Nga nêu điều kiện kiểm soát vũ khí hạt nhân mới với Mỹ
Điện Kremlin hôm 26/10 đề xuất Nga và Mỹ đồng ý không triển khai một số tên lửa ở châu Âu, đồng thời đưa ra các biện pháp xác minh lẫn nhau để xây dựng lòng tin.
Điện Kremlin hôm 26/10 đề xuất Nga và Mỹ đồng ý không triển khai một số tên lửa ở Châu Âu, đồng thời đưa ra các biện pháp xác minh lẫn nhau để xây dựng lòng tin sau khi hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) sụp đổ.
Năm 2019, Mỹ rút khỏi hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung ký năm 1987 vì cho rằng Matxcơva vi phạm hiệp ước. Cáo buộc này bị điện Kremlin bác bỏ.
Video đang HOT
Điện Kremlin hôm đề xuất Nga và Mỹ không triển khai một số tên lửa ở Châu Âu và đưa ra các biện pháp xác minh lẫn nhau. (Ảnh: Reuters)
“ Chúng tôi thống nhất quan điểm rằng việc tên lửa 9M729 tuân thủ Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đã bị hủy. Tuy nhiên Nga vẫn sẵn sàng thể hiện thiện chí bằng cách không triển khai tên lửa này tại phần lãnh thổ ở châu Âu, với điều kiện các nước NATO hồi đáp tương đương và không triển khai tên lửa vi phạm INF trên lãnh thổ của họ“, Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biển hôm 26/10.
Việc kiểm soát vũ khí hạt nhân toàn cầu trở nên căng thẳng hơn khi các nước từng tham gia Chiến tranh Lạnh không thống nhất được về hiệp ước New START. Đây là một hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân khác sẽ hết hạn vào tháng 2/2021.
Điện Kremlin cũng đề xuất thêm các biện pháp “ giảm leo thang” như cho phép Nga tiến hành kiểm tra hệ thống chiến đấu Aegis Ashore của Mỹ ở Châu Âu. Đổi lại, Mỹ có thể kiểm tra tên lửa 9M729 của Nga tại các cơ sở ở ngoại ô Kaliningrad.
“ Chúng tôi đề nghị tất cả các bên xem xét các lựa chọn cụ thể về biện pháp xác minh lẫn nhau nhằm loại bỏ các mối quan ngại hiện tại“, điện Kremlin viết trong một tuyên bố.
Nga tuyên bố không quay trở lại Hiệp ước INF sau khi Mỹ rút
Nga cho rằng, việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung là "một sai lầm không thể sửa chữa", khiến Nga không thể quay lại với Hiệp ước này.
Hôm qua (11/7), Thứ trưởng Ngoại giao Nga khẳng định Nga không thể quay trở lại Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) sau quyết Mỹ quyết định đơn phương rút khỏi Hiệp ước này.
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình quốc gia, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov khẳng định, việc Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung là "một sai lầm không thể sửa chữa" buộc Nga không thể quay lại với Hiệp ước này. Bên cạnh đó, ông Sergei Ryabkov cũng cho rằng việc Mỹ rút khỏi chính là nguyên nhân chính khiến Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung - hiệp ước được đánh giá là cơ sở vững chắc cho an ninh châu Âu trong nhiều thập kỷ sụp đổ.
Cũng trong buổi phỏng vấn, ông Sergei Ryabkov cho biết, Chính phủ 2 nước Mỹ và Nga đang nỗ lực thực hiện từng bước để hạ nhiệt quan hệ căng thẳng song phương. Thứ trưởng Nga cũng cho biết Nga đang hối thúc Mỹ có những bước tiến thỏa hiệp, đồng thời khẳng định Nga sẽ không hy sinh lợi ích quốc gia hoặc đồng ý với các yêu cầu bất khả thi từ phía Chính phủ Mỹ.
Trước đó vào tháng 8/2019, Mỹ đã chính thức rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung được ký kết với Nga năm 1987, với lý do Nga đã vi phạm Hiệp ước này. Việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước này đã chấm dứt thỏa thuận kiểm soát vũ khí giữa Mỹ và Nga nhằm hạn chế việc phát triển các tên lửa phóng từ mặt đất với tầm bắn từ 500km tới 5.500km. Điều này cũng làm dấy lên lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang trong tương lai.
Mỹ có thể triển khai đơn vị tác chiến điện tử gần Biển Đông Quân đội Mỹ lên kế hoạch đưa một đơn vị tác chiến điện tử tới Biển Đông để đối phó với lực lượng Trung Quốc, truyền thông Nhật cho biết. Hai đơn vị đặc biệt của Mỹ sẽ được triển khai ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào đầu năm 2021, trong đó một đơn vị sẽ đóng quân...