo bạo hơn - chiếm các ngôi làng của Nga để giành lợi thế trước Moskva, đán.h bom đường ống vận chuyển dầu của Nga sang Hungary, một thành viên NATO".
Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Joe Biden hiện đã "bật đèn xanh" cho kế hoạch chuyển giao F-16 cho Ukraine từ các đồng minh ở châu Âu. Tổng thống Biden tuyên bố rằng ông đã nhận được "sự đảm bảo chắc chắn" của người đồng cấp Ukraine Zelensky rằng các máy bay chiến đấu đó sẽ không được sử dụng để tấ.n côn.g Nga.
Mặc dù vậy, Hạ nghị sĩ Mỹ Jerry Nadler đã nói trong một cuộc phỏng vấn rằng ông "sẽ không quan tâm nếu họ (Kiev) làm như vậy", phản ánh thái độ "diều hâu" dường như đã được chấp nhận trong Quốc hội Mỹ. Việc cung cấp máy bay chiến đấu cho Kiev từ lâu đã bị đình trệ vì lo ngại rằng Moskva sẽ coi đây là sự tham chiến trực tiếp của NATO.
"Chúng tôi thấy rằng các nước phương Tây vẫn đang theo kịch bản leo thang. Nó kéo theo những rủi ro to lớn cho chính họ", Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko cảnh báo NATO sau khi kế hoạch gửi F-16 tới Ukraine của phương Tây được công khai.
Cho đến nay, Mỹ đã cam kết hỗ trợ hơn 110 tỷ USD cho Kiev trong cuộc xung đột với Nga. Chính sách Ukraine của Washington rõ ràng được thiết kế để "làm suy yếu" Nga như người đứng đầu Lầu Năm Góc Lloyd Austin đã nói rõ vào năm ngoái.
Xung đột Ukraine sẽ được giải quyết trong ngày đầu nhậm chức của ông Trump? Các cố vấn của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump thừa nhận mức độ khó khăn trong việc giải quyết cuộc xung đột Nga - Ukraine. Lính Ukraine ở Donetsk (Ảnh: Getty). Hai cộng sự của ông Donald Trump, những người đã thảo luận về cuộc xung đột Ukraine với tổng thống đắc cử Mỹ, nói với hãng tin Reuters rằng, có...