Nga – NATO chạy đua tập hợp lực lượng
Xung đột tại Ukraine đang thúc đẩy Nga và NATO tìm cách củng cố sức mạnh cho cuộc đối đầu căng thẳng dự kiến sẽ còn kéo dài.
Sau một thời gian đối thoại tưởng chừng bế tắc, Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng đã chấp nhận việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO. Đây là thắng lợi lớn cho NATO nhưng sẽ là cú đấm mạnh vào Nga, vốn coi việc mở rộng của NATO là mối đe dọa an ninh nghiêm trọng.
NATO bổ sung sức mạnh
Hai nước Bắc Âu giữ vai trò trung lập trong nhiều thập niên qua nhưng đã quyết định gia nhập NATO vì lo ngại về an ninh từ sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Lãnh đạo NATO, Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan, Thụy Điển tại buổi lễ ký biên bản ghi nhớ ngày 28.6. Ảnh AFP
Tuy vậy, Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng ra ngăn cản với cáo buộc các nước này, đặc biệt là Thụy Điển, bảo trợ cho lực lượng người Kurd mà Ankara coi là khủng bố. Theo tờ The New York Times, Phần Lan và Thụy Điển cam kết sẽ chống lại các tổ chức khủng bố, đặc biệt là đảng Công nhân người Kurd (PKK) bị cấm tại Thổ Nhĩ Kỳ, và sẽ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Ankara.
Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đối thoại giữa 3 nước nhưng các quan chức Mỹ đã cố gắng làm giảm vai trò của Nhà Trắng nhằm ngăn Thổ Nhĩ Kỳ đòi hỏi thêm sự nhượng bộ từ Mỹ, ví dụ như bán chiến đấu cơ F-16 hoặc chuyển giao chiến đấu cơ F-35 cho Ankara. AFP dẫn lời một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ đã không đưa ra cho Mỹ yêu cầu nhượng bộ nào liên quan đến thỏa thuận với 2 nước Bắc Âu.
Xem nhanh: Ngày 125 chién dịch quân sự Nga, Mỹ lo Ukraine khó giành lại lãnh thổ
NATO sẽ bỏ phiếu chấp nhận đơn xin gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển, sau đó phải có sự thông qua của quốc hội, của toàn bộ 30 nước thành viên. Quá trình này thường mất nhiều tháng nhưng Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm qua (29.6) cho biết “vì các đồng minh đã sẵn sàng phê chuẩn nhanh nhất có thể”.
Nếu quá trình kết nạp của NATO thành công, Nga sẽ phải để mắt nhiều hơn đến 1.340 km biên giới giữa nước này và Phần Lan. Thụy Điển và Phần Lan với quân đội được huấn luyện bài bản sẽ tăng cường sức mạnh cho NATO tại khu vực biển Baltic.
Mặt khác, thỏa thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ và 2 nước Bắc Âu đã xua tan bóng mây đe dọa hội nghị của NATO, giúp các nhà lãnh đạo tập trung nhiều hơn vào các vấn đề khác, trong đó có việc đưa ra khái niệm chiến lược mới để dẫn dắt các nước trong kỷ nguyên cạnh tranh chiến lược. Tổng thư ký Stoltenberg hôm 28.6 nói rằng các nhà lãnh đạo dự kiến sẽ tuyên bố Nga là “mối đe dọa trực tiếp nhất” đối với an ninh của liên minh. Trong khi đó, Thủ tướng Pedro Sanchez của Tây Ban Nha, nước chủ nhà hội nghị lần này, hôm qua tiết lộ Nga được xác định sẽ là “mối đe dọa chính” trong khái niệm chiến lược mới, trái với việc từng được coi là đối tác chiến lược như trước đây.
Chuyến công du của ông Putin
Trong khi các nhà lãnh đạo phương Tây tập trung tại Madrid (Tây Ban Nha), Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng có chuyến công du nước ngoài đầu tiên từ khi mở chiến dịch quân sự tại Ukraine. Ông mở đầu bằng chuyến thăm Tajikistan vào ngày 28.6 và đối thoại với Tổng thống Emomali Rakhmon về việc hợp tác thương mại, quốc phòng, an ninh cùng các vấn đề song phương và đa phương khác, theo TASS.
Tiếp theo đó, lãnh đạo Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh các quốc gia ven biển Caspi tại Turkmenistan trong ngày 29.6 cùng lãnh đạo các nước Azerbaijan, Iran và Kazakhstan. Trong bối cảnh ngày càng bị cô lập vì những lệnh cấm vận của phương Tây, Nga được cho là đang tìm cách duy trì mối quan hệ chính trị, kinh tế và an ninh với các nước Trung Á và khu vực Caspi, những nơi có nguồn tài nguyên năng lượng lớn và đóng vai trò quan trọng trong các tuyến giao thương.
Trong nỗ lực duy trì sức ảnh hưởng tại Trung Á, Moscow đang thúc đẩy các nước mở rộng mạng lưới trường dạy tiếng Nga tại khu vực, trong đó 5 trường Nga dự kiến mở cửa tại Tajikistan vào tháng 9 với sự hỗ trợ tài chính 150 triệu USD từ Moscow.
Tuy nhiên, cũng có một số nước bày tỏ thái độ thận trọng, đáng chú ý là Kazakhstan. Phát biểu tại diễn đàn kinh tế ở Saint Petersburg hồi giữa tháng 6, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tuyên bố sẽ không công nhận các phe ly khai ở miền đông Ukraine là cộng hòa độc lập như Nga đã làm.
Chiến sự căng thẳng tại Ukraine
Tỉnh trưởng Serhiy Haidai của Luhansk nói rằng chiến sự diễn ra khắp nơi tại TP.Lysychansk và nhiều ngôi làng đã bị xóa sổ. Thị trưởng Oleksandr Senkevych của Mykolaiv ở miền nam thông báo thành phố đã hứng chịu 8 quả tên lửa, làm một số tòa nhà thiệt hại và ít nhất 3 người thiệt mạng. Nga chưa bình luận về cáo buộc này. Trước đó, Ukraine tố cáo Nga tấn công trung tâm thương mại tại TP.Kremenchuk ở tỉnh Poltava miền trung Ukraine vào ngày 27.6 làm 18 người thiệt mạng. Nga bác bỏ và nói chỉ tấn công nhà kho vũ khí và đạn kế bên trung tâm thương mại và vụ nổ gây cháy lan ra nhưng không có ai trong trung tâm đó. Trong cuộc họp Hội đồng Bảo an LHQ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi LHQ cử phái đoàn điều tra đến hiện trường trong khi đại sứ Nga Dmitry Polyanskiy tuyên bố sẽ tiếp tục xem những vũ khí của phương Tây cung cấp cho Ukraine là mục tiêu tấn công.
Nga nói nhiều binh sĩ Ukraine bỏ vị trí, đào ngũ và bắn nhầm đồng đội
Trong diễn biến khác, lực lượng Nga đã bắt giữ thị trưởng TP.Kherson Ihor Kolykhayev vì ông này từ chối hợp tác. Kherson đang trong vùng kiểm soát của Nga và chính quyền mới tại đây thông báo đang chuẩn bị cho cuộc trưng cầu dân ý để sáp nhập vào Nga.
Nga phá thế phong tỏa của phương Tây thông qua vùng Caspi?
Tài nguyên dầu khí của khu vực Caspi có thể sẽ không quan trọng bằng vai trò địa chiến lược và giá trị vận chuyển đối với Nga trong bối cảnh Moskva phương Tây phong tỏa.
Các nhà lãnh đạo khu vực Caspi tại một hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4. Ảnh: Kremlin.ru
Theo báo Nezavisimaya Gazeta (Nga), một tổ chức mới sẽ được thành lập ở khu vực Caspi - Hội đồng Caspi (gồm 5 nước: Nga, Azerbaijan, Kazakhstan, Iran và Turkmenistan). Điều này sẽ được công bố tại thủ đô Ashgabat của Turkmenistan trong cuộc họp cấp bộ trưởng ngoại giao (CMFA) từ các quốc gia vùng Caspian vào ngày 28/6, và sau đó tại hội nghị thượng đỉnh Caspi lần thứ 6 ngày 29/6, cũng sẽ được tổ chức tại cùng địa điểm trên.
Nezavisimaya Gazeta cho rằng Moskva đang đặt cược vào khu vực Caspi, và Turkmenistan sẽ trở thành một quốc gia quan trọng đối với Nga. Mục tiêu sẽ là thiết lập sự hợp tác trong một số lĩnh vực khác, đặc biệt là các dự án về hành lang giao thông.
Ban đầu, hội nghị thượng đỉnh các quốc gia vùng Caspi được lên kế hoạch vào mùa Thu 2021, nhưng do đại dịch COVID-19, cuộc họp đã bị hoãn lại một năm. Tuy nhiên, sau chuyến thăm của tân Tổng thống Turkmenistan Serdar Berdimuhamedov đến Moskva, các nhà lãnh đạo của 5 quốc gia vùng Caspi đã quyết định tổ chức cuộc họp tại Ashgabat vào ngày 29/6.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thống nhất về chương trình nghị sự của hội nghị qua cuộc điện đàm với người đồng cấp Turkmenistan, ông Rashid Meredov, và trực tiếp đến thăm Tehran và Baku. Theo Ngoại trưởng Nga, trọng tâm chính là sự cần thiết phải thực hiện đầy đủ một văn kiện quan trọng - Công ước về Quy chế pháp lý của Biển Caspi, được ký vào tháng 8/2018 tại Aktau.
Moskva, do bất đồng với phương Tây về cuộc xung đột ở Ukraine, đang bắt đầu định hình lại chính sách đối ngoại của mình ở các khu vực Caspi và Trung Á. Vì vậy, hội nghị thượng đỉnh trên có thể trở thành một bước ngoặt đối với 5 nước nằm bên bờ biển Caspi. Điều này một phần do thực tế là các vấn đề chính về phân chia Biển Caspi đã được hoàn thành, một bước đột phá đã đạt được tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 ở Aktau, và việc ký kết công ước phân định dự kiến sẽ diễn ra ở Ashgabat.
Bên cạnh đó, ý tưởng kết nối các nước trong khu vực chính là việc chia sẻ sự giàu có về dầu khí và tài nguyên thiên nhiên của Biển Caspi. Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên dầu và khí đốt ở khu vực này có thể sẽ không quan trọng bằng vai trò địa chiến lược và các tuyến đường vận chuyển qua đó.
Vì vậy, như phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết tại một cuộc họp báo trước khi diễn ra hội nghị, Moskva dự kiến sẽ xem xét lại sự hợp tác ở Biển Caspi và thảo luận về các phương thức hợp tác sâu rộng hơn để chuẩn bị cho hội nghị của 5 nguyên thủ vùng Caspi lần thứ 6.
"Rõ ràng là hiện nay Nga đang tiến hành một cuộc tái cơ cấu nhất định liên quan đến chính sách đối ngoại đối với các nước Trung Á. Có sự tìm kiếm các hướng đi thay thế vào thời điểm mà EU và phương Tây nói chung không còn là ưu tiên của Nga. Do đó, tất cả các nền tảng đối thoại ở Âu-Á, bao gồm cả nền tảng ở khu vực Caspi, đang được Moskva xem xét", Stanislav Pritchin, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO), Viện Hàn lâm Khoa học Nga nhận định.
Theo ông Pritchin, trong khuôn khổ hội nghị Caspi lần này, các bên sẽ tìm kiếm và kích hoạt các cơ hội hợp tác kinh tế và đầu tư nhằm hiện thực hóa tiềm năng và triển vọng của khu vực.
Về phần mình, Yury Solozobov, Giám đốc Các dự án Khu vực tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Caspi, cho rằng tầm quan trọng của khu vực này đang ngày càng tăng lên "như một ngã tư của các hành lang giao thông Đông - Tây và Bắc-Nam và là một khu vực quan trong để đảm bảo sự ổn định ở trung tâm Âu-Á".
Ông Solozobov lưu ý rằng, hầu hết các nước Trung Á đều quan tâm đến sự ổn định ở khu vực Caspi và các tuyến đường mới, trong đó có cả Nga, trong bối cảnh Moskva bị phong tỏa chưa từng có, vốn bị cắt đứt hoàn toàn khỏi các hành lang phía Tây.
Tổng thống Kazakhstan cam kết thúc đẩy đổi mới Ngày 6/6, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev cam kết thúc đẩy các kế hoạch cải cách, sau khi kết quả trưng cầu ý dân mới đây cho thấy đa số cử tri nước này đồng ý với việc sửa đổi hiến pháp. Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev trong bài phát biểu trước công luận tại Alamaty, ngày 7/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Theo Ủy ban...