Nga- Mỹ đang căng thẳng tồi tệ nhất 40 năm qua
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin cho rằng những căng thẳng hiện nay giữa Nga với Mỹ có thể là tồi tệ nhất kể từ thời chiến tranh Trung Đông năm 1973.
Tuy nhiên, ông nêu rõ quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh năm 1973 khác với quan hệ Nga – Mỹ hiện nay.
Trả lời phỏng vấn báo giới ngày 14.10, ông Churkin nói: “Cá nhân tôi cho rằng tình hình chung khá xấu vào thời điểm này, có thể là tồi tệ nhất … kể từ năm 1973″.
Khi Ai Cập và Syria phát động cuộc tấn công bất ngờ chống Israel vào ngày linh thiêng nhất trong lịch Do Thái năm 1973, Trung Đông đã rơi vào tình trạng hỗn loạn. Theo các sử gia, nguy cơ từ việc Liên Xô (ủng hộ các nước Arập) và Mỹ (đồng minh thân cận của Israel) tham chiến vào thời điểm đó là cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.
Video đang HOT
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Churkin.
Tuy vậy, Đại sứ Churkin cũng nói rằng: “Mặc dù chúng tôi có xích mích nghiêm trọng như sự khác biệt như Syria nhưng chúng tôi tiếp tục làm việc về các vấn đề khác … và đôi khi khá tốt.”
Đại sứ Churkin chỉ ra rằng, việc Mỹ và NATO quyết định xây dựng hệ thống an ninh của họ ngay sát sườn nước Nga cũng như việc “lôi kéo” một số nước thuộc Liên xô cũ trở thành thành viên của NATO là nguyên nhân gây ra căng thẳng giữa Nga- Mỹ trong thời gian qua.
Một trong những “sự khiêu khích lớn nhất” trong chính quyền Tổng thống George W. Bush là hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2008, trong đó quyết định rằng Ukraine và Gruzia sẽ trở thành thành viên NATO, ông nói.
Quan trọng nhất, theo ông Churkin, là cuộc xung đột nổ ra ở miền đông Ukraine vào tháng 4.2014, vài tuần sau khi cựu Tổng thống Ukraine thân Nga bị bãi nhiệm. Đại sứ Churkin gọi nó là “một cuộc đảo chính có sự hỗ trợ của Mỹ”. Ngay sau đó, Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine, trong đó đã dẫn đến lệnh trừng phạt của phương Tây chống lại Moscow.
Quan hệ giữa Nga và Mỹ đã xấu đi hơn nữa trong những tháng vừa qua sau sự sụp đổ của một lệnh ngừng bắn tại Syria và cáo buộc Nga tăng cường ném bom vào Aleppo cũng như can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng tới.
Chukin cũng nhấn mạnh, Nga muốn bình thường hóa quan hệ với Mỹ.
Theo Danviet
Nga đang gửi tín hiệu gì cho Mỹ ở Baltic?
Những sự cố và hiện diện quân sự của Mỹ và Nga ở vùng biển Baltic trong những ngày qua đang làm leo thang căng thẳng giữa hai quốc gia.
Những lần "gặp gỡ" quân sự của Nga và Mỹ gia tăng đáng kể ở Baltic trong những năm gần đây.
Ngày 2.5, Tư lệnh Hải quân Mỹ phụ trách tác chiến, Đô đốc John M. Richardson tuyên bố việc các chiến đấu cơ Nga bay sát các chiến hạm và máy bay của Mỹ ở khu vực Baltic đang làm leo thang căng thẳng giữa hai quốc gia.
Ông Richardson nhấn mạnh: "Tôi không cho rằng người Nga đang tìm cách kích động một vụ việc mà đang cố gắng gửi đi một tín hiệu. Theo tôi, một điều khá rõ là họ đang muốn cho chúng tôi thấy rằng họ biết chúng tôi có mặt tại Baltic".
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết ngày 29.4, một máy bay Su-27 của Nga đã có màn bay nhào lộn gần một máy bay trinh sát RC-135 của Không quân Mỹ trên vùng biển Baltic. Trước đó, giữa tháng 4 vừa qua, một máy bay chiến đấu của Nga bay cách một tàu sân bay của Mỹ chỉ khoảng 15 m.
Cũng trong tháng 4, hai máy bay chiến đấu của Nga đã bay áp sát khu trục hạm USS Donald Cook trang bị tên lửa dẫn đường ở biển Baltic. Ông Richardson cho rằng các hành động kiểu này làm tăng nguy cơ "tính toán sai lầm về chiến thuật", nhưng nếu có một vụ việc xảy ra, Mỹ sẽ kiềm chế không để căng thẳng nảy sinh giữa hai nước. Ông Richardson nhấn mạnh: "Chúng tôi đang tìm cách bình thường hóa tình hình tại đó".
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trước đó tuyên bố, các phi công Nga đã có một khoảng cách hoàn toàn an toàn trước các tàu khu trục của Mỹ. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lên án hành động của Nga và cho biết các tàu hải quân có thể đã nổ súng.
Theo Danviet
Mỹ điều 3 oanh tạc cơ B-52 sang tập trận với Na Uy Ba máy bay ném bom B-52 và hơn 200 lính không quân Mỹ đã có mặt ở Tây Ban Nha để chuẩn bị sang Na Uy tập trận. Mỹ đưa 3 chiếc B-52 sang Tây Ban Nha để chuẩn bị tham gia đợt tập trận với Na Uy - Ảnh: Reuters Các máy bay này thuộc phi đoàn ném bom số 2, căn...