Nga, Mỹ tranh cãi việc Nga sử dụng căn cứ Iran
Mỹ nói Nga sử dụng căn cứ không quân của Iran vi phạm nghị quyết Hội đồng Bảo an LHQ, Nga bảo không, nói Mỹ thiếu hiểu biết về nghị quyết.
Việc Nga sử dụng một căn cứ không quân Iran để không kích Syria là chủ đề đang gây tranh cãi lớn giữa Nga và Mỹ.
Trong cuộc họp báo ngày 17-8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho rằng việc Nga sử dụng căn cứ không quân của Iran “có thể vi phạm nghiêm trọng Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an LHQ” – cấm di chuyển máy bay chiến đấu sang Iran.
Tuy nhiên, phía Nga đã họp báo ngay trong ngày, bác bỏ mình vi phạm nghị quyết LHQ.
“Không có lý do gì để nói rằng Nga vi phạm Nghị quyết 2231, chúng tôi không cung cấp, hay chuyển giao, hay bán máy bay chiến đấu cho Iran” – CNN dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định.
Tướng Igor Konashenkov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, còn công kích Mỹ trực diện hơn: “Cần có ai đó kiểm tra sự hiểu biết của Mỹ về nghị quyết này.”
Video đang HOT
Máy bay ném bom Tu-22M3 của Nga trên đường băng căn cứ không quân của Iran ngày 15-8. Ảnh: AP
Tuy nhiên, theo ông Toner, ngôn ngữ của Nghị quyết 2231 mang nhiều sắc thái. “Nó đa dạng ý nghĩa, nó quy định một nước có thể và không được làm gì liên quan đến vấn đề cung cấp hay hỗ trợ năng lực tấn công của Iran”.
Theo ông Toner, ngôn ngữ trong nghị quyết cấm sử dụng máy bay chiến đấu mang lại lợi ích cho Iran. Iran ủng hộ chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, các cuộc không kích của Nga cũng nhằm ủng hộ ông Bashar al-Assad, vì thế hoàn toàn có thể xem hoạt động của các máy bay Nga là mang lại lợi ích cho Iran.
CNN cho biết hiện các luật sư của Bộ Ngoại giao Mỹ đang xem xét nghiêm túc việc Nga vi phạm Nghị quyết 2231 của HĐBA LHQ.
Tiếp đà phản pháo Mỹ, Tướng Konashenkov đặt câu hỏi về tính hợp pháp của chiến dịch truy quét IS ở Syria của Mỹ. “Có điều nào trong Hiến chương LHQ, có nghị quyết nào của HĐBA LHQ, hay có một hiệp ước song phương nào giữa Mỹ và Nga cho phép Mỹ không kích trong lãnh thổ Syria hay không?”.
Ông Toner bảo vệ chiến dịch này: “Chúng tôi tin rằng Mỹ được phép dùng vũ lực quân sự chống IS ở Iraq và Syria.”
Đây là tranh cãi mới nhất giữa Nga và Mỹ liên quan đến vấn đề Syria. Theo CNN, tranh cãi này có thể ảnh hưởng đến khả năng hợp tác giữa Nga và Mỹ trong truy quét IS và tổ chức khủng bố Jabhat Fateh Al-Sham, tiền thân là chi nhánh Al-Qaeda ở Syria với tên gọi Mặt trận Nursa.
Dự thảo thỏa thuận hợp tác đang được hai bên bàn bạc. Mỹ muốn chính phủ Syria ngưng không kích, đổi lại Mỹ sẽ cung cấp cho Nga nhiều thông tin hơn về chiến dịch truy quét khủng bố của mình.
Ông Toner tin tưởng tranh cãi này sẽ không cản trở thỏa thuận hợp tác hai bên tại Syria “Chúng tôi tiếp tục theo đuổi nó”.
Chuyên gia Anthony Cordesman tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho rằng việc máy bay Nga sử dụng căn cứ không quân Iran là “một bước thay đổi chiến lược lớn ở Trung Đông”, nhiều khả năng sẽ gây khó khăn cho các nỗ lực của Mỹ nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Iran ở khu vực. Ông nhận định Mỹ nêu vấn đề này ra và viện tới LHQ là muốn cản trở sự hợp tác giữa Nga và Iran.
ĐĂNG KHOA
Theo PLO
6 máy bay ném bom Nga hủy diệt nhà máy vũ khí hóa học IS
Sáu máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 của Nga đã ném bom phá hủy một nhà máy sản xuất vũ khí hóa học của IS ở Raqqa, Syria.
"Vào 11-8, sáu máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 cất cánh từ Nga và sử dụng loại bom chứa thuốc nổ mạnh đã tấn công các mục tiêu của nhóm khủng bố IS ở các khu vực phía đông nam, phía bắc, phía đông bắc TP Raqqa" - tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga viết.
Máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 của Nga. Ảnh: SPUTNIK
Các máy bay này được hộ tống bởi chiến đấu cơ đa năng Sukhoi Su-35C và Su-30SM cất cánh từ căn cứ không quân Khmeimim nằm tại tỉnh Latakia của Syria. Sau khi thực hiện nhiệm vụ, các máy bay trở về căn cứ an toàn.
Trong số các mục tiêu của IS bị tiêu diệt có một nhà kho lớn chứa nhiều vũ khí, đạn dược và nhiên liệu, bên cạnh một trại huấn luyện lớn. Theo RT, Bộ Quốc phòng Nga dựa vào dữ liệu thu được từ máy bay trinh sát không người lái cho biết vụ không kích đã khiến nhiều kẻ khủng bố bị thương vong.
Nga bắt đầu thực hiện chiến dịch chống khủng bố ở Syria từ cuối tháng 9 năm ngoái theo lời đề nghị của Tổng thống Bashar Assad. Hôm 14-3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh rút phần lớn thiết bị quân sự và binh sĩ khỏi Syria.
THÁI LAI
Theo PLO
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật từng phát ngôn gây bão Bà Tomomi Inada, 57 tuổi, đã được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, vị trí có thể giúp bà thăng tiến hơn nữa trong sự nghiệp. Dù mới chỉ là nghị sĩ 11 năm, song người phụ nữ nổi tiếng vì các quan điểm chủ nghĩa dân tộc, đã nhiều lần được cho là có tương lai làm Thủ tướng. Nhật...