Nga nêu điều kiện tăng nguồn cung khí đốt cho châu Âu
Ngày 8/7, Điện Kremlin tuyên bố Nga sẽ tăng nguồn cung khí đốt cho châu Âu nếu một tuabin cho đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 ( Nord Stream 1) đang trong quá trình bảo dưỡng ở Canada được trả lại.
Hệ thống đường ống dẫn khí của dự án Dòng chảy phương Bắc của Nga. Ảnh: Reuters/TTXVN
Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov đã bác bỏ cáo buộc rằng Nga đang sử dụng dầu khí để gây sức ép chính trị. Ông nhấn mạnh việc đóng đường ống để bảo trì Dòng chảy phương Bắc 1 theo kế hoạch trong tháng này là sự kiện thường kỳ, theo lịch trình và không có ai bịa ra bất kỳ hoạt động sửa chữa nào.
Trước đó, hãng tin Reuters (Anh) cho biết Ukraine phản đối việc Canada trả lại tuabin cho Tập đoàn Năng lượng Gazprom của Nga, cho rằng động thái này sẽ vi phạm lệnh trừng phạt các nước phương Tây được áp đặt sau khi Moskva mở chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Chính phủ Đức lo ngại việc đóng đường ống dẫn khí đốt này không chỉ kéo dài từ 10 ngày như phía Nga thông báo mà có nguy cơ đóng vĩnh viễn. Điều này sẽ gây khó khăn hơn cho các nước châu Âu trong việc lấp đầy các kho chứa khí trước mùa Đông tới.
Video đang HOT
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cũng không loại trừ nguy cơ hết nguồn cung từ Nga. Goldman Sachs cũng thừa nhận việc khôi phục hoàn toàn dòng khí của Dòng chảy phương Bắc 1 sau khi bảo dưỡng không phải là phương án khả dĩ nhất. Do đó, ngân hàng đầu tư đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ này dự kiến giá khí đốt sẽ duy trì ở mức khoảng 153 euro/megawatt giờ (hơn 155 USD/megawatt giờ) trong quý III/2022. Hiện tại, giá nhiên liệu thô tại sàn giao dịch trực tuyến TTF của Hà Lan là gần 180 euro (182 USD), trong khi giá trong nửa đầu tháng 6 còn chưa bằng một nửa con số này.
Cho đến nay, châu Âu phụ thuộc khoảng 40% vào khí đốt của Nga, cụ thể riêng năm 2021 đã nhập khẩu từ Nga 155 tỷ m3. Công suất của Dòng chảy phương Bắc 1 cung cấp 1/3 lượng nhập khẩu này. Trong khi đó, lượng nguyên liệu thô của Nga xuất sang châu Âu đang ngày càng giảm dần. Cụ thể, theo trang spglobal.com, trong tháng 6, lượng khí đốt chảy qua các tuyến đường ống chính ít hơn 41% so với tháng 5 và những khách hàng lớn nhất của Nga tại châu Âu như Uniper của Đức, Eni (Italy) và OMV (Áo) đều cảm nhận rõ sự sụt giảm này. Ngoài ra, không chỉ Dòng chảy phương Bắc 1, đường ống Yamal chạy qua Belarus và Ba Lan cũng đã bị đóng cửa hoàn toàn vào tháng 6 và chỉ chảy hạn chế qua Ukraine.
Tập đoàn dầu Nga Gazprom sắp phải trả gần 20 tỷ USD tiền thuế lợi nhuận
Ngày 5/7, Hạ viện Nga đã thông qua các sửa đổi trong bộ luật thuế của nước này, theo đó sẽ đánh thuế tập đoàn Gazprom tương đương 20 tỷ USD từ tháng 9 đến tháng 11/2021.
Biểu tượng Tập đoàn Gazprom tại trạm xăng ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang oilprice.com, các sửa đổi vẫn cần được Thượng viện thông qua và Tổng thống Vladimir Putin ký phê chuẩn trước khi trở thành luật.
Theo kế hoạch, tập đoàn khí đốt Gazprom sẽ phải trả 6,5 tỷ USD mỗi tháng cho ba tháng nói trên cùng với các khoản thuế khác. Như vậy, đối với giai đoạn tháng 9 đến tháng 11/2021, Gazprom sẽ phải trả thêm gần 20 tỷ USD tiền thuế.
Nguồn thu của Gazprom và Nga đang tăng mạnh nhờ giá dầu và khí đốt tăng sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine. Khi Gazprom giảm nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu gần đây, giá khí đốt của châu Âu đã tăng cao trong bối cảnh lo ngại rằng Liên minh châu Âu (EU) sẽ đối mặt với một mùa đông suy thoái, phải phân phối năng lượng nếu kho dự trữ khí đốt của khối không tích trữ ít nhất 80% vào tháng 10 tới.
Nga đang kiếm được hơn 100 triệu USD mỗi ngày từ khí đốt bán cho châu Âu, cho dù số lượng hàng bán cho những người tiêu dùng lớn ở EU trong những tuần gần đây bị cắt giảm.
Do giá khí đốt tự nhiên tăng, doanh thu của Nga từ xuất khẩu khí đốt đã bằng với doanh thu năm ngoái - thời điểm Nga không hạn chế dòng khí đốt đến châu Âu và chưa xảy ra xung đột với EU.
Bất chấp lệnh cấm vận của EU đối với dầu chuyển qua đường biển của Nga (sẽ có hiệu lực vào cuối năm na), Nga vẫn tiếp tục hưởng lợi từ giá dầu và khí đốt cao.
Trong bối cảnh các nước châu Âu phối hợp ngừng nhập khẩu dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ của Nga để trừng phạt Moskva, các nước này đã tìm kiếm nguồn cung thay thế, như từ Na Uy. Tuy nhiên, cuộc đình công của các nhân viên dầu khí ở Na Uy đang leo thang có thể khiến xuất khẩu khí đốt của nước này sang châu Âu giảm sút mạnh. Gần như đồng thời, Nga sẽ dừng hoàn toàn chuyển năng lượng qua đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc để sửa chữa trong khoảng thời gian 10 ngày, từ ngày 11-21/7.
Na Uy hiện là nguồn cung cấp khí đốt lớn nhất của EU và nguồn cung giảm sẽ buộc chính phủ các nước châu Âu đứng giữa hai lựa chọn khó khăn: hoặc mở kho dự trữ hoặc đóng cửa ngành công nghiệp. Các nhà phân tích cho rằng trước tình hình này, giá khí đốt tại EU có thể tăng lên 3.500 USD/1.000 m3.
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao và Quan hệ Kinh tế Đối ngoại Hungary, ông Peter Szijjarto mới đây khẳng định nước này trên thực tế không thể thay thế các loại năng lượng của Nga. Ông Szijjarto nhấn mạnh nếu nguồn cung năng lượng từ Nga ngừng hoàn toàn, Hungary sẽ không đủ khả năng có nguồn năng lượng thay thế. Ông cho rằng quá trình thay đổi chuỗi cung ứng sẽ phải mất nhiều năm, có thể lên tới 7 năm và chi phí tốn kém.
Với Đức, kinh tế nước này có thể sẽ suy thoái nếu bị Nga ngừng cấp khí đốt hoàn toàn. Giới chức Đức lo ngại kịch bản này xảy ra khi Nga bảo trì Dòng chảy phương Bắc và sẽ ngừng cấp khí đốt luôn.
Đức hồi tháng trước đã kích hoạt cấp độ cảnh báo thứ hai trong kế hoạch khẩn cấp về khí đốt gồm 3 cấp độ của nước này sau khi Nga giảm nguồn cung qua đường ống Dòng chảy Phương Bắc 1 vốn cung cấp khí đốt từ Nga đến châu Âu qua Biển Baltic. Việc thiếu khí đốt từ Dòng chảy phương Bắc 1 có thể dẫn đến bùng nổ giá cả tại một số nhà cung cấp dịch vụ thành phố.
Italy lạc quan về năng lực dự trữ khí đốt cho mùa Đông Theo Bộ trưởng Chuyển đổi Sinh thái Italy Roberto Cingolani, Italy là quốc gia duy nhất có khả năng nhanh chóng tiến hành đa dạng hóa các nguồn cung khí đốt chỉ trong ít tuần. Ảnh minh họa. (Nguồn: bloomberg) Bộ trưởng Chuyển đổi Sinh thái Italy Roberto Cingolani cho biết, với các bước chuẩn bị được triển khai như hiện nay, Italy...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thế giới vừa đạt thỏa thuận bước ngoặt cho phép ứng phó đại dịch tương lai

Nhiều nhà tù ở Pháp trở thành mục tiêu 'tấn công khủng bố'

Dịch sởi tiếp tục lan rộng, khó kiểm soát tại Mỹ

Hamas 'mất liên lạc' với nhóm giữ con tin song tịch Mỹ - Israel

Ông Trump vừa ra nhiều chỉ thị đối nội, đối ngoại quan trọng

Cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bị đưa ra khỏi Lầu Năm Góc

Thực hư tin Moscow yêu cầu cho máy bay quân sự Nga đóng ở Indonesia

Boeing lại 'đen đủi' vì lỗi chốt cửa nhà vệ sinh

Ngoại trưởng Nga giải thích tại sao Moscow tin Tổng thống Trump

Bóng hồng đầu tiên chinh phục cuộc thi khắc nghiệt của biệt kích Mỹ

Những dự báo về giá dầu thế giới trong bối cảnh căng thẳng thuế quan

'Phương Tây cũ' tan rã: EU tìm vị thế mới giữa căng thẳng với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Phim Việt 18+ chưa chiếu đã chiếm top 1 phòng vé, nam chính nhìn mặt thôi đã thấy buồn cười
Phim việt
23:54:55 17/04/2025
Chồng H'Hen Niê và cú tự khai gây bão
Sao việt
23:52:17 17/04/2025
Tuyệt phẩm lãng mạn Hàn phải xem năm 2025: Cặp chính đẹp đôi dã man, đứng thở thôi cũng thấy chemistry
Phim châu á
23:43:15 17/04/2025
Mỹ nam Việt đang cực hot ở Trung Quốc: Nhan sắc 180 độ không góc chết, đẳng cấp diễn xuất không ai dám chê
Hậu trường phim
23:40:20 17/04/2025
Asensio nhận chỉ trích dữ dội
Sao thể thao
23:35:59 17/04/2025
Động thái của Justin Bieber trước tin phá sản, mắc nợ hàng triệu đô
Sao âu mỹ
23:06:28 17/04/2025
MC ngỡ ngàng khi cô gái 35 tuổi chưa yêu ai từ chối nam kỹ sư
Tv show
23:03:48 17/04/2025
Bất chấp lời chê vũ đạo khiêu khích, Lisa vẫn thắng lớn tại Coachella 2025
Nhạc quốc tế
22:23:37 17/04/2025
Thành Long và các nghệ sĩ bị tẩy chay vì quảng cáo sản phẩm dính bê bối
Sao châu á
22:21:21 17/04/2025
Bắt đối tượng lừa đảo trở về từ khu Tam Thái Tử
Pháp luật
22:19:20 17/04/2025