Nga-Mỹ có thực sự muốn Ukraine yên ổn?
Cả Mỹ, Nga đang có những hành động đầy ác ý với Ukraine, bất chấp Liên hợp quốc thừa nhận “ngừng bắn” đã có tác dụng
Mỹ đang làm gì với Ukraine?
Cơ quan điều phối các hoạt động nhân đạo của Liên hợp quốc cho biết từ khi lệnh ngừng bắn mới có hiệu lực ở miền Đông Ukraine (ngày 9/12/2014), cơ quan này chưa nhận được thống báo nào về thương vong.
Như vậy, trong mấy ngày ngừng bắn, Ukraine không có dân thường chết oan, không có binh lính chết trận. Tính đến ngày 7/12/2014, Ukraine có ít nhất 4.634 người thiệt mạng, 10.342 người bị thương, 1 triệu người phải sơ tán do xung đột giữa lực lượng đòi ly khai với quân đội quốc gia Ukraine.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cũng đã thừa nhận về sự tích cực của phe ly khai trong thỏa thuận ngừng bắn lần này hôm 13/12. Còn phe ly khai cũng thừa nhận họ đã chấm dứt nhiều hành động quân sự ở Donetsk hôm 14/12.
Và trên các kênh ngoại giao của EU, Thủ tướng Đức Angela Merkel sau khi chỉ trích Nga có chính sách thù địch với những nước láng giềng muốn thân EU, hôm 13/12 đã lên tiếng về việc Berlin muốn EU và Moscow có quan hệ tốt đẹp. Quốc gia có tiếng nói lớn trong EU dường như đã mở lời xoa dịu với Nga sau một loạt hành động mang đầy tính khiêu khích.
Bản thân cơ quan điều phối các hoạt động nhân đạo của Liên hợp quốc đã phải thừa nhận rằng đây là một thành công đáng hoan nghênh, đưa cuộc khủng hoảng ở quốc gia này tới những tương lai đáng lạc quan.
Quân ly khai Ukraine canh gác trước đống đổ nát của sân bay Donetsk
Và chiếu theo những gì mà cả Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga tuyên bố trước đó, thì chỉ khi nào lệnh ngừng bắn ở Ukraine được tôn trọng, khi đó mới có thể giải quyết những vấn đề mâu thuẫn bằng giải pháp hòa bình và chính trị. Vậy với những công bố của Liên hợp quốc, phải chăng đã đến lúc người ta ngồi lại với nhau để bàn về những tương lai tươi sáng?
Nhưng thực tế thì không hề có một hội nghị nhiều bên nào được diễn ra như cách đây vài tháng. Đáp lại, Quốc hội Mỹ ra dự luật “Về hỗ trợ tự do ở Ukraine”, theo đó, Mỹ sẽ kêu gọi áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới vào kinh tế Nga và cung cấp khí tài, vũ khí quân sự sát thương cho Kiev với trị giá tới 350 triệu USD.
Hiện dự luật này đang cần sự phê duyệt của Nhà Trắng. Tổng thống Obama vẫn cần phải cân nhắc ít nhiều, nhưng thực tế, người đứng đầu nước Mỹ đang không muốn đơn phương trừng phạt mà phải lôi kéo cả EU vào câu chuyện này.
Bởi như tuyên bố của ông Obama hôm 13/12 thì Mỹ đang xem xét khả năng gia tăng trừng phạt, nhưng điều quan trọng để Moscow thay đổi lập trường về Ukraine, không phải ở chỗ có càng nhiều biện pháp trừng phạt càng tốt, mà ở chỗ Mỹ và EU phải đoàn kết chặt chẽ.
Video đang HOT
Có thể thấy, Mỹ muốn gia tăng trừng phạt đối với Nga, nhưng quan trọng, họ muốn EU vào cuộc trừng phạt Nga tích cực. Bởi thực chất, quan hệ kinh tế chặt chẽ giữa EU và Nga bị tổn hại mới là điều Moscow lo ngại, chứ không phải quan hệ đối tác với Mỹ.
Việc dự luật về Ukraine được Quốc hội Mỹ đưa ra như giọt nước làm tràn ly vào mối quan hệ Nga-Mỹ, nó đã xấu đến mức không thể xấu hơn được nữa. Điều Nga không muốn xảy ra nhất, đó là Mỹ viện trợ quân sự cho Ukraine cuối cùng cũng đã xảy ra.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko mặc áo lính, úy lạo binh sỹ trước khi lên đường lạm nhiệm vụ chống lại người ly khai
Điều Mỹ thực sự muốn ở Ukraine là khiến Nga phải thay đổi quan điểm của Ukraine, và nhận phần thua thiệt về mình. Nhưng chắc chắn, nước Nga của Putin sẽ kiên định. Cuộc đối đầu giữa các phe nhóm chính trị ở Ukraine sẽ là không thể tránh khỏi.
Cuộc đối đầu Đông – Tây tái xuất
Nga tuyên bố sẽ đáp trả đích đáng những đòn trừng phạt mới của Mỹ, nhưng để làm được điều này, Nga cần có đủ thế và lực. Vài tháng trừng phạt nhẹ nhàng của phương Tây vừa qua đã làm Nga mất ít nhất 50 tỷ USD (theo thông báo của Thủ tướng Medvedev), điều đó hứa hẹn nếu gia tăng trừng phạt, Nga sẽ khó sống.
Để chống chọi với những biện pháp gia tăng đang treo lơ lửng trên đầu, chưa nói đến việc đáp trả, Nga chắc chắn phải chuẩn bị cho mình những biện pháp đề phòng. Việc gia tăng hợp tác với Trung Quốc – nền kinh tế thứ hai thế giới diễn ra dồn dập có thể thấy Moscow đang ráo riết tăng cường sức đề kháng cho nền kinh tế.
Nhưng như con đê sắp vỡ trước lũ, một mình Trung Quốc không thể đủ Việc Tổng thống Putin có những chuyến thăm dồn dập với các quốc gia trong nhóm BRICS, đáng chú ý nhất là chuyến đi tới Ấn Độ vừa rồi có thể minh chứng rõ ràng cho việc Nga đang ráo riết đề phòng với các biện pháp trừng phạt gia tăng.
Còn về phần Ấn Độ, New Dehli vừa ký với Moscow một loạt các hợp đồng hợp tác về các lĩnh vực năng lượng hạt nhân, quốc phòng, dầu khí… Ngoài ra, trong đoàn tùy tùng của ông Putin còn có lãnh đạo bán đảo Crimea là Sergey Aksyonov, và Ấn Độ cũng nhiệt thành chào đón nhân vật này.
Lựa chọn Ấn Độ, Moscow đang chơi những chiêu bài cao tay. Ban đầu họ hợp tác với Trung Quốc về kinh tế, năng lượng, gia tăng sức mạnh quân sự cho Bắc Kinh bằng những hợp đồng của Su-35, để ngỏ khả năng của S-400. Và ngay sau đó, họ đến Ấn Độ với những lời đề nghị hấp dẫn tương tự.
Tất nhiên, trong sự đối đầu Trung – Ấn, New Dehli không muốn thua thiệt. Trong bối cảnh Nga mang những món quà ý nghĩa đến như vậy, chẳng dại gì Ấn Độ bỏ qua cơ hội hợp tác nhằm cân bằng vị thế với Bắc Kinh.
Nga đang chuẩn bị cho cuộc đối đầu không khoan nhượng với nước Mỹ
Và vô hình chung, tam giác liên kết Á – Âu, hay cực Đông của thế kỷ 21, đang được hình thành, với sự dẫn dắt của nước Nga.
Việc Ấn Độ tiếp trọng thể lãnh đạo bán đảo Crimea cũng cho thấy họ đang biểu lộ ngầm sự ủng hộ với Nga trong chiến lược này. Và có vẻ như Mỹ đang thua kém trong cuộc chạy đua chiếm cảm tình của cường quốc thứ ba châu Á này, bởi phản ứng duy nhất của họ, được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Jen Psaki tuyên bố là “không nên hợp tác với Nga như trước.”
Nga chắc chắn đang chuẩn bị kỹ lưỡng cho phần của mình trước cuộc chiến kinh tế, còn trên thực địa, Nga tiếp tục gửi chuyến hàng cứu trợ thứ 9 cho miền Đông Ukraine. Khác với chuyến hàng đầu tiên, khi châu Âu và Kiev ra sức cấm cản, thì tới thời điểm này, những chuyến xe của Nga có thể chở bất kỳ thứ gì đến khu vực của người ly khai mà không bị kiểm soát.
Cả Kiev và ly khai đều đang được trang bị kỹ càng. Có lẽ đến thời điểm này, cả hai bên đều hiểu rằng không cần thêm đàm phán. Khoảng lặng “Ngày yên bình” mà Liên hợp quốc đang mơ mộng, chỉ là đêm trước của cuộc nội chiến.
Người Mỹ nói văn hoa về việc dự luật của họ không phải mục đích biến Ukraine thành một cuộc “chiến tranh ủy nhiệm”. Nhưng dường như, quốc gia Đông Âu này đang trở thành bản sao của Triều Tiên, cuộc chiến tranh cục bộ, hệ quả của sự đối đầu Đông – Tây vào thế kỷ trước.
Theo Báo Đất Việt
Phương Tây đẩy dân Ukraine về phía Nga như thế nào?
Phương Tây lờ đi những hành động tiêu cực của Kiev khiến cho người dân miền đông Ukraine nghi ngờ và hướng về phía Nga.
Một báo cáo gần đây của Liên Hợp Quốc cho biết rằng gần nửa triệu người Ukraine đã di tản khỏi đất nước này từ tháng 4/2014.
Phần đáng lo ngại thì nằm ở những thông tin chi tiết - gần 454,000 người đã chạy khỏi Ukraine tính đến cuối tháng 10, trong đó hơn 387,000 người đã chạy sang Nga.
Hầu hết những người chạy trốn là những người nói tiếng Nga từ miền Đông, nhưng điều này vẫn dấy lên một câu hỏi nghiêm túc: Sao lại có rất nhiều người Ukraine lại chọn đứng về phía Nga?
Căn nhà đổ nát của người dân miền đông Ukraine.
Việc Nga có liên quan đến lực lượng ly khai miền đông Ukraine vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên Nga có những mối liên hệ với người dân miền đông Ukraine bằng ngôn ngữ và những biểu tượng họ có thể hiểu được.
Một điều quan trọng nữa là những người dân miền đông Ukraine - những người đang phải chịu đựng những cuộc giao tranh, lại không tin tưởng vào Kiev và phương Tây.
Trong tháng 11, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, đã quyết định đóng băng tiền lương hưu của chính phủ và cắt đứt nguồn tài trợ cho các trường học và bệnh viện ở khu vực do ly khai kiểm soát tại Donetsk và Luhansk. Tất cả những gì ông Poroshenko thực hiện đã đem lại cho ông Putin bằng chứng để nói với những người dân đang khổ sở với sự đói khát trong khu vực rằng: "Thấy chưa, phương Tây không quan tâm nếu các bạn có chết hay không".
Một quyết định sai lầm khác của Ukriane là việc tiếp tục duy trì mối quan hệ với tiểu đoàn Azov. Tiểu đoàn Azov có quân số khoảng 400 lính tình nguyện chiến đấu theo lý tưởng và phù hiệu của Đức Quốc xã.
Với lịch sử đẫm máu ở miền Đông Ukraine trong thế chiến II, việc cho phép tiểu đoàn Azov chiến đấu ở khu vực này giống như việc chọc giận người dân địa phương và cung cấp cho phe ly khai một cơ hội khác để chứng tỏ vị trí của mình như một người bảo vệ.
Tác động của Thế chiến II vào ý thức của người dân Ukraine ở miền Đông là không thể phủ nhận. Đến những năm 1980 - 40 năm sau khi Thế chiến II kết thúc, mỗi gia đình - người Nga, Ukraine, Roma, Do Thái ở miền đông Ukraine đều có những người thân mất tích hoặc thiệt mạng trong chiến tranh. Những hố bom và những ký ức về Đức Quốc xã vẫn ám ảnh người dân ở khu vực này.
Nhiều gia đình người dân Ukraine phải sống dưới lòng đất vì lo bom đạn.
Washington và truyền thông phương Tây đã lờ đi các tiêu cực của hành động của Kiev. Các bộ ngành của Kiev đã không nói gì đến việc đóng băng nguồn tiền lương hưu đã ảnh hưởng đến người dân địa phương ở miền Đông Ukraine. Các báo cáo về việc quân Azov dùng phù hiệu Đức Quốc Xã không được đề cập đến.
Vũ khí lớn nhất của ông Putin đó là việc phương Tây từ chối nói chuyện trực tiếp với những người dân ở miền Đông Ukraine.
Có vẻ như phương Tây đã quên những bài học lịch sử của riêng nó. Vào lúc kết thúc cuộc chiến tranh lạnh năm 1989, chủ nghĩa Cộng Sản đã sụp đổ, để lại tình trạng bất ốn ở nhiều nơi. Trong khoảnh khắc của sự hỗn loạn, những người dân Đông Âu đã hướng sự nghi ngờ về phương Tây.
Năm 2014, những người dân ở miền Đông Ukraine đã thấy họ trong những tình trạng kinh khủng với những nguy hiểm chết người. Họ sẽ đi theo bất kỳ ai cung cấp cho họ lương thực và sự an toàn và sẽ tôn trọng ngôn ngữ và văn hóa của họ. Họ đang tìm kiếm, và nhiều hơn nữa, họ có vẻ như đang đi theo phía Đông.
Nguyễn Trung
Theo_Kiến Thức
Đại sứ Mỹ: "Ukraine còn lâu mới vào được NATO" Theo tờ RIA Novosti, Đại sứ Mỹ tại Kiev ông Geoffrey Pyatt đã khẳng định Ukraine "còn lâu mới đủ điều kiện để gia nhập NATO". Nước này còn cần giành được sự đồng thuận từ người dân và một cuộc cải tổ xã hội toàn diện. Hôm 8-12, trong một phiên họp của NATO tại Mỹ, ông Pyatt cho biết: "Chính quyền...