Nga, Mỹ khởi động tham vấn chiến lược tại Geneva
Đại diện thường trực của Mỹ về Giải trừ quân bị Robert Wood cho biết Mỹ và Nga đã bắt đầu các cuộc tham vấn chiến lược song phương tại Geneva (Thụy Sĩ) trong ngày 5/10.
Đồng thời bày tỏ hy vọng về các cuộc thảo luận mang tính xây dựng về việc thực hiện Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới ( New START).
Đại sứ giải trừ quân bị Mỹ Robert Wood phát biểu tại một hội nghị về giải trừ quân bị do LHQ bảo trợ tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một bài đăng trên Twitter, ông Wood nêu rõ: “Hôm nay, chúng tôi đã tiến hành phiên thảo luận tiếp theo của Ủy ban tham vấn song phương với Nga tại Geneva. (Chúng tôi) hy vọng có các cuộc thảo luận mang tính xây dựng nhằm đảm bảo New START được thực hiện một cách hiệu quả và minh bạch”.
Trước đó, ngày 30/9, Mỹ và Nga tuyên bố hai bên đã tiến hành cuộc thảo luận “chuyên sâu và thực chất” trong khuôn khổ Đối thoại Ổn định Chiến lược vòng 2 nhằm xoa dịu căng thẳng giữa hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới này. Tham gia cuộc họp tại Geneva có Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman và người đồng cấp Nga Sergei Ryabkov.
Trong tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp, Bộ Ngoại giao hai nước cho biết phái đoàn hai nước đã nhất trí thành lập hai nhóm làm việc, trong đó một nhóm sẽ xem xét các biện pháp kiểm soát vũ khí trong tương lai.
Theo Thứ trưởng Ryabkov, hai bên đã thảo luận về “toàn bộ các vấn đề” liên quan tới ổn định chiến lược và kiểm soát vũ khí”. Các hãng thông tấn Nga dẫn lời ông cho rằng “bất chấp những khác biệt hiện có – và còn rất nhiều – vẫn có một mong muốn và thiện ý thúc đẩy hơn nữa tiến trình này”.
Video đang HOT
New START là hiệp ước có tính ràng buộc pháp lý duy nhất còn lại về kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ – hai quốc gia vốn nắm giữ hơn 90% lượng vũ khí hạt nhân trên thế giới. Theo hiệp ước, kho vũ khí hạt nhân của mỗi nước chỉ được giới hạn ở mức 700 quả tên lửa đạn đạo liên lục địa, 1.550 đầu đạn hạt nhân và 800 bệ phóng. New START đã được thực thi từ năm 2011 và vào ngày 3/2 vừa qua, Mỹ và Nga đã nhất trí gia hạn 5 năm hiệp ước New START, đến ngày 5/2/2026.
Mỹ - Nga gia hạn Hiệp ước New START, Trung Quốc 'ngư ông đắc lợi'?
Hiệp ước New START giữa Nga và Mỹ đến năm 2026 không chỉ "trói chân" hai nước trong chạy đua vũ trang mà còn mở ra cơ hội để Trung Quốc phát triển kho vũ khí.
Các nguồn tin và chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết, Hiệp ước New START giữa Nga và Mỹ vừa được hai nước tuyên bố gia hạn vào tuần trước sẽ tạo thêm lợi thế cho Trung Quốc. Cả Mỹ và Nga hiện sở hữu 90% đầu đạn hạt nhân của thế giới. Quyết định gia hạn New START đến năm 2026 có nghĩa là khoảng cách giữa Trung Quốc và hai cường quốc hạt nhân này không bị nới rộng, trong khi Bắc Kinh có thêm 5 năm để nâng cao năng lực quân sự, bắt kịp cả Washington và Matxcơva.
Trong những năm 1980, Mỹ và Liên Xô, mỗi nước sở hữu hơn 10.000 đầu đạn, nhưng những kho dự trữ này đã bị cắt giảm từ 5.000 đến 6.500 theo Hiệp ước New START mà hai bên ký kết. Theo thỏa thuận mà Mỹ và Nga ký kết năm 2000, số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược mà Mỹ và Nga triển khai ở mức 1.550.
Trung Quốc không tiết lộ nước này có bao nhiêu đầu đạn, song theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm - Thụy Điển, Bắc Kinh hiện sở hữu 320 đầu đạn.
Trung Quốc sẽ có thêm thời gian để nâng cao năng lực hạt nhân sau khi Mỹ và Nga gia hạn Hiệp ước New START. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Trong khi đó, SCMP dẫn nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc cho biết, kho dự trữ đầu đạn hạt nhân của nước này đã tăng lên 1.000 trong những năm gần đây. Tuy nhiên, chỉ khoảng 100 trong số đó đang trong trạng thái hoạt động.
"Cả Mỹ và Nga đã cạnh tranh để nâng cấp vũ khí hạt nhân trong vài năm qua, đặc biệt là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), tên lửa phóng từ tàu ngầm và trên không, cũng như các loại vũ khí mới khác", SCMP dẫn nguồn tin cho hay.
"Kể từ thời của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, giới lãnh đạo Bắc Kinh tin nước này không cần quá nhiều vũ khí đắt tiền, bởi vì chi phí duy trì bảo dưỡng sẽ kéo giảm sự phát triển kinh tế của Trung Quốc" , nguồn tin của SCMP nói và cho biết "các đầu đạn hạt nhân của Bắc Kinh chỉ được phân phối cho lực lượng tên lửa khi có nguy cơ xảy ra chiến tranh".
Cũng theo nguồn tin SCMP, Trung Quốc có cơ chế kiểm soát vũ khí hạt nhân nghiêm ngặt. Theo đó, chỉ Chủ tịch Quân ủy Trung ương - hiện là Chủ tịch Tập Cận Bình, mới có quyền quyết định việc triển khai đầu đạn hạt nhân.
Nhà bình luận các vấn đề quân sự Song Zhongping cho biết, Bắc Kinh có thể sử dụng thời hạn 5 năm để thu hẹp khoảng cách hiện đại hóa hạt nhân với Mỹ và Nga. "Thực tế là 100 đầu đạn hạt nhân đang hoạt động của Trung Quốc không đủ để phá hủy tất cả các thành phố lớn của Mỹ", ông Song Zhongping nói
Năm 2018, Trung Quốc tiết lộ, tên lửa CJ-20 hành trình, mang cả đầu đạn thông thường và hạt nhân, có thể phóng tới 2.000 km. Điều này cho thấy, Bắc Kinh dần bắt kịp với Mỹ và Nga ở một mức độ nào đó.
"Tuy nhiên, điều này cho thấy quân đội Trung Quốc mới chỉ hoàn thành yêu cầu ban đầu về khả năng tấn công hạt nhân, nhưng Mỹ và Nga đã hoàn thành phần năng lực tấn công hạt nhân vào đầu những năm 1960 trong Chiến tranh Lạnh", Zhou Chenming, một nhà nghiên cứu viện khoa học và công nghệ quân sự có trụ sở tại Bắc Kinh, cho hay.
Chuyên gia Chenming Zhou cho biết, việc gia hạn New START giúp Trung Quốc có thêm thời gian để xem xét lại chính sách an ninh trong tương lai, trong đó có vũ khí sinh hóa cũng như hạt nhân.
"Nếu Trung Quốc tham gia New START trong tương lai, Bắc Kinh cần phải điều chỉnh hướng phát triển vũ khí chiến lược như không còn máy bay ném bom chiến lược tầm xa và ICBM - những thứ có thể bị cắt giảm", Chenming Zhou nói.
Mỹ nhiều lần cho rằng, Hiệp ước New START cũng nên bao gồm cả Bắc Kinh. Các nhà quan sát cho rằng, Bắc Kinh lo ngại Washington sẽ tiếp tục gây thêm áp lực đối với họ trong thời gian tới.
Theo The Hill, Rose Gottemoeller - người từng là quan chức kiểm soát vũ khí hàng đầu của Bộ Ngoại giao Mỹ trong chính quyền Obama, cho biết chính quyền của Joe Biden sẽ cố gắng đưa Trung Quốc vào bàn đàm phán về vấn đề này.
"Chúng tôi cũng cần lôi kéo Trung Quốc vào các cuộc đàm phán, tập trung vào việc hạn chế các tên lửa tầm trung (DF-21 và DF-26) - mối nguy đối với các hoạt động hải quân của Mỹ ở Thái Bình Dương" , chuyên gia Gottemoeller nói.
Còn David Santoro, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc về chính sách hạt nhân tại Diễn đàn Thái Bình Dương, một chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Honolulu, nói rằng nếu Washington và Matxcơva muốn đưa Bắc Kinh vào bàn đàm phán thì sẽ phải bao gồm các quốc gia hạt nhân như Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên.
"Có thể hình dung về các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí ba bên (Mỹ-Nga-Trung) diễn ra thực tế. Tuy nhiên, nhìn chung, việc kiểm soát vũ khí đa phương có nhiều khả năng thành công hơn nếu bao gồm tất cả hoặc hầu hết các quốc gia có vũ khí hạt nhân", chuyên gia Santoro nói.
Tuy nhiên, David Santoro cũng nhấn mạnh, 3 cường quốc phải đối mặt với các thách thức khác để đạt được một thỏa thuận vì cả Mỹ và Nga đều có kho vũ khí hạt nhân chiến lược lớn, song thiếu lực lượng tầm trung mà Trung Quốc đã phát triển đầy đủ.
Nga, Mỹ thảo luận công nhận chứng nhận vaccine lẫn nhau Ngày 3/10, Mỹ và Nga đã tiến hành thảo luận về chủ đề công nhận chứng nhận vaccine của nhau tại Geneva, Thụy Sĩ. Vaccine Sputnik V phòng COVID-19 của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu trước báo giới sau phiên họp, Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko cho biết tại cuộc gặp này phía Nga đã nêu quan điểm về việc cần...