Nga: Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở sẽ làm an ninh ở châu Âu xấu đi
TASS ngày 26-11 dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko cho biết, Hiệp ước Bầu trời mở là một trong những thỏa thuận an ninh xương sống ở châu Âu, và việc Mỹ rút khỏi nó sẽ làm phức tạp nghiêm trọng tình hình trong khu vực.
Máy bay ném bom chiến lược Nga tuần tra biển Barents, Na Uy và Bắc Hải
“Đây là một trong những thỏa thuận xương sống, quan trọng nhất trong lĩnh vực an ninh quân sự châu Âu. Một số thỏa thuận không được nói đến rộng rãi nhưng tầm quan trọng của chúng từ quan điểm về tình hình quân sự nói chung là không thể phủ nhận. Sẽ rất tệ cho an ninh của châu Âu nếu Mỹ quyết định rút khỏi hiệp ước này với lý do được họ tự nghĩ ra, và không có lý do nào thực tế cả”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko nói.
Nhà ngoại giao Nga đồng thời lưu ý rằng, các kết quả kiểm tra trên không đều có giá trị cho tất cả các quốc gia ký kết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 28-10-2019 đã ký những văn kiện liên quan đến việc Washington dự định rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở. Hiện chưa rõ Nhà Trắng đã đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này hay chưa khi các vòng tham vấn vẫn đang diễn ra. Tuy nhiên, sự kiện được nhận định có nguy cơ dẫn tới sự đổ vỡ của một trong những biện pháp xây dựng lòng tin quan trọng tại châu Âu sau Chiến tranh Lạnh vốn đã tồn tại gần 3 thập kỷ qua.
Video đang HOT
Hiệp ước Bầu trời mở được ký kết vào tháng 3-1992 tại Helsinki (Phần Lan) và có hiệu lực năm 2002. Hiện có 34 quốc gia thành viên tham gia văn kiện này, bao gồm Nga và phần lớn các quốc gia thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hiệp ước cho phép các nước thành viên thực hiện các chuyến bay do thám trên không phận của nhau nhưng phải thông báo trước 72 giờ để nước chủ nhà có thời gian phản hồi, từ đó giúp tăng cường tính minh bạch, hỗ trợ giám sát việc tuân thủ các thỏa thuận kiểm soát vũ khí, mở rộng khả năng ngăn chặn xung đột và quản lý các tình huống khủng hoảng.
Tuy nhiên, nhiều quan điểm từ Nhà Trắng cho rằng, hiệp ước tạo điều kiện thuận lợi cho Nga có cơ hội thu thập thông tin tình báo của Mỹ. Ngoài ra, một số chuyên gia và quan chức chính quyền Mỹ lập luận, văn kiện đã không còn hữu ích do sự vi phạm của Mátxcơva khi Nga áp dụng các hạn chế đối với những chuyến bay quan sát nhất định trên bầu trời Kaliningrad, một vùng lãnh thổ của Nga trên biển Baltic cũng như các chuyến bay gần biên giới tranh chấp giữa Nga và Gruzia.
Đáp lại, năm 2016, Mỹ đã không cho phép Nga bay quan sát trên khu vực của Hạm đội Thái Bình Dương ở Hawaii và các địa điểm đặt hệ thống phòng thủ tên lửa tại Fort Greely, bang Alaska. Mới đây nhất, Washington cáo buộc Mátxcơva ngăn cản Mỹ và Canada thực hiện bay giám sát ở khu vực đang diễn ra tập trận thuộc miền Trung nước Nga vào ngày 20-9 vừa qua.
Trong thời gian dài, Hiệp ước Bầu trời mở được coi là công cụ giám sát lẫn nhau của cả Nga và Mỹ. Văn bản này đặc biệt hữu ích cho Mỹ và châu Âu trong việc giám sát các hoạt động của quân đội Nga trong cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine. Bên cạnh đó, mục đích của hiệp ước cũng bao gồm cả ý nghĩa tốt đẹp khi các bên hợp tác chia sẻ dữ liệu thu thập được lẫn chi phí cho hoạt động này.
Theo anninhthudo.vn
Tương quan quân sự Nga-NATO : Ai nhiều xe tăng hơn?
Nga hiện đang sở hữu đội xe chiến đấu bọc thép lớn nhất thế giới.
Ấn phẩm We Are The Mighty của Mỹ, trích dẫn dữ liệu từ trang web Global Firepower, cho biết Nga hiện đang sở hữu đội xe chiến đấu bọc thép lớn nhất thế giới. Không những thế, số xe tăng được trang bị trong quân đội Nga cũng vượt trội hơn hẳn tổng số xe tăng hiện có trong biên chế của tất cả các quốc gia thành viên NATO.
Theo số liệu ấn phẩm công bố, trong biên chế của Nga hiện đang có khoảng 22 nghìn xe tăng. Trong khi đó, các quốc gia châu Âu là thành viên của NATO chỉ sở hữu khoảng 11 nghìn xe tăng. Nước sở hữu số lượng xe tăng nhiều nhất trong số các quốc gia này là Thổ Nhĩ Kỳ với 3,2 nghìn chiếc.
NATO tỏ ra yếu thế trước Nga nếu so về số lượng xe tăng. (Ảnh: mil.ru)
Cũng theo số liệu này, số lượng xe tăng của Mỹ cùng với Canada là khoảng 18 nghìn chiếc.
Hồi giữa tháng 9, ông Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, đề cập đến vấn đề NATO đánh mất ưu thế trước Nga. Ông lưu ý rằng, giới lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ thừa nhận điều này và trong tháng 5 đã phê duyệt một chiến lược mới dành cho NATO.
Theo ông Dunford, chiến lược mới này sẽ hoạch định các kế hoạch cho Liên minh Bắc Đại Tây Dương, đồng thời xác định thực trạng quân đội của các quốc gia thành viên NATO.
Nhận định về phát ngôn của ông Dunford, chuyên gia quân sự nổi tiếng người Nga Igor Korotchenko nói rằng một sự thừa nhận như vậy chẳng khác nào chứng tỏ số tiền mà bấy lâu nay các quốc gia thành viên NATO đầu tư vào lĩnh vực quân sự là uổng phí.
Trước đó, vào mùa Xuân năm nay, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko tuyên bố Nga sẽ tạm dừng tất cả các mối quan hệ hợp tác quân sự cũng như dân sự với NATO. Tuy nhiên, nhà ngoại giao Nga bày tỏ hy vọng rằng sẽ không xảy ra xung đột quân sự giữa Nga và Liên minh quân sự này.
(Nguồn: Global Firepower)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Châu Âu 'lệch pha', Ukraine chỉ còn trông cậy Mỹ My đinh luât hoa trưng phat Nord Stream-2 vi châu Âu 'không nghe lơi', Ukraine đăt niêm tin cuôi cung. Spunik ngay 26/11 dân lơi Thư trương Ngoai giao Ukraine Elena Zerkal bay to Kiev se ap đăt cac biên phap trưng phat cua My đôi vơi dư an Đương ông dân khi đôt Nord Stream-2 sau khi Washington luât hoa điêu nay...