Nga-Mỹ ngoài mặt đối đầu, hậu trường âm thầm tìm kiếm đồng thuận
Tờ New York Times đánh giá mặc dù công khai thể hiện bất đồng và đối đầu nhưng Mỹ và Nga trên thực thế đang “âm thầm” đối thoại.
Tổng thống Nga Vladimir V. Putin và người đồng cấp Biden trong cuộc gặp vào tháng 6 tại Thụy Sĩ. Ảnh: The New York Times
Kể từ khi Tổng thống Joe Biden bước chân vào Nhà Trắng cách đây 9 tháng, Mỹ đã áp đặt nhiều lệnh trừng phạt vào Nga, tiếp tục cấp vũ khí và đào tạo quân đội Ukraine. Đại sứ quán Mỹ tại Moskva còn ngừng cấp thị thực bắt nguồn từ bất đồng liên quan đến quy định về nhân sự.
Sau hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại Geneva (Thụy Sĩ) vào tháng 6, đã có hàng loạt sự kiện trao đổi khác diễn ra giữa hai nước. Trong đó có 3 chuyến thăm đến Moskva của các quan chức cấp cao chính quyền Tổng thống Biden từ tháng 7 và nhiều cuộc gặp khác giữa quan chức hai nước tại Phần Lan cùng Thụy Sĩ.
Trao đổi nghiêm túc về kiểm soát vũ khí cũng đã bắt đầu được tổ chức. Cố vấn cấp cao Nhà Trắng về công nghệ mới và mạng, bà Anne Neuberger đã tham gia vào hàng loạt cuộc họp trực tuyến không công khai rộng rãi với những người đồng cấp ở Điện Kremlin.
Video đang HOT
Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về vấn đề biến đổi khí hậu John Kerry đã dành 4 ngày tại Moskva trong tháng 7. Trong khi đó, đặc phái viên của Mỹ về Iran Robert Malley cũng tham gia các cuộc đối thoại tại Moskva vào tháng 9. Phó Thủ tướng Nga Aleksei Overchuk cũng đã gặp gỡ bà Sherman và Cố vấn An ninh Quốc gia Nga Jake Sullivan. Trước truyền thông, ông Overchuk miêu tả các cuộc gặp này là “rất tốt và thành thật”.
Quan chức từ cả hai quốc gia đều nhận xét rằng các cuộc đối thoại không gặt hái được đáng kể nhưng giúp ngăn chặn căng thẳng Mỹ-Nga rơi vào tình trạng không thể kiểm soát. Một quan chức cấp cao Nhà Trắng chia sẻ với tờ New York Times rằng Mỹ vẫn kỳ vọng có thể hợp tác với Nga về một số vấn đề trong đó có kiểm soát vũ khí.
Những đối thoại đáng kể nhất giữa các quan chức Mỹ và Nga liên quan đến nội dung hai nước gọi là “ổn định chiến lược”-cụm từ xoay quanh kiểm soát vũ khí truyền thống và lo ngại về công nghệ với như trí thông minh nhân tạo có thể vô tình dẫn đến chiến tranh. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman và nhiều quan chức Nhà Trắng miêu tả đây là “điểm sáng” trong mối quan hệ hai nước.
Quân đội Nga lên máy bay tham gia một cuộc tập trận vào tháng 4. Ảnh: Reuters
Đối với Nhà Trắng, các cuộc thảo luận với Nga cũng là cách để tránh bất ngờ địa chính trị có thể ập đến gây ảnh hưởng đến ưu tiên của Tổng thống Biden hiện nay là Trung Quốc và vấn đề nội địa.
Mặc dù Tổng thống Biden sẽ không gặp mặt trực tiếp người đồng cấp Putin tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Rome (Italy) và Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow (Scotland) vào ngày 1-2/11 nhưng người phát ngôn Điện Kremlin Dmitri S. Peskov vào tháng 10 tuyên bố rằng một cuộc gặp khác vào năm nay giữa hai nhà lãnh đạo là “khá hiện thực”.
Ngoại trưởng Nga Sergey V. Lavrov vào ngày 31/10 cho biết ông đã trao đổi ngắn với Tổng thống Biden tại Rome và nhà lãnh đạo Mỹ “nhấn mạnh về cam kết của ông với các liên lạc trong tương lai”.
Các nhà phân tích cũng đánh giá Tổng thống Putin gần đây cũng bắn tín hiệu riêng của ông. Trong một hội nghị vào tháng 10, phía Iran đặt câu hỏi với nhà lãnh đạo Nga Putin về việc Tổng thống Biden rút quân khỏi Afghanistan. Tổng thống Putin đã ca ngợi quyết định của người đồng cấp Mỹ và bác bỏ quan điểm cho rằng việc rút quân khỏi Afghanistan sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của Washington.
Nga, Mỹ ấn định thời điểm đàm phán về ổn định chiến lược hạt nhân
Báo Kommersant của Nga ngày 20/7 đưa tin Nga và Mỹ đã nhất trí tổ chức vòng đàm phán đầu tiên về ổn định chiến lược hạt nhân vào ngày 28/7 tại Geneva (Thụy Sĩ).
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại cuộc gặp ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 16/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Nga-Mỹ vào tháng 6 tại Geneva (Thụy Sĩ), Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Joe Biden đã nhất trí khởi động tiến trình đối thoại song phương toàn diện, thực chất và năng động về ổn định chiến lược. Thông qua cuộc đối thoại này, hai nước mong muốn tạo nền tảng cho việc kiểm soát vũ khí và cho các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong tương lai.
Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) là hiệp ước có tính ràng buộc pháp lý duy nhất còn lại về kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ - hai quốc gia vốn nắm giữ hơn 90% lượng vũ khí hạt nhân trên thế giới.
Theo hiệp ước, kho vũ khí hạt nhân của mỗi nước chỉ được giới hạn ở mức 700 quả tên lửa đạn đạo liên lục địa, 1.550 đầu đạn hạt nhân và 800 bệ phóng.
New START đã được thực thi từ năm 2011 và vào ngày 3/2 vừa qua, Mỹ và Nga đã nhất trí gia hạn 5 năm hiệp ước New START, đến ngày 5/2/2026.
Tổng thống Putin ngỏ lời cho Mỹ dùng căn cứ Nga để thu thập thông tin từ Afghanistan? Tổng thống Vladimir Putin hồi tháng 6 được cho là đã ngỏ lời với Tổng thống Joe Biden về việc sử dụng căn cứ Nga ở Trung Á để thu thập thông tin từ Afghanistan, trong bối cảnh quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan, theo báo Kommersant hôm nay 17.7. Tổng thống Joe Biden và Tổng thống Vladimir Putin tại cuộc gặp ở...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Google tích hợp quảng cáo trong chế độ Tìm kiếm AI

Dư luận Indonesia dậy sóng với những phát ngôn 'vạ miệng' của bộ trưởng y tế

Trung Quốc: Mưa lớn tại Hồ Nam khiến người dân phải sơ tán

Tranh cãi phí hành lý: Người tiêu dùng kêu gọi EU vào cuộc

Liên hợp quốc cảnh báo Syria vẫn đối mặt với nhiều thách thức

Phát hiện phù điêu nữ thần La Mã gần Bức tường Hadrian tại miền Bắc nước Anh

AP: Căn cứ không quân Nga tại Syria bị tập kích

Sự cố nghiêm trọng tại lễ hạ thủy tàu chiến, ông Kim Jong-un cảnh báo

Chính quyền Trump, các tiểu bang tranh cãi nảy lửa về thuế quan 'Ngày giải phóng'

Tòa án tối cao Anh chặn kế hoạch trao trả Quần đảo Chagos cho Mauritius

Lở đất tại Trung Quốc làm ít nhất 14 người mắc kẹt

Anh bị cáo buộc vi phạm quy định của WTO trong thỏa thuận thương mại với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

TikToker Võ Hà Linh bị 'tố' bán hàng phá giá, quản lý thị trường TP.HCM nói gì?
Tin nổi bật
07:40:36 23/05/2025
Mỹ nam 7 lần lọt top đẹp nhất thế giới: Nhan sắc thần thánh ai cũng si mê, cát xê 150 tỷ vẫn chê ít
Hậu trường phim
07:38:35 23/05/2025
'Bà trùm' ma túy và mối quan hệ đặc biệt với 2 cựu cán bộ công an
Pháp luật
07:34:31 23/05/2025
Phim Hàn chiếu 5 năm vẫn tăng 497% lượt xem, kịch bản 100 điểm xứng đáng là "sách giáo khoa chữa lành"
Phim châu á
07:29:59 23/05/2025
Lilo & Stitch 2025: Khi Disney mang phép màu trở lại
Phim âu mỹ
07:23:58 23/05/2025
Hôn mê tử vong vì rượu - 'biết rồi khổ lắm nói mãi'
Sức khỏe
06:30:12 23/05/2025
Hoa hậu Thuỳ Tiên bị bắt, hợp đồng đền bù ra sao?
Sao việt
06:26:48 23/05/2025
G-Dragon hồi bé "bá đạo" thế này, bảo sao lớn lên thành "ông hoàng Kpop"!
Sao châu á
06:23:40 23/05/2025
Toàn bộ phản hồi của Sùng Bầu về vụ tố "bom" 20 tấn miến dong, khiến bên sản xuất ôm nợ tiền tỷ
Netizen
06:19:45 23/05/2025
Nộm ngó sen tôm thịt giòn ngon, chua chua ngọt ngọt thanh mát cho ngày hè
Ẩm thực
05:57:09 23/05/2025