Nga: NATO lợi dụng Ukraine để lôi kéo thành viên
Nga cho rằng NATO đang khơi lại tinh thần Chiến tranh Lạnh với Moscow.
Ngày 10/4, Bộ Ngoại giao Nga đã cáo buộc NATO lợi dụng cuộc khủng hoảng ở Ukraine để tăng cường lôi kéo thành viên và biện hộ rằng họ đang chống lại một mối đe dọa “tưởng tượng”.
Hiện Nga và phương Tây đang vướng vào tình thế căng thẳng kiểu Chiến tranh Lạnh tại Ukraine. Tổng Thư ký NATO Anders Rasmussen đã kêu gọi Moscow rút quân khỏi biên giới Ukraine, hoặc sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề nếu Nga can thiệp vào Ukraine.
Tổng Thư ký NATO Anders Rasmussen
Bộ Ngoại giao Nga cho rằng tuyên bố của ông Rasmussen là mang tính đối đầu và làm gia tăng bất ổn ở khu vực, bởi trong nhiều tháng gần đây, ông này không hề đưa ra “đề xuất mang tính xây dựng nào” để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh: “Những cáo buộc liên tục được vị tổng thư ký này đưa ra chống lại Nga khiến chúng tôi tin rằng NATO đang tìm cách lợi dụng cuộc khủng hoảng ở Ukraine để lôi kéo các thành viên trước một mối đe dọa tưởng tượng từ bên ngoài…”
NATO đã đình chỉ mọi hoạt động hợp tác quân sự và dân sự với Nga, mặc dù liên minh quân sự này vẫn cho rằng họ có thể tiếp tục đối thoại chính trị với Nga ở cấp đại sứ hoặc cao hơn sau khi Nga sáp nhập Crimea hồi tháng trước.
Video đang HOT
NATO cũng đã hạn chế việc ra vào trụ sở của mình đối với đại diện ngoại giao của Nga và đang xem xét lại bản thỏa thuận hợp tác năm 1997 ký với Nga và tuyên bố Rome năm 2002 về việc NATO không lập thêm các căn cứ mới ở Đông Âu và Trung Âu.
Đáp lại, Nga đã cáo buộc NATO khơi mào tinh thần Chiến tranh Lạnh và bày tỏ lo ngại về khả năng liên minh quân sự này sẽ triển khai quân đội lâu dài ở khu vực Đông Âu.
Theo Khampha
Séc: NATO phải ra tay nếu Nga "xâm lược" Ukraine
"Thời điểm Nga tiến quân sang đông Ukraine cũng là lúc trò đùa chấm dứt."
Ngày 6/4, Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman đã tuyên bố rằng phương Tây cần phải có hành động mạnh, thậm chí là đưa quân NATO tới Ukraine nếu Nga tìm cách sáp nhập miền đông của nước này.
Phát biểu trên đài truyền thanh Séc, ông Zeman nói: "Thời điểm Nga quyết định mở rộng lãnh thổ sang phía đông Ukraine cũng là lúc trò đùa chấm dứt."
Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman
Ông nói tiếp: "Đó là lúc mà tôi kêu gọi EU không chỉ áp dụng những biện pháp cấm vận nghiêm khắc nhất mà thậm chí còn sẵn sàng các biện pháp can thiệp quân sự để đưa quân đội NATO vào Ukraine."
Tuyên bố này của ông Zeman được đưa ra trong bối cảnh người biểu tình thân Nga đã chiếm giữ các tòa nhà chính quyền tại 3 thành phố miền đông Ukraine hôm Chủ nhật, khiến chính phủ lâm thời Kiev cáo buộc rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đang "đạo diễn một vụ gây rối ly khai".
Cộng hòa Séc trở thành thành viên của NATO từ năm 1999, chỉ vài tuần trước khi liên minh quân sự này quyết định tấn công Nam Tư.
Theo hiến pháp của Séc, mặc dù Tổng thống là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, tuy nhiên Thủ tướng mới là người có tiếng nói quyết định trong chính sách đối ngoại. Mặc dù Tổng thống Zeman tỏ ra cứng rắn với Nga, song Thủ tướng Bohuslav Sobotka lại phản đối lệnh cấm vận nghiêm khắc của EU đối với Nga sau khi nước này sáp nhập Crimea vì lo ngại các ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế.
Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Anders Rasmussen lại kêu gọi khối quân sự này đầu tư nhiều tiền hơn nữa để tăng cường lực lượng vũ trang nhằm chống lại mối đe dọa đến từ Nga, thậm chí chấp nhận quay lại thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Người biểu tình thân Nga tấn công cảnh sát chống bạo động ở Donesk, miền đông Ukraine
Ông Rasmussen kêu gọi tinh thần của Ba chàng Ngự lâm Pháo thủ trong tiểu thuyết của Alexandre Dumas bằng việc nêu lên khẩu hiệu "mọi người vì một người, một người vì mọi người" để hối thúc các thành viên NATO chống lại "cuộc xâm lược phi pháp" của Nga ở Ukraine.
Ở Ukraine, nhiều người ngày càng lo ngại rằng Nga có thể sẽ can thiệp vào miền đông của đất nước này, nơi có nhiều thành phần dân cư nói tiếng Nga sau tiền lệ sáp nhập Crimea, đặc biệt là sau khi các tòa nhà chính quyền ở 3 thành phố miền đông bị người biểu tình thân Nga chiếm giữ.
Phát biểu với tờ Telegraph, ông Rasmussen nói: "Cuộc khủng hoảng hiện nay cho thấy vấn đề quốc phòng quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi thế các đồng minh cần phải đầu tư vào các nguồn lực cần thiết để có năng lực quốc phòng phù hợp."
Theo ông Rasmussen, "điều đó đồng nghĩa với việc có thêm các trang thiết bị hiện đại, huấn luyện chuyên sâu cho quân đội, và hợp tác chặt chẽ hơn giữa các đồng minh NATO và các đối tác".
Tổng thư ký NATO cho rằng nếu không chịu đầu tư trong giai đoạn hiện nay, cái giá mà các thành viên NATO phải trả trong tương lai là vô cùng đắt, đặc biệt là trước các "ý định vẽ lại đường biên giới bằng vũ lực".
Ông Rasmussen nhấn mạnh: "Điều vẫn không thay đổi là cam kết của NATO vào các giá trị và mục tiêu cơ bản. Khẩu hiệu của chúng tôi vẫn là: mọi người vì một người, một người vì mọi người."
Tuy nhiên khẩu hiệu thực sự của NATO theo tiếng Latin là "Animus in Consulendo Liber", một khẩu hiệu rất khó dịch ra các thứ tiếng khác. Website của NATO gợi ý cách dịch khẩu hiệu này là "Cùng thảo luận bằng tư tưởng tự do" hay "Đầu óc con người được tự do khi cùng nhau thảo luận".
Theo Khampha
Lực lượng thân Nga chiếm tòa nhà chính quyền Donetsk Hôm qua (6/4), lực lượng biểu tình thân Nga đã xông vào và chiếm giữ tòa nhà chính quyền ở Donetsk, một thành phố lớn phía đông Ukraine. Thành phố Donetsk là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc biểu tình yêu cầu ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga kể từ khi cựu Tổng thống Kiev thân Nga bị lật...