Nga nâng cấp hàng loạt căn cứ quân sự sát nách NATO
Ảnh vệ tinh cho thấy Nga đang nỗ lực mở rộng các căn cứ quân sự tại Kaliningrad trong bối cảnh căng thẳng với phương Tây tiếp tục leo thang.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy một hầm chứa ở cơ sở hạt nhân Nga tại Kaliningrad đang được cải tạo. Ảnh: ISI.
Hình ảnh từ vệ tinh mới nhất do công ty ImageSat International cung cấp cho thấy Nga đã nâng cấp 4 căn cứ quân sự khác nhau tại Kaliningrad, vùng lãnh thổ hải ngoại Nga tiếp giáp với hai thành viên NATO là Ba Lan và Litva, theo CNN.
Một trong 4 địa điểm được các nhà phân tích xác định là cơ sở lưu trữ vũ khí hạt nhân của Moskva. Các ảnh chụp từ ngày 19/7 đến ngày 1/10 cho thấy Nga đang cải tạo một hầm chứa lộ thiên nhằm cất giấu những vũ khí bí mật.
Trong một loạt ảnh khác, Moskva dường như đã xây dựng xong 40 hầm chứa mới tại khu vực hậu cần quân sự gần cảng Primorsk, cảng lớn thứ hai của Nga tại Biển Baltic. Ảnh chụp ngày 18/7 cho thấy các hầm này bắt đầu được đào và 10 tuần sau đã được hoàn thiện.
Ở phía bắc Kaliningrad, công tác cải tạo căn cứ không quân Chkalovsk cũng được triển khai với việc bổ sung thêm các đường ray và hệ thống hỗ trợ hạ cánh cho phép máy bay chiến đấu có thể tiếp đất trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Video đang HOT
Cơ sở hạ tầng ở căn cứ tên lửa Chernyakhovsk cũng được nâng cấp. Ảnh: ISI.
Loạt ảnh cuối cùng chỉ ra rằng các kỹ sư đã nâng cấp căn cứ Chernyakhovsk, nơi lữ đoàn tên lửa 152 của Nga, đơn vị vừa được biên chế tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M, đang đóng quân.
Theo VNE
Bộ Quốc phòng Nga hiện chưa đưa ra bình luận nào về hình ảnh do ImageSat International cung cấp cho báo giới.
Thông tin về động thái của Nga gây chú ý bởi Kaliningrad là khu vực nhạy cảm, nằm ngay cạnh các thành viên phía đông của NATO, trong bối cảnh quan hệ giữa Moskva và phương Tây ngày càng căng thẳng.
Hồi tháng 2, các quan chức Mỹ và châu Âu bày tỏ lo ngại về việc Nga quân sự hóa vùng Baltic sau khi Điện Kremlin triển khai Iskander-M tới Kaliningrad. Một quan chức quốc phòng Mỹ tại châu Âu cảnh báo đây là “động thái di chuyển lực lượng lớn nhất từng thấy”. Một tháng sau, Tổng thống Nga Vladimir Putin tiết lộ về các “siêu vũ khí” có khả năng xuyên thủng mọi lá chắn của NATO, nhằm đáp trả những động thái mang tính đe dọa từ phương Tây.
Lãnh thổ Kaliningrad của Nga nằm sát hai thành viên NATO là Litva và Ba Lan. Đồ họa: Wiki.
Nguyễn Hoàng
Nga đang xây cơ sở quân sự sát "tử huyệt" của NATO?
Ảnh vệ tinh do một công ty Mỹ cung cấp cho thấy Nga dường như đang xây thêm cơ sở quân sự tại vùng Kaliningrad, ngay sát "hành lang Suwalki" (Ba Lan), khu vực được coi là "tử huyệt" của NATO tại vùng Baltic.
Ảnh chụp vệ tinh khu vực Baltiysk, Kaliningrad tháng 6/2018. (Ảnh: Planet Labs)
Defense One ngày 9/7 đăng tải hình ảnh chụp vệ tinh do công ty Planet Labs (Mỹ) cung cấp cho thấy Nga dường như đang có hoạt động xây dựng cơ sở quân sự tại khu vực Baltiysk, Kaliningrad. Đây là khu vực Nga đang đặt căn cứ của Hạm đội Baltic và 2 căn cứ không quân.
Chuyên gia Matt Hall từ tổ chức 3Gimbals (Mỹ) nhận định rằng từ tháng 3 tới tháng 6, các hình ảnh vệ tinh cho thấy sự thay đổi có thể nhận biết của một số công trình tại khu vực, trong đó có khu vực kho bãi. Ông Hall cho biết các kho trên thường được sử dụng để lưu trữ pháo.
Ngoài các công trình được Nga tiếp tục xây dựng và gia cố, ông Hall còn chỉ ra các hoạt động của Moscow nằm khuất trong khu vực rừng cây che phủ. Chuyên gia này so sánh các hình ảnh chụp từ 2 thời điểm và cho rằng Nga có thể đang giải tỏa một khu vực, xây thêm 1 số công trình mới và hàng rào xung quanh. Ngoài ra, ông Mall còn chỉ ra một đường ray xe lửa trong bức ảnh, dường như có nhiệm vụ đưa những container chở hàng tới khu vực này.
Khu vực Kaliningrad rộng 227km2 giáp với Ba Lan và Lithuania, được coi là khu vực trọng yếu của Nga trong chiến lược đối phó với NATO. Nga đã triển khai dàn khí tài quân sự mạnh mẽ tới đây, bao gồm hệ thống phòng không S-400 hiện đại, tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Iskander. Năm 2016, Nga cho biết sẽ tạm thời triển khai Iskander tới Kaliningrad. Tuy nhiên, Tổng thống Lithuanian Dalia Grybauskaite cho rằng Moscow đã duy trì sự hiện diện lâu dài của tên lửa này tại khu vực.
Phía Nga cũng đã xác nhận thông tin trên, cho biết đây là động thái nhằm đáp trả hành động gia tăng hiện diện quân sự của NATO tại Đông Âu. Vào thời điểm đó, một đại diện điện Kremlin khẳng định Nga có quyền được triển khai lực lượng và khí tài quân sự trên lãnh thổ.
Trước đó, theo một báo cáo công bố ngày 18/6 của Liên đoàn Các nhà Khoa học Mỹ (FAS), Nga có thể đang cất trữ vũ khí hạt nhân tại một boong-ke ngầm dưới lòng đất mới được cải tạo gần đây ở vùng Kaliningrad.
"Các kết cấu ở khu vực cho thấy nó có thể được sử dụng cho các lực lượng không quân hoặc hải quân Nga. Nhưng cũng có thể đây là địa điểm chung, tích trữ các đầu đạn hạt nhân cho cả không quân, hải quân, lục quân, phòng không và lực lượng phòng thủ bờ biển trong khu vực", báo cáo của FAS viết.
Dù chưa rõ liệu Nga đã cất giữ các đầu đạn hạt nhân ở đây hay chưa, hay họ sẽ có kế hoạch thực hiện việc này, nhưng các chuyên gia nhận định rằng khu vực này đã được cải tạo "mạnh mẽ" hơn hẳn trong quá khứ.
Kaliningrad là một khu vực biệt lập có chủ quyền của Nga trên bờ biển Baltic, sát cạnh một dải đất rộng 65 km nối giữa Lithuania và Ba Lan mang tên "Hành lang Suwalki" (Ba Lan). Hành lang Suwalki nằm gọn trong khu vực đặt hệ thống phòng thủ trên không của Nga đặt tại Kaliningrad, một phía khác lại giáp với đồng minh Belarus của Moscow, vì vậy nó được coi là "tử huyệt" của NATO.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Chiến lược Putin: Bằng thỏa thuận Idlib, Nga đang nhắm mục tiêu "vô hiệu hóa" NATO? Tưởng chừng như không liên quan đến nhau, nhưng thỏa thuận phi quân sự mà Nga nhượng bộ cho Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib lại là chiến lược đưa Ankara vào thế bị động và chia rẽ NATO. Nga đang muốn Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng phụ thuộc hơn vào mình. Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran đã tích cực tham gia vào...