Nga – Mỹ đang triển khai đầu đạn hạt nhân ở đâu?
Theo tạp chí National Interest, Mỹ và Nga đang có lần lượt 1.538 và 1.735 đầu đạn hạt nhân triển khai lên các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) và máy bay ném bom chiến lược.
Đối với Mỹ, theo thông tin từ bộ ngoại giao nước này, tính đến tháng 1-2016, quân đội Mỹ có tổng cộng 1.538 đầu đạn hạt nhân, trong đó 441 đầu đạn được gắn trên các tên lửa Minuteman III, chiếm 28,5%, các máy bay ném bom chiến lược như B-2 và B-52 mang theo 85 đầu đạn, chiếm 5,5%. Còn lại 1.012 đầu đạn, chiếm 66% đang được lắp trên 236 tên lửa phóng từ tàu ngầm (SLBM) Trident II.
Như vậy có thể thấy, lực lượng tàu ngầm SSBN chính là xướng sống của lực lượng hạt nhân chiến lược Mỹ.
Nga đang có nhiều đầu đạn hạt nhân hơn so với Mỹ
National Interest cho biết, có rất nhiều thông tin khác nhau về số lượng đầu đạn hạt nhân của Nga do nước này chưa hề đưa ra một thống kê chi tiết nào. Tuy nhiên, theo một tài liệu điều tra của Bộ Ngoại giao Mỹ, quân đội Nga đang sở hữu 1.735 đầu đạn hạt nhân, trong đó khoảng 900 đầu đạn được trang bị trên 299 tên lửa đạn đạo liên lục địa ở nhiều loại khác nhau như RS-24 Yars, Topol-M, chiếm 52%.
700 đầu đạn đang xuất hiện trên các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm như R-29 Stingray, R-29RMU2.1 Liner, 29RMU2 và R-30 Bulava, chiếm khoảng 40%. Số đầu đạn còn lại triển khai lên các máy ném bom chiến lược như Tu-160, Tu-95MS.
National Interest cho biết, số liệu của Nga có sai số khoảng 5%, tuy nhiên, điều này đủ để chứng minh lực lượng hạt nhân của Nga đang tập trung phần lớn trên bộ, sau đó mới là các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN).
Theo_An ninh thủ đô
Video đang HOT
Ngoài Triều Tiên, bao nhiêu nước có tên lửa đạn đạo phóng ngầm?
Với sự kiện Triều Tiên phóng thử thành công tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm, thế giới nay đã có 7 quốc gia làm được điều này.
Tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm
(submarine-launched ballistic missile - SLBM) là tên lửa đạn đạo có khả năng phóng từ các tàu ngầm (gồm cả tàu ngầm hạt nhân và phi hạt nhân). Thông thường, loại tên lửa này có khả năng triển khai khi mà tàu ngầm còn đang lặn dưới mặt nước. Hiện nay trên thế giới có 7 quốc gia được ghi nhận là sở hữu loại vũ khí đáng sợ này với 9 mẫu tên lửa.
Đứng đầu bảng các quốc gia sở hữu tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm, không ai khác chính là Liên bang Nga với 3 trong 9 thiết kế trang bị trên các tàu ngầm chiến lược chạy năng lượng nguyên tử.
Cụ thể, các tàu ngầm hạt nhân nước này hiện triển khai hai phiên bản cải tiến mới nhất của dòng tên lửa đạn đạo phóng ngầm R-29 gồm: R-29RMU Sineva (tầm bắn 8.300km, mang 4-8 đầu đạn hạt nhân, dùng động cơ nhiên liệu lỏng) và R-29RMU2 Layner (tầm bắn 11.000-12.000km, mang theo 12 đầu đạn hạt nhân). Các tên lửa này đều được triển khai cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược Project 667BDRM Delfin.
Loại thứ ba là tên lửa đạn đạo liên lục địa R-30 Bulava trang bị cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược kiểu mới Project 955 Borei. Tên lửa đạt tầm phóng 8.000-8.300km, mang 6-10 đầu đạn hạt nhân MIRV.
Với nước Mỹ, hiện quốc gia này chỉ triển khai duy nhất một loại tên lửa đạn đạo phóng ngầm là UGM-133A Trident D5 đạt tầm bắn xa tới 12.000km, mang 14 đầu đạn hạt nhân MIRV.
Đáng lưu ý, Trident D5 là tên lửa xuyên lục địa bắn từ tàu ngầm duy nhất được xuất khẩu. Mà cụ thể ở đây là nước Anh - đồng minh thân cận của Mỹ. Người Anh hiện trang bị Trident D5 trên các tàu ngầm hạt nhân chiến lược Vanguard.
Người Pháp thì không chấp nhận "chung đụng vũ khí với Mỹ" như người Anh, họ hiện triển khai đến hai loại tên lửa đạn đạo phóng ngầm là M45 và M51 trên 4 tàu ngầm lớp Triomphant.
Trong đó, loại M51 mới đưa vào phục vụ năm 2010, tầm bắn đạt 8.000-10.000km, mang 10 đầu đạn hạt nhân MIRV.
Còn M45 được đưa vào sử dụng năm 1996 đạt tầm phóng 6.000km, mang được 6 đầu đạn.
Tiếp theo là Trung Quốc với tên lửa đạn đạo bắn ngầm JL-2 (NATO định danh là CSS-NX-14) được triển khai trên tàu ngầm chiến lược Type 094. JL-2 đạt tầm phóng 7.400-8.000km, mang được 3-4 đầu đạn hạt nhân.
Ấn Độ và Triều Tiên là hai quốc gia "kém" về công nghệ tên lửa phóng ngầm nhất trong CLB 7 quốc gia. Hiện nay, Ấn Độ vẫn đang trong quá trình thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm ngắn phóng từ tàu ngầm K-15 Sagarika đạt tầm bắn 750km với đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm KN-11 của Triều Tiên được phát triển trên cơ sở loại R-27 của Nga, ước tính tầm bắn có thể đạt đến hơn 2.000km. Tuy nhiên, trong cuộc thử ngày 23/4/2016, Hàn Quốc cho rằng vụ phóng không mấy thành công khi tên lửa chỉ bay tới 30km rồi rơi xuống biển. Dẫu vậy, không thể chỗi cãi đây là bước tiến lịch sử của Triều Tiên trong hành trình phát triển tên lửa xuyên lục địa phóng ngầm.
Theo_Kiến Thức
Nga triển khai tên lửa đạn đạo "vô đối" Một sư đoàn tên lửa ở Irkutsk, Siberia sẽ đưa một trung đoàn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Yars mới vào hoạt động trước cuối năm nay. Đó là thông tin vừa được văn phòng báo chí của Bộ Quốc phòng Nga đưa ra hôm qua (6/4). Tư lệnh Lực lượng Tên lửa chiến lược (RVSN), ông Sergey Karakayev cho...