Nga nêu điều kiện cho cuộc gặp cấp cao nhất giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Zelensky
Hiện chưa có khung thời gian rõ ràng cho cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhưng trước khi nó xảy ra, tất cả thỏa thuận giữa hai quốc gia phải được hoàn tất, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay.
Các cuộc trao đổi giữa phái đoàn Nga và Ukraine đang được tiến hành giữa bối cảnh xung đột quân sự ở Ukraine vẫn tiếp diễn.
“Hiện chưa có điều gì thay đổi về vấn đề này. Chúng tôi đã khẳng định trước đó rằng cuộc gặp ở cấp cao nhất phải được đảm bảo trước bằng những thỏa thuận, trong đó có cơ chế thực hiện thỏa thuận và các quan chức cấp cao đã ký tắt vào những văn bản này. Tôi sẽ không đưa ra bất kỳ khung thời gian cụ thể nào”, ông Peskov nói.
Đầu tuần này, Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine. Sau cuộc trao đổi, trưởng đoàn đàm phán Nga Vladimir Medinsky thông báo phía Ukraine đã đưa ra những đề xuất bằng văn bản về một thỏa thuận tiềm năng giữa 2 quốc gia, bao gồm những cam kết về việc không gia nhập NATO và không sở hữu vũ khí hạt nhân.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã gọi kết quả của cuộc đàm phán trên là “sự tiến triển đáng kể” khi phía Ukraine xác nhận nhu cầu cần đảm bảo tình trạng phi hạt nhân, không liên minh và không gia nhập NATO, cũng như hiểu được “vấn để Crimea và Donbass cần được giải quyết vĩnh viễn”.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine Oleg Nikolenko đã bác bỏ cách hiểu của ông Lavrov về kết quả đàm phán khi cho rằng Ngoại trưởng Nga đã “hiểu lầm” về quá trình đàm phán và “vấn đề Crimea cũng như Donbass sẽ được giải quyết vĩnh viễn sau khi Ukraine khôi phục chủ quyền với các vùng lãnh thổ này”.
Toàn cảnh công binh Nga rà phá bom mìn ở Kherson (Ukraine)
Quân đội Nga đã chiếm được tỉnh Kherson (Ukraine). Tại đây, lực lượng công binh Nga tiến hành rà phá bom mìn tại các cánh đồng bằng nhiều phương pháp như dò và tháo ngòi thủ công, cho nổ chủ động, hay kích nổ bằng thiết bị lăn gắn trước xe thiết giáp.
Clip dưới đây được quay từ rất nhiều góc, trong đó có góc trên không bằng fly-cam. Qua clip này có thể thấy được khu vực Kherson ( Ukraine) mà quân đội Nga đã chiếm được trong "chiến dịch quân sự đặc biệt" của họ (bắt đầu vào cuối tháng 2/2022).
Toàn cảnh hoạt động dò mìn của công binh Nga ở Kherson (Video clip: All News Channel):
Tại đây, công binh Nga đã sử dụng 2 phương pháp chính để loại bỏ mìn chôn dưới mặt đất.
Thứ nhất, dùng thiết bị lăn siêu chắc chắn gắn phía trước xe thiết giáp hoặc xe tăng. Thiết bị này gồm 2 hàng bánh xe so le với nhau để bảo đảm phủ kín khoảng đất mà xe đi qua. Thiết bị cụ thể trong clip sau có 8 bánh xe ở hàng trước và 6 bánh xe ở hàng sau (bánh xe ở hàng sau sẽ bố trí nằm đúng ở khoảng trống giữa 2 bánh xe của hàng trước). Áp lực của thiết bị lăn này sẽ đè lên mặt đất và mìn chôn dưới đó, kích nổ mìn.
Thiết bị lăn với 2 hàng bánh xe (trích từ clip).
Để đảm bảo an toàn, xe đẩy phía sau sẽ là xe tăng hoặc xe thiết giáp để chịu được xung lực từ vụ nổ hoặc có thể cả tình huống mìn nổ chậm, không nổ ngay khi thiết bị lăn rà qua. Trên xe này cũng có gắn súng máy để sẵn sàng tác chiến trong bối cảnh vẫn có chiến sự.
Quân đội Nga cũng có sử dụng cả xe bọc thép điều khiển từ xa để đảm bảo an toàn hơn nữa cho quân nhân.
Thứ hai, công binh Nga dùng thiết bị dò kim loại để phát hiện mìn dưới mặt đất, sau đó sẽ tiến hành đào bới (một cách thận trọng) để quả mìn lộ ra. Công binh sẽ tháo ngòi mìn để vô hiệu hóa nó tại chỗ. Sau đó người ta có thể gom mìn lại một chỗ và dùng thêm chất nổ để tiêu hủy mìn.
Chuẩn bị phá mìn bằng thuốc nổ bổ sung (trích từ clip).
Khu vực Kherson là một trong những nơi giao tranh quyết liệt thời gian qua giữa quân đội Nga và lực lượng phòng thủ Ukraine. Nhiều cánh đồng ở đây được gài mìn (bao gồm cả xung quanh các chiến hào...) để ngăn cản bước tiến của quân Nga.
Được biết, quân đội Nga còn sử dụng cả các robot chuyên dụng để rà phá mìn.
Trên thế giới còn có một phương pháp dùng chuột để phát hiện mìn. Phương pháp này tỏ ra hiệu quả hơn người dò thủ công và lại rất an toàn vì chuột có trọng lượng nhẹ, rất khó tự kích nổ mìn được./.
Mỹ lý giải việc rút tàu chiến khỏi Biển Đen trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát Các tàu chiến của Mỹ đã rút khỏi Biển Đen hồi tháng 1/2022, trước xung đột Nga-Ukraine nổ ra. Mỹ đã đưa ra "quyết định thận trọng" khi rút 2 tàu khu trục khỏi Biển Đen trong tháng 1/2022 và việc rút các tàu này được quyết định dựa trên các cân nhắc về an ninh quốc gia, Bộ Quốc phòng Mỹ cho...