Nga nâng cấp kho vũ khí hạt nhân sát nách NATO?
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Nga có thể đã hiện đại hóa đáng kể một kho cất trữ vũ khí hạt nhân ở Kaliningrad – vùng đất nhạy cảm kẹp giữa Ba Lan và biển Baltic.
Theo một báo cáo công bố ngày 18-6 của Liên đoàn Các nhà Khoa học Mỹ (FAS), Nga có thể đang cất trữ vũ khí hạt nhân tại một boong-ke ngầm dưới lòng đất mới được cải tạo gần đây ở vùng Kaliningrad, chỉ cách biên giới Ba Lan khoảng 48 km.
Những hình ảnh vệ tinh được FAS công bố cho thấy địa điểm bí mật trên đã được đào năm 2016, cải tạo và che giấu trong những tháng gần đây. Điều này chứng tỏ khu vực có thể sớm được đưa vào hoạt động.
Ảnh vệ tinh trong báo cáo của FAS về hoạt động nâng cấp cơ sở hạt nhân của Nga ở Kaliningrad. Ảnh: Digital Globe
“Động thái nâng cấp mới nhất rõ ràng đang đặt ra câu hỏi về tình trạng hoạt động thực sự của địa điểm này”- Hans M. Kristensen, Giám đốc Dự án Thông tin Hạt nhân của FAS, nhận xét.
“Các kết cấu ở khu vực cho thấy nó có thể được sử dụng cho các lực lượng không quân hoặc hải quân Nga. Nhưng cũng có thể đây là địa điểm chung, tích trữ các đầu đạn hạt nhân cho cả không quân, hải quân, lục quân, phòng không và lực lượng phòng thủ bờ biển trong khu vực” – báo cáo của FAS viết.
Phát biểu trên tờ The Guardian, Kristensen nói rằng boong-ke này có đầy đủ các dấu hiệu chứng tỏ đây là địa điểm cất trữ hạt nhân của Nga. Trong quá khứ, khu vực đã từng được cải tạo nhưng chưa lần nào nó lại được nâng cấp “mạnh mẽ” như lần này.
Video đang HOT
“Có một vòng bảo vệ nhiều lớp, dày đặc phía bên ngoài”, Kristensen cho biết thêm. “Bản thân các boong-ke cũng được bảo vệ bởi ba lớp hàng rào. Đây là những đặc điểm rất đặc trưng của tất cả các khu vực cất trữ vũ khí hạt nhân khác của Nga mà chúng tôi từng biết tới”.
Hiện chưa rõ liệu Nga đã cất giữ các đầu đạn hạt nhân ở đây hay chưa, hay họ sẽ có kế hoạch thực hiện việc này. Tuy nhiên, những dấu hiệu đề cập ở trên cho thấy boong-ke hiện đang là một địa điểm hoạt động thực sự.
Ông Kristensen cho rằng những động thái mới nhất này chắc chắn sẽ làm gia tăng thêm quan ngại về các hoạt động hạt nhân của Moscow trong khu vực, nhất là ở thời điểm căng thẳng giữa NATO và Nga vẫn chưa hạ nhiệt.
Kaliningrad là một khu vực biệt lập có chủ quyền của Nga trên bờ biển Baltic, là căn cứ của Hạm đội Baltic Nga. Đây cũng là một trong những địa điểm tổ chức World Cup 2018. Điện Kremlin vẫn chưa có phản ứng trước thông tin trên của FSA, nhưng trước đó từng khẳng định có quyền triển khai vũ khí tới nơi này.
Hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander của Nga. Ảnh: NI
Căng thẳng ở Đông Âu bùng nổ từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea thuộc Ukraine vào lãnh thổ nước mình năm 2014. Hồi tháng 2 năm nay, các giới chức Mỹ và châu Âu bày tỏ quan ngại trước việc Nga quân sự hóa vùng Baltic sau khi điện Kremlin triển khai tên lửa mới Iskander – có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và đầu đạn thông thường với tầm bắn 500 km- tới Kaliningrad, theo CNN.
Một quan chức quốc phòng Mỹ khi đó nhấn mạnh việc Nga bố trí tên lửa vào thời điểm này là “động thái lớn nhất chúng tôi từng thấy”.
Một tháng sau, T ổng thống Nga Vladimir Putin tiết lộ một loại tên lửa “bất khả chiến bại” mà ông tuyên bố sẽ khiến hệ thống phòng thủ của NATO “hoàn toàn vô dụng”.
“Tôi muốn nói với những ai đang cố gắng thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang trong 15 năm qua, cố gắng giành lợi thế đơn phương trước Nga và cố gắng áp đặt các lệnh trừng phạt và cấm vận Nga rằng, những nỗi lực kiểm soát Nga của họ đã thất bại”- ông Putin tuyên bố mạnh mẽ hồi tháng 3-2018 trong bài phát biểu thông điệp liên bang.
Trong một đánh giá thường niên trước Duma Quốc gia (hạ viện của Quốc hội liên bang Nga), ông chủ điện Kremlin cho hay kho vũ khí mới của Moscow được triển khai để đối phó những động thái ở Washington.
Theo Ngọc Như
Pháp luật TP.HCM
Trump cho Kim Jong-un 2 năm để giải giáp vũ khí hạt nhân
Mỹ hy vọng thấy Triều Tiên "giải trừ phần lớn vũ khí" vào cuối năm 2020, Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại thượng đỉnh lịch sử ngày 12.6
Ngày 12.6, trong cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Trump, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã đồng ý nỗ lực theo hướng "phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên".
Tuy nhiên, nhiều người chỉ trích cho rằng, cuộc họp vẫn chưa đưa ra được thông tin chi tiết về thời gian hay cách thức Bình Nhưỡng sẽ loại bỏ vũ khí hủy diệt của nước này.
Phát biểu tại Hàn Quốc về kết quả của hội nghị thượng đỉnh, Ngoại trưởng Pompeo cho biết vẫn còn "rất nhiều việc phải làm" với Triều Tiên. Tuy nhiên ông khẳng định: "Giải trừ phần lớn vũ khí... chúng tôi hy vọng rằng chúng ta có thể đạt được điều đó trong 2 năm rưỡi".
Ông cũng cho biết, ông tin Bình Nhưỡng đã hiểu được yêu cầu xác thực rằng, họ đang tháo dỡ chương trình hạt nhân của mình.
Khi được các phóng viên hỏi vì sao điều này không được ghi rõ trong tài liệu được ký tại Singapore giữa ông Kim và ông Trump, Ngoại trưởng Mỹ giận dữ cho rằng, câu hỏi của họ là "xúc phạm" và "vô lý".
Những tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo được đưa ra sau khi Tổng thống Trump tuyên bố Triều Tiên không còn là mối đe dọa hạt nhân nữa đồng thời nhấn mạnh rằng "mọi người bây giờ có thể cảm thấy an toàn hơn nhiều".
Theo Danviet
Hội nghị Mỹ-Triều: Kim Jong-un thắng lớn, Trump ra về tay trắng? Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều Tiên ở Singapore được coi là chiến thắng với Kim Jong-un, nhưng ông Trump đã ra về tay trắng, chuyên gia Ankit Panda nhận định. Người Triều Tiên đọc thông tin về hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều tại một ga tàu điện ngầm ở Bình Nhưỡng. Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP),...