Nga – Mỹ “khẩu chiến”
Trong khi tại Ukraine liên tục có những diễn biến nóng bỏng, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 2-3 đã có cuộc điện đàm kéo dài 90 phút “ khẩu chiến” về tình hình căng thẳng tại quốc gia Đông Âu này.
Trong cuộc điện đàm, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định sự an toàn của công dân Nga tại Ukraine đang thực sự bị đe dọa. Trong trường hợp bất ổn tiếp tục lan rộng tại Cộng hòa tự trị Crimea và khu vực miền Đông Ukraine, Nga hoàn toàn có quyền hành động để bảo vệ công dân và lợi ích của mình bằng các biện pháp cần thiết trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. “Có một mối de dọa thực sự đối với đời sống và tính mạng của công dân Nga ở Ukraine và Nga có quyền bảo vệ lợi ích của mình và bảo vệ cộng đồng nói tiếng Nga ở Ukraine” – Hãng Itar tass dẫn thông cáo của điện Kremlin cho biết. Lập trường này cũng đã được ông Putin nêu rõ trong các cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo phương Tây và Liên hợp quốc.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barrack Obama đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về hành động “vi phạm luật pháp quốc tế” của Nga khi đưa quân đến Crimea. Ông Obama cảnh báo rằng mọi hành động quân sự của Nga vào Ukraine sẽ phải trả giá đắt, bị cô lập về kinh tế, chính trị. Các biện pháp trừng phạt mà Mỹ có thể áp dụng gồm hủy chuyến thăm của ông Obama tới Nga dự Hội nghị Thượng đỉnh G-8 vào tháng 6 tới tại Sochi, ngừng các cuộc đàm phán thương mại song phương. Tổng thống cảnh báo rằng người dân Ukraine có quyền quyết định tương lai của họ.
Các nước phương Tây muốn gây sức ép với Nga liên quan khả năng Nga điều quân tới Ukraine, đồng thời đề nghị LHQ cử quan sát viên tới Ukraine. Pháp lên tiếng yêu cầu hoãn việc chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh G8 tại Sochi trong khi Canada tuyên bố triệu đại sứ của mình tại Nga về nước để tham vấn về tình hình Ukraine, đồng thời cảnh báo có thể sẽ không tham dự Hội nghị G8.
Cuộc điệm đàm giữa Tổng thống Obama và Tổng thống Putin diễn ra sau khi Quốc hội Nga chấp nhận đề xuất của Tổng thống Putin về việc điều động các lực lượng vũ trang của Nga trên lãnh thổ Ukraine. Các quan chức Ukraine cho rằng Nga đã gửi 6.000 binh sĩ đến khu tự trị Crimea. Tuy nhiên, chính quyền Matxcơva khẳng định rằng cho tới thời điểm này, Tổng thống Nga vẫn chưa ra quyết định điều quân tới Crimea. Điều này đã được chính Thủ tướng tạm quyền Ukraine, ông Arseny Yatseniuk khẳng định với giới báo chí tại Kiev. “Tôi đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev. Và phía Nga đã khẳng định rằng quyết định đưa quân tới lãnh thổ Ukraine mới chỉ được thông qua về mặt chủ trương, chứ chưa được ra quyết định trên thực tế” – ông Yatseniuk nói.
Video đang HOT
LHQ họp khẩn
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức họp khẩn cấp vào 23h (2h ngày 2-3 giờ Việt Nam) liên quan đến thông tin được cho là Nga đã gửi quân tới Ukraine. Sau khi tổ chức họp kín, 15 thành viên của hội đồng đã họp công khai mặc cho phản đối từ phía Nga.
Tại buổi họp, các thành viên hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đều quan ngại trước tình hình tại Ukraine, đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế cả hành động lẫn lời nói để không làm xấu thêm tình hình tại quốc gia này. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi “ngay lập tức phục hồi đối thoại trực tiếp và bình tĩnh”.
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Putin, ông Ban Ki-moon kêu gọi đối thoại trực tiếp giữa ông Putin với các quan chức cấp cao của Ukraine tại Kiev để sớm thoát khỏi tình trạng căng thẳng. Trong khi đó, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ông Anders Fogh Rasmussen viết trên trang mạng xã hội twitter: “Cần giảm căng thẳng khẩn cấp ở Crimea”.
Theo ANTD
Đại sứ Nhật: TQ sẽ là "Chúa tể hắc ám" ở Đông Á
Đại sứ Nhật cho rằng nếu không chịu đàm phán và tuân thủ luật pháp quốc tế, Trung Quốc sẽ trở thành Chúa tể hắc ám trong khu vực.
Ngày 6/1, một quan chức ngoại giao cấp cao của Nhật Bản đã cảnh báo rằng Trung Quốc có thể trở thành "Chúa tể hắc ám Voldemort" (nhân vật hung ác trong truyện Harry Porter của nhà văn người Anh J. K. Rowling - PV) ở Đông Á nếu họ từ chối đàm phán với các nước láng giềng hoặc không tuân thủ pháp luật quốc tế trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Ông Keiichi Haysashi, Đại sứ Nhật Bản tại Anh đã cáo buộc Trung Quốc liên tục tìm cách "thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc ép buộc" trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ và tuyên bố rằng vụ tàu chiến Trung Quốc suýt đâm vào tàu tuần dương Mỹ trên Biển Đông gần đây "có thể được coi là một hành động gây chiến."
Ông Keiichi Haysashi, Đại sứ Nhật Bản tại Anh
Trong một bài báo viết trên tờ Daily Telegraph của Anh, ông Hayashi đã đáp trả kịch liệt lời cáo buộc của ông Lưu Hiểu Minh, Đại sứ Trung Quốc tại London rằng Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang "gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho hòa bình thế giới" bằng cách "khơi lại" tinh thần quân phiệt của Nhật từ hồi Thế Chiến II.
Đại sứ Hayashi viết: "Thật mỉa mai khi một quốc gia không ngừng tăng ngân sách quốc phòng của mình trên 10%/năm trong suốt 20 năm qua lại tố cáo nước láng giềng đi theo chủ nghĩa quân phiệt" và "Trung Quốc đã không ngớt tuyên truyền để người dân trong nước mất lòng tin với Nhật Bản bằng những cáo buộc vô căn cứ".
Ông Hayashi cho rằng Nhật Bản đã bày tỏ "lòng hối hận sâu sắc và lời xin lỗi chân thành" đối với "những khổ đau tột cùng mà người dân nhiều nước phải chịu đựng" do các cuộc xâm lược trong Thế Chiến II của Nhật gây ra. Tuy nhiên trong thời kỳ hậu chiến, Nhật đã nỗ lực rất nhiều để ủng hộ hòa bình thế giới, đồng thời đã "vô cùng kiềm chế" khi đối mặt với các đe dọa đến từ Trung Quốc.
Binh sĩ trong quân đội Trung Quốc
Hồi tuần trước, Đại sứ Trung Quốc Lưu Hiểu Minh đã viết một bài cũng đăng trên tờ Daily Telegraph và so sánh Nhật Bản hiện nay với Chúa tể hắc ám Voldemort, và bài báo ngày hôm nay của ông Hayashi được coi là đòn trả đũa đối với ông Liu.
Ông Hayashi viết: "Trung Quốc hiện có hai con đường. Một là tìm cách đối thoại và tuân thủ pháp luật quốc tế. Còn con đường kia là đóng vai trò của Voldemort trong khu vực bằng cách giải phóng con quỷ của cuộc chạy đua vũ trang."
Theo Telegraph
Nhìn lại cuộc "khẩu chiến" Trung Quốc-Philippines trong năm 2013 Giai đoạn này nổi bật với các cáo buộc và đô lôi qua lại, công khai rộng rãi giữa các quan chức Trung Quốc và Philippines về tranh chấp Biển Đông. Robert Sutter là giáo sư Quan hệ Quốc tế tại Khoa Quan hệ Quốc tế Elliott, Đại học George Washington, Washington DC. Chin-Hao Huang là nghiên cứu sinh ngành Khoa học Chính...