Nga “nắn gân” ý đồ giáng đòn trừng phạt của Mỹ sau cuộc gặp Putin – Biden
Nga bày tỏ lo ngại về việc Mỹ dự định áp đặt các lệnh trừng phạt lên Moscow sau hội nghị thượng đỉnh của lãnh đạo hai nước.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp nhau tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 16/6 (Ảnh: Reuters).
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 20/6 cho biết Washington chuẩn bị áp đặt các lệnh trừng phạt bổ sung đối với Nga liên quan đến nghi vấn đầu độc chính khách đối lập Alexei Navalny.
Ngoài ra, ông Sullivan cũng cho biết, Mỹ sẽ duy trì các lệnh trừng phạt nhằm vào các thực thể của Nga có liên quan đến việc xây dựng dự án đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) – dự án đưa khí đốt từ Nga sang Đức gần hoàn tất.
Phát biểu của ông Sullivan được đưa ra chỉ vài ngày sau cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin hôm 16/6 tại Geneva, Thụy Sĩ.
Bình luận về thông tin trên, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho rằng ý định gia tăng trừng phạt của Mỹ nhằm vào Nga không phải là tín hiệu mà Moscow mong đợi sau hội nghị thượng đỉnh giữa 2 nhà lãnh đạo.
Video đang HOT
“Đây không phải là tín hiệu mà chúng tôi mong đợi sau hội nghị thượng đỉnh”, ông Antonov nói.
“Tôi không nghĩ rằng có thể ổn định và bình thường hóa quan hệ giữa hai nước bằng các biện pháp trừng phạt. Công việc cần làm bây giờ là bình thường hóa các cuộc đối thoại. Trước hết, chúng ta cần khôi phục các cơ chế đối thoại đã bị phá hủy”, Đại sứ Nga nhấn mạnh.
Theo nhà ngoại giao Nga, các biện pháp trừng phạt không phải là cách để dẫn đến một kết quả tích cực.
“Thật đáng buồn khi đối tác Mỹ lựa chọn một con đường mà không dẫn chúng tôi đến một kết quả tích cực như tổng thống hai nước đã định hướng”, ông Antonov nói thêm.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm nay cho biết chính sách trừng phạt của Mỹ được xem là dai dẳng nhưng không thể đoán trước, trong khi Nga mong muốn sự ổn định. Ông Peskov cho rằng việc Mỹ đưa ra các lệnh trừng phạt không hẳn xuất phát từ mong muốn của Tổng thống Biden.
Ông Peskov nhấn mạnh cả Moscow và Washington đã nhiều lần thể hiện mong muốn xây dựng một mối quan hệ ổn định và có thể đoán trước được.
“Chúng tôi hy vọng rằng chúng tôi vẫn có thể tiếp tục đối thoại với phía Mỹ và chắc chắn chúng tôi cũng sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác châu Âu để hoàn thiện dự án và khởi động dự án càng sớm càng tốt”, Peskov nói về dự án Nord Stream 2.
Theo người phát ngôn Điện Kremlin, kết quả tích cực và mang tính xây dựng của hội nghị thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo hoàn toàn không phản ánh rằng Mỹ sẽ từ bỏ chính sách kiềm chế Nga.
“Chúng tôi biết rằng điều này sẽ tiếp tục”, ông Peskov nói với các phóng viên.
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Geneva, Tổng thống Putin và Tổng thống Biden đã thảo luận về hiện trạng và triển vọng phát triển quan hệ song phương, các vấn đề ổn định chiến lược, các vấn đề quốc tế, bao gồm hợp tác chống đại dịch Covid-19 và giải quyết các xung đột khu vực. Hai nhà lãnh đạo cũng thông báo rằng, các đại sứ của từng nước sẽ trở lại Moscow và Washington trong thời gian tới sau giai đoạn căng thẳng ngoại giao.
Nga cảnh báo gửi tín hiệu 'khó chịu' cho Mỹ
Thứ trưởng Ngoại gia Nga nói Moskva muốn gửi cho Mỹ những tín hiệu "không dễ chịu" trước thềm cuộc gặp giữa Biden và Putin tháng này.
"Người Mỹ phải lường trước rằng một số tín hiệu từ Moskva sẽ khiến họ khó chịu trong những ngày tới", Thứ trưởng ngoại giao Sergei Ryabkov ngày 31/5 nói, thêm rằng Nga cũng sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở biên giới phía tây, trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh của lãnh đạo hai nước.
Nhà Trắng cuối tháng trước xác nhận cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Joe Biden diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 16/6.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tại cuộc họp báo ở Moskva hồi tháng 2/2019. Ảnh: Reuters.
Theo Ryabkov, Nga đã chuẩn bị để đáp trả những bình luận của Biden hôm 30/5, khi Tổng thống Mỹ nói sẽ kêu gọi Putin tôn trọng nhân quyền trong cuộc gặp tháng 6.
"Tôi sẽ gặp Tổng thống Putin trong vài tuần tới ở Geneva để nói rõ ràng chúng tôi sẽ không đứng yên để ông ấy lạm dụng những quyền đó", Tổng thống Biden nói tại sự kiện ở Delaware ngày 30/5.
Quan chức ngoại giao Nga khẳng định Moskva sẽ linh hoạt hơn Mỹ trong việc đưa ra chương trình nghị sự cho thượng đỉnh Geneva.
Quan hệ Mỹ - Nga đang ở mức thấp đáng lo ngại, đặc biệt sau việc Nga bắt nhà hoạt động đối lập Alexei Navalny, tăng cường hiện diện quân sự ở biên giới với Ukraine và các cáo buộc can thiệp bầu cử.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 31/5 nói việc Mỹ và các đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang tăng cường hoạt động quân sự ở phía tây nước Nga là nguyên nhân thúc đẩy Nga phải gia tăng hiện diện quân sự gần đây.
"Các hành động của phương Tây đang hủy hoại hệ thống an ninh thế giới và buộc chúng tôi phải có biện pháp đối phó tương xứng", Shoigu nói.
Bác sĩ điều trị cho Navalny xuất hiện sau 3 ngày mất tích Murakhovsky, bác sĩ từng điều trị cho thủ lĩnh đối lập Nga, trở về với sức khỏe bình thường sau ba ngày mất tích trong rừng. Chính quyền tỉnh Omsk cho biết bác sĩ Alexander Murakhovsky hôm nay tự rời khỏi khu rừng gần nơi ông mất tích và tìm đến người dân trong làng Basly gần đó để nhờ trợ giúp. "Ông...