Nga – Mỹ cùng “bàn mưu tính kế” về vấn đề Syria
Ngoại trưởng Nga và Ngoại trưởng Mỹ vừa có cuộc điện đàm thảo luận về sự hợp tác trong việc chuẩn bị cho một cuộc họp cấp quốc tế nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Syria , Bộ Ngoại giao Nga cho hay.
Ông Sergei Lavrov và ông John Kerry đã thảo luận các vấn đề qua điện thoại và cuộc điện đàm được thực hiện theo sáng kiến của ông Kerry, Bộ Ngoại giao Nga hôm qua (26/10) cho biết những không cung cấp thêm bất cứ chi tiết nào.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
Đại diện của chính phủ Syria gần đây cho biết, hội nghị thượng đỉnh Geneva-2 , được thiết kế nhằm đưa chính phủ Syria và các phe nổi dậy tới một cuộc đàm phán hòa bình sẽ khai mạc vào ngày 23/11 tới. Tuy nhiên, chỉ có Liên Hợp Quốc có thẩm quyền ấn định ngày cho hội nghị và hiện các nhóm nổi dậy chính của Syria vẫn còn lưỡng lự chưa muốn tham gia.
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hơn 100.000 người đã thiệt mạng trong hơn 2,5 năm nội chiến xảy ra ở đất nước Trung Đông này. Con số người phải chạy sang các quốc gia lân cận để tị nạn đã lên tới 2 triệu người trong tháng 9 vừa qua.
Các chuyên gia quốc tế đã bắt đầu công tác phá hủy kho vũ khí hóa học của Syria từ đầu tháng 10 này theo một kế hoạch chung của Nga và Mỹ. Kế hoạch trên được thông qua hồi tháng 9 vừa qua bởi Tổ chức Ngăn cấm Bũ khí hóa học và được “đỡ lưng” bởi một nghịquyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Kế hoạch trên vô hình chung đã giúp Syria tránh khỏi sự can thiệp quân sự của nước ngoài. Mỹ đã từng xem xét môt loại các cuộc không kích “có giới hạn” nhằm vào các mục tiêu của chính phủ Syria như một đòn trừng phạt đối với những cáo buộc cho rằng chính phủ Damascus đã dùng vũ khí hóa học để tấn công dân thường.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Nga cho biết, cho tới nay vẫn chưa có bằng chứng xác thực về việc liệu chính phủ cầm quyền của Syria có phải là chủ mưu của loạt cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học đó hay không.
Đan Khanh – (theo RIA)
Theo_VnMedia
Philippines bấp bênh trên Biển Đông
Thay vì điềm tĩnh và giữ thái độ trung lập vốn có về vấn đề Biển Đông, Mỹ vừa có động thái ủng hộ ngầm đối quyết định của Philippines khi kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế.
Điều này cho thấy Washington không hề muốn Biển Đông trở thành của riêng Bắc Kinh. Nhưng sự ràng buộc trong quan hệ Mỹ-Trung cũng sự quyết đoán ngày càng gia tăng của PLA đang tác động không nhỏ tới "cái chống lưng" của Manila.
Ảnh minh họa: Rappler
Theo GMA Network, Ngoại trưởng Ấn Độ Salman Khurshid ngày 22/10 khi ở thăm Philippines đã tái khẳng định quan điểm của chính quyền New Delhi về việc ủng hộ UNCLOS trên Biển Đông. Ông cũng hy vọng vụ kiện "lưỡi bò" sớm được tiến hành nhằm giải quyết các tranh chấp, tránh nổ ra các xung đột trên khu vực.
Đây là quan điểm của học giả, đồng thời là thành viên cao cấp của Việt Cato - Ted Galen Carpenter - trên tờ National Interest. Trong bài viết của mình, ông nêu lại sự kiện tháng 1/2013, Philippines đệ đơn lên Tòa án Quốc tế về Luật biển (ITLOS) về những tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông, theo đó đề nghị Bắc Kinh tuân thủ Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Đây là một điều chưa từng có tiền lệ.
Về phía Mỹ, ở Hội nghị thượng đỉnh Đông Á diễn ra hôm 10/10 tại Brunei, Ngoại trưởng John Kerry đã có động thái khác với thái độ điềm tĩnh một cách thận trọng trước đó mà Washington vẫn thể hiện. Trước các lãnh đạo cấp cao, trong đó có Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, ông Kerry đã ngầm ủng hộ đơn kiện của Manila cũng như những tuyên bố lãnh thổ từ Philippines.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Ảnh: Reuters
"Tất cả các bên tranh chấp có trách nhiệm làm rõ và điều chỉnh những yêu cầu của mình phù hợp với luật pháp quốc tế. Tự do hàng hải và hàng không là vấn đề an ninh cơ bản tại Thái Bình Dương", ông Kerry khẳng định. Reuters đã bình luận rằng tuyên bố này nhắm thẳng tới các tuyên bố chủ quyền đơn phương của Bắc Kinh đối với trên 80% diện tích Biển Đông.
Theo ông Carpenter, đây không phải lần đầu tiên Mỹ thể hiện thái độ "thân thiện với bất cứ ai trừ Trung Quốc". Bởi trước đó, Tổng thống Obama đã khẳng định tầm quan trọng của liên minh quân sự lâu dài giữa Mỹ và Philippines và cam kết sẽ tăng cường các mối quan hệ tại Hội nghị thượng đỉnh về kinh tế Đông Á ở Bali (Indonesia) hồi tháng 11/2011. Cùng thời điểm, Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là bà Hillary Clinton khẳng định rằng: "Hoa Kỳ sẽ luôn đứng về phía Philippines và sẽ cùng chiến đấu với các bạn. Bất kỳ quốc gia nào tuyên bố chủ quyền cũng đều có quyền khẳng định điều đó, nhưng họ không có quyền theo đuổi chủ quyền thông qua đe dọa hoặc cưỡng ép", bà Clinton nói.
Song, những ủng hộ từ phía chính quyền Obama đối với Manila lại đang là sự khiêu khích lớn nhất đối với quan hệ Mỹ-Trung vốn đang có nhiều dấu hiệu nồng ấm.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters
Ngay sau lời phát biểu của ông Kerry, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lập tức gửi đi thông điệp: "Những bên không tranh chấp phải tôn trọng những nỗ lực của các bên liên quan để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, thông qua đàm phán trực tiếp, thay vì làm những việc có thể gây hại cho ổn định khu vực". Điều này một lần nữa thể hiện quan điểm của Bắc Kinh là không muốn có sự can thiệp từ bên ngoài mà chỉ muốn đàm phán song phương đối với một vấn đề đa phương như Biển Đông.
Trên National Interest, ông Carpenter nhận định: Trung Quốc có tính chất chủ nghĩa dân tộc. Do đó, Bắc Kinh sẽ coi các động thái của Mỹ, bao gồm cả việc tăng cường quan hệ với các đồng minh truyền thống như Nhật Bản hay Hàn Quốc, như một "tảng đá chắn đường" nước này trở thành cường quốc trong khu vực. Điều đó sẽ như một cú huých tới quan hệ cũng như những mối ràng buộc kinh tế, thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Và người Mỹ chắc hẳn sẽ không chịu hy sinh những hợp đồng kinh tế lớn để bảo vệ một đất nước nhỏ bé như Philippines.
Hơn thế nữa, một lý do khác mà ông Carpenter đưa ra khi cho rằng Philippines khó trông chờ vào sự ủng hộ tuyệt đối từ đồng minh lớn này là: kịch bản một cường quốc quân sự "đỡ lưng" cho quốc gia yếu hơn trong một cuộc tranh chấp với một đất nước có sức mạnh không hề kém cỏi so với mình là điều khó tưởng. Điển hình như hành động quân sự khiêu khích của chính phủ Gruzia chống lại chế độ ly khai Nga được bảo vệ ở Nam Ossetia dường như thúc đẩy từ niềm tin sai lầm rằng Hoa Kỳ và NATO sẽ bảo vệ đất nước trước mọi nguy cơ tấn công.
Nhưng để có thể toàn vẹn lãnh thổ, Philippines vẫn đang quyết tâm theo đuổi vụ kiện "lưỡi bò". Luật sư Mỹ Paul Reichler - trưởng nhóm biện hộ cho Manila tại ITLOS - cho rằng: các phiên tòa xét xử theo UNCLOS thường kéo dài từ 3 đến 5 năm trong những vụ mà cả hai bên đều tham gia tranh tụng kịch liệt. Nhưng với trường hợp này, trình tự xét xử có thể được đẩy nhanh hơn nếu Bắc Kinh vẫn giữ quan điểm không tích cực tham gia. Thậm chí, quá trình xét xử có thể kéo dài khoảng từ 6 đến 12 tháng và vụ kiện có thể kết thúc trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 năm sau. Hiện ông cùng nhóm của mình cũng đang thu thập một lượng lớn tài liệu hỗ trợ, bao gồm các bức không ảnh, sơ đồ hải quân, báo cáo thủy văn và nghiên cứu địa lý để chuẩn bị cho vụ kiện.
Ông Paul Reichler tin rằng Trung Quốc sẽ cân nhắc tới thực tế 95% vụ kiện mà ông tham gia đại diện, các nước liên quan đều tuân thủ dù không vừa lòng khi thua kiện. Song, mặt khác, ông Carpenter bình luận: Philippines vẫn còn một quốc gia nhỏ và nghèo nàn, có thệ thống chính trị khá mong manh. Chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông có thể sẽ vượt quá khả năng của họ nếu không có sự ủng hộ trực tiếp từ Hoa Kỳ bởi Washington thừa hiểu chiến lược Biển Đông còn nhiều mạo hiểm.
Theo Songmoi
Vì sao Hàn Quốc lo sợ tên lửa KN-02 của Triều Tiên? Vừa qua, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã tuyên bố không gia nhập Hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực do Mỹ đứng đầu. Về vấn đề này, chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long cho biết, lí do của sự việc này chủ yếu xuất phát từ các loại t ên lửa tầm ngắn như KN-02 của Triều Tiên....