Nga-NATO: Cuộc đọ sức Đông Tây chưa có hồi kết
Các đồng minh châu Âu và Mỹ trong Hội đồng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) đã nhóm họp với Nga hôm 12/1 tại trụ sở của Liên minh ở Brussels.
Đây là cuộc họp đầu tiên được nối lại sau hai năm đóng băng.
Hội đồng Nga-NATO khai mạc cuộc họp về an ninh tại Brussels. Ảnh: Tass
Tuy nhiên, cuộc họp không có đột phá. Sau 4 giờ thảo luận, mỗi bên vẫn giữ quan điểm của mình và chưa thể hòa giải.
“Không có gì thay đổi. Tất cả vẫn trong sự mờ mịt giống như màn sương mù dày đặc bất ngờ bao trùm trụ sở của liên minh quân sự. Mọi người cùng xoay tròn và ở trong những quỹ đạo khác nhau”, một nguồn tin ngoại giao phương Tây cho biết. Tuy nhiên, các đồng minh cũng hài lòng vì thà nói chuyện với nhau còn hơn đối đầu”.
Đối với phe hoài nghi, những yêu cầu cơ bản của mỗi bên vẫn hoàn toàn không thể hòa giải. Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg nói với báo giới sau khi kết thúc cuộc họp rằng điều tồi tệ nhất vẫn chưa được loại trừ: đó là nguy cơ thực sự về một cuộc xung đột mới ở châu Âu.
Theo quan sát của NATO, Nga đã điều hơn 100.000 quân và thiết bị hạng nặng tới biên giới Ukraine. Điện Kremlin đã công bố hai dự thảo hiệp ước được cho là để đảm bảo “an ninh” của mình nhưng có thể làm phức tạp bất kỳ thỏa hiệp ngoại giao nào.
Video đang HOT
Dưới áp lực hiện nay, Điện Kremlin thực sự hy vọng sẽ thiết kế lại để có lợi cho “trật tự” đã ra đời sau sự sụp đổ của Liên Xô, khi một nhóm các nước Trung Âu, Đông Âu và Baltic, trước đây là thành viên của Hiệp ước Warsaw do Moskva thành lập và chỉ huy, đã chọn tham gia NATO.
Đây cũng là mục tiêu mạnh mẽ của Ukraine và Gruzia. Triển vọng được mở ra bởi lời hứa của NATO tại Hội nghị thượng đỉnh năm 2008 rằng hai nước “một ngày nào đó” sẽ trở thành thành viên chính thức của liên minh quân sự này, phớt lờ lời cảnh báo của Tổng thống Putin, vốn coi đó là lằn ranh đỏ.
Nhà ngoại giao Pháp Pierre Vimont, hiện là chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu Carnegie Europe, nhận xét : “Nga đã áp đặt chương trình nghị sự của mình. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi không biết có vấn đề với những vùng ảnh hưởng này. Phương Tây là đã rất thiếu tích cực như thể hy vọng rằng vấn đề sẽ biến mất cùng với thời gian.”
Các lĩnh vực ảnh hưởng
Moskva muốn khôi phục ảnh hưởng và đảm bảo an ninh cho mình. Nga yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động mở rộng của NATO về phía đông, bao gồm cả Ukraine và Gruzia. Nga cũng muốn giải trừ quân bị ở “sườn phía đông” của NATO và kêu gọi rút bom hạt nhân của Mỹ khỏi châu Âu. Moskva coi những bước đi này của NATO như một mối đe dọa đối với an ninh của họ. Trong khi đó, phương Tây đáp trả rằng chính Nga mới là mối đe dọa.
Đối với NATO, theo Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman, người dẫn đầu phái đoàn Mỹ trong cuộc họp với Nga, những đòi hỏi theo chủ nghĩa tối đa này của Điện Kremlin chắc chắn là điều không thể đáp ứng. Đó chính là lý do mà Thứ trưởng Ngoại giao Nga Grouchko, Trưởng đoàn đàm phán Nga, nhận định “một số lượng lớn sự khác biệt về các vấn đề cơ bản”.
Giờ đây, Nga chờ NATO và Mỹ phản hồi bằng văn bản đối với các yêu cầu của mình, trước khi quyết định phải làm gì tiếp theo. Tại Brussels, phía Nga đã không chấp nhận đề xuất của NATO về một thời gian biểu để tiếp tục đàm phán nhưng không bác bỏ rõ ràng ý tưởng này. Có một số thách thứ mà người phương Tây coi là có thể thương lượng được như giảm nguy cơ xảy ra “sự cố”, với sự minh bạch hơn và các kênh liên lạc tốt hơn. Hoặc sự cắt giảm vũ khí cân bằng, có thể kiểm chứng được. Nhưng đây không phải là điều mà Điện Kremlin muốn.
Trò chơi poker xoay quanh bí ẩn về toan tính của Điện Kremlin tiếp tục diễn ra hôm 13/1 tại trụ sở của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) ở Vienna (Áo). Chuỗi hoạt động ngoại giao được khởi xướng từ hôm 10/1 tại Geneva cũng đang tiếp diễn giữa châu Âu và Mỹ, sau các cuộc tham vấn căng thẳng, các Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao hội tụ tại Brest (Pháp) để thảo luận về cách thức tăng cường vị thế của EU trên toàn cầu.
Dường như châu Âu đang sốt ruột. Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell thúc giục: “Chúng ta phải đạt được một vị thế thống nhất của châu Âu và chúng ta phải bảo vệ vai trò của mình, không chỉ dựa trên những gì chúng ta nghĩ hoặc muốn, mà còn về những gì chúng ta dự định làm”.
Thứ trưởng Nga tuyên bố không còn lý do để tiếp tục đàm phán với phương Tây
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói nước này không có lý do để tổ chức vòng đàm phán an ninh mới với phương Tây trong những ngày tới sau khi các cuộc đàm phán hiện tại thiếu tiến triển.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Sergei Ryabkov trong cuộc họp báo sau đàm phán với phía Mỹ ngày 10.1. Ảnh AFP
AFP đưa tin trong cuộc phỏng vấn phát ngày 13.1, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết Moscow không muốn tiếp tục đàm phán với phương Tây.
"Tôi không thấy lý do gì để ngồi lại trong những ngày tới và bắt đầu các cuộc thảo luận tương tự", ông Ryabkov nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh tiếng Nga RTVI.
Ông cáo buộc phương Tây thiếu sự "linh hoạt" để tiến hành các cuộc đàm phán về "các chủ đề nghiêm túc".
"Chúng tôi đề xuất xem xét từng điều khoản để ký kết các thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý. Điều này hiện không thể xảy ra vì Mỹ và các đồng minh thực sự không chấp nhận các nội dung cơ bản", Thứ trưởng Ryabkov nói thêm. Tháng 12.2021, Nga công bố đề xuất an ninh gửi đến Mỹ và NATO. Theo đó, Nga muốn NATO không tiếp tục mở rộng sang phía Đông.
Trong tuần này, Mỹ và các đồng minh NATO đã tổ chức các cuộc đàm phán với Nga trong nỗ lực xoa dịu căng thẳng về Ukraine. Tuy nhiên hai vòng đàm phán diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 10.1 và Brussels (Bỉ) ngày 12.1 không mang lại kết quả đột phá nào.
Ông Ryabkov, người dẫn đầu cuộc đàm phán của Nga với các quan chức Mỹ tại Geneva ngày 10.1, nói rằng rất khó để tin tưởng các nước NATO.
AFP nhận định vòng đàm phán thứ ba do Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu tiến hành tại Vienna (Áo) ngày 13.1 (giờ địa phương) sẽ đạt được một chút tiến bộ.
Ngày 12.1, các thượng nghị sĩ Mỹ thuộc đảng Dân chủ đe dọa sẽ có hậu quả lớn nếu Nga tấn công Ukraine. Các biện pháp được đưa ra bao gồm lệnh trừng phạt đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, các ngân hàng Nga và thêm 500 triệu USD viện trợ an ninh mới cho Ukraine.
Đáp lại, ông Ryabkov nói Nga đã thích nghi với các lệnh trừng phạt và sẽ không chịu áp lực. Các lệnh trừng phạt này lần đầu tiên được áp đặt vào năm 2014, khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Mỹ mong muốn Nga tiếp tục đàm phán an ninh Ngày 12/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết nước này dự kiến sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán an ninh với Nga trong những ngày tới. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price phát biểu tại một cuộc họp báo ở Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN Trong một tuyên bố, ông Price nêu rõ...