Nga – Mỹ tranh cãi về vụ phóng tên lửa liên lục địa của Triều Tiên
Các tài liệu do Nga đệ trình lên Liên Hợp Quốc hồi tuần trước cho thấy Moscow và Washington đang đưa ra những thông tin không khớp nhau liên quan tới vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên của Triều Tiên.
Vụ phóng tên lửa Hwasong-14 hôm 4/7 của Triều Tiên (Ảnh: Sun)
Theo VOA đưa tin ngày 19/7, Nga hồi tuần trước đã đệ trình lên Liên Hợp Quốc các tài liệu bao gồm các dữ liệu thu thập được từ trạm radar Voronezh ở Irkutsk liên quan tới vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên hôm 4/7.
Các thông tin từ trạm radar cho thấy tên lửa Hwasong-14 của Triều Tiên đã được phóng từ khu vực Tongchang-ri ở tỉnh Bắc Pyongan, Triều Tiên. Nga cho rằng vị trí phóng tên lửa này là trạm phóng vệ tinh Sohae. Đây là nơi từng được Bình Nhưỡng sử dụng để phóng vệ tinh lên quỹ đạo Trái Đất hồi tháng 2 năm ngoái.
Nga cũng cung cấp bản đồ đi kèm với các tài liệu này, trong đó chỉ rõ vị trí phóng tên lửa Hwasong-14 cách thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên khoảng hơn 90 km về phía tây bắc.
Tuy nhiên, các dữ liệu do Nga cung cấp về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên không thống nhất với các thông tin do Mỹ và Hàn Quốc đưa ra.
Video đang HOT
Mặc dù Mỹ và Hàn Quốc đưa ra thông tin độc lập, nhưng cả hai đều có chung một nhận định rằng vị trí Triều Tiên phóng tên lửa hôm 4/7 là từ căn cứ không quân Panghyon, cũng ở tỉnh Bắc Pyongan.
Các chuyên gia Mỹ cho rằng radar Voronezh của Nga có thể bị lỗi nên cung cấp thông tin không chính xác. Trong khi đó, một số ý kiến cho rằng Moscow cố tình đưa ra những thông tin sai lệch để phục vụ mục đích chính trị.
Ngoài thông tin về vị trí phóng tên lửa không trùng khớp với Mỹ và Hàn Quốc, Nga cũng đưa ra những thông tin khác, lệch hoàn toàn với các tuyên bố trước đó của Triều Tiên.
Nga cho rằng tên lửa do Triều Tiên phóng hôm 4/7 chỉ là tên lửa đạn đạo tầm trung, bay được chặng đường khoảng 510 km và đạt độ cao 534 km trong khoảng thời gian 14 phút.
Trong khi đó, Triều Tiên tuyên bố tên lửa của nước này là tên lửa đạn đạo liên lục địa, bay được 933 km, đạt độ cao 2.802 km và đánh trúng mục tiêu giả định trên biển Nhật Bản.
Ngay sau khi diễn ra vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, Mỹ đã soạn thảo một tuyên bố trình lên Hội đồng Bảo an, trong đó lên án hành động của Bình Nhưỡng và khẳng định tên lửa này là tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Tuy nhiên, phái đoàn Nga tại Liên Hợp Quốc đã phản đối tuyên bố của Mỹ, cho rằng đây không phải là tên lửa đạn đạo liên lục địa và đề nghị Mỹ điều chỉnh lại tuyên bố.
Thành Đạt
Theo UPI
Tổng thống Mỹ dọa sa thải công tố viên đặc biệt điều tra mối quan hệ Trump-Nga
Tổng thống Donald Trump cho biết ông không loại trừ khả năng sa thải công tố viên đặc biệt Robert Mueller, người đang dẫn đầu cuộc điều tra về nghi vấn thông đồng giữa đội ngũ tranh cử của ông chủ Nhà Trắng với Nga, sau khi chỉ trích ông Mueller.
Tổng thống Donald Trump (trái) và công tố viên đặc biệt Robert Mueller (Ảnh: Getty)
Theo Hill, trong cuộc phỏng vấn với New York Times hôm 19/7, Tổng thống Donald Trump đã cảnh báo công tố viên đặc biệt Robert Mueller về việc vượt quá thẩm quyền trong cuộc điều tra liên quan đến Nga.
Khi được hỏi liệu ông Mueller có vượt qua "giới hạn đỏ" khi tiến hành điều tra các khoản tài chính liên quan tới gia đình ông Trump hay không, Tổng thống Mỹ trả lời: "Tôi sẽ nói là có".
Theo ông Trump, việc công tố viên đặc biệt Robert Mueller điều tra các khoản tài chính liên quan tới gia đình ông đã vượt quá phạm vi điều tra cho phép của ông Mueller.
"Tôi nghĩ đó là sự vi phạm. Hãy nhìn xem, cuộc điều tra này chỉ tập trung vào Nga mà thôi", Tổng thống Trump nhấn mạnh.
Tổng thống Trump cho biết ông không loại trừ khả năng sa thải ông Mueller khỏi vị trí công tố viên đặc biệt điều tra nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ hồi năm ngoái.
Mặc dù không nói rõ rằng ông sẽ yêu cầu Bộ Tư pháp sa thải ông Mueller hay quyết định sa thải ông Mueller trong hoàn cảnh nào, nhưng Tổng thống Trump tuyên bố việc ông Mueller điều tra các khoản tài chính của gia đình nhà lãnh đạo Mỹ là không được phép.
Bộ Tư pháp Mỹ hồi tháng 5 đã bổ nhiệm ông Mueller, cựu giám đốc Cục Điều tra liên bang (FBI) từ năm 2001 đến năm 2013, làm người lãnh đạo cuộc điều tra cáo buộc đội ngũ tranh cử của Tổng thống Trump có liên hệ với giới chức Nga, giúp ông đắc cử trong cuộc bầu cử năm 2016.
Trong cuộc phỏng vấn với New York Times, Tổng thống Trump một lần nữa khẳng định rằng ông không nghĩ mình đang bị điều tra.
"Tôi không nghĩ chúng tôi đang bị điều tra. Tôi không hề bị điều tra. Vì sao ư? Vì tôi không làm gì sai cả", ông Trump nói.
Thành Đạt
Theo Hill
Mỹ - Hàn theo dõi Triều Tiên, tìm dấu hiệu thử tên lửa Mỹ và Hàn Quốc đang theo dõi chặt chẽ các động thái của Triều Tiên, trước nguy cơ nước này tiếp tục phóng thử tên lửa đạn đạo. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un kiểm tra tên lửa Hwasong-14. Ảnh: Reuters. "Quan chức quân đội Hàn Quốc và Mỹ đang theo dõi sát mọi dấu hiệu có thể tiết lộ vụ thử...